Sự kiện thỉnh nguyện “ngày 25 tháng 4″ năm 1999 đã đẩy Pháp Luân Công ra thế giới. Trong một thời gian, cộng đồng quốc tế bắt đầu tự hỏi “Pháp Luân Công” rốt cuộc là gì? Truyền thông quốc tế bắt đầu đua nhau đưa tin, truyền thông Đài Loan cũng đua nhau phỏng vấn, Pháp Luân Công trở thành tâm điểm chú ý. Lúc này, các học viên Pháp Luân Công ở Đài Loan cũng bị động khi đối mặt với giới truyền thông và dư luận.
- Tiếp theo Phần 22
Sau ngày 20 tháng 7, ngày ĐCSTQ bắt đầu cuộc đàn áp, từ Trung Quốc đại lục truyền đến thông tin về làn sóng bắt giữ các học viên, cấm các điểm luyện công, Pháp Luân Công bị liệt vào danh sách tổ chức bất hợp pháp… Các phương tiện truyền thông Trung Quốc gần như không ngừng phát đi những lời phỉ báng và dối trá vu khống Pháp Luân Công, những nội dung này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân ở Trung Quốc đại lục, không ít phương tiện truyền thông hải ngoại chuyển tải tuyên truyền của ĐCSTQ, đã gián tiếp lừa dối người dân trên toàn thế giới. Do đó, nhiều học viên Đài Loan vì lợi ích của chính bản thân mình, càng mong muốn nói cho công chúng biết sự thật về Pháp Luân Công, minh bạch về cuộc bức hại Pháp Luân Công đang diễn ra ở Trung Quốc, rằng các báo cáo chung luận điệu của ĐCSTQ toàn bộ đều được dàn dựng cho cuộc bức hại.
Giảng chân tướng cho đại chúng
“Trước cuộc bức hại, tâm trạng của tôi rất bình tĩnh. Tôi chỉ bảo bản thân làm tốt việc của mình, người tu luyện rất đơn thuần, rất đơn thuần”. Vương Hành nói: “Học Pháp, luyện công, mua rau, nấu ăn, làm việc nhà; Muốn đi làm thì đi làm, sống rất quy củ cuộc sống của chính mình, cuộc sống tu luyện cá nhân của chính mình”.
“Khi Pháp Luân Công bị đàn áp và vu hãm, tâm thái liền chuyển biến thành chủ động tham gia vào một số hoạt động tập thể hồng Pháp và giảng chân tướng, đồng thời rất chủ động tiếp cận xã hội, bước tới đám đông”, Vương Hành nói.
“Dưới cuộc bức hại lớn, chúng tôi không có cách nào để giúp đỡ các học viên ở Trung Quốc đại lục. Chúng tôi chỉ có thể tu luyện kiên định hơn, hoằng Pháp tích cực hơn, tham gia tích cực hơn vào các hoạt động chống bức hại, càng tích cực đi làm, càng tham gia nhiều hơn”, bà Hà Lai Cầm hồi ức lại giai đoạn thời gian đó.
Sau sự kiện thỉnh nguyện ở Trung Nam Hải vào ngày 25 tháng 4, các học viên Pháp Luân Công Đài Loan bắt đầu cải biến trạng thái tu luyện cá nhân đơn thuần trước đây, thay vào đó tích cực giới thiệu Pháp Luân Công ra công chúng, cổ động nhau đến công viên, trường học, cơ quan công cộng và những nơi thích hợp để luyện công tập thể buổi sáng, và luyện công tập thể trong những ngày nghỉ. Sau “ngày 20 tháng 7”, những hoạt động như vậy trở nên thường xuyên hơn, và số lượng người đến tham gia không ngừng tăng lên. Tại thành phố Đài Bắc, có khá nhiều nhóm người luyện công tại Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch, Nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn, Công viên rừng tùng Đại An Sâm, v.v. Hoàng Xuân Mai nhớ lại: “Từ thứ Hai đến thứ Bảy, tôi luyện công ở công viên gần chỗ tôi, vào Chủ nhật tôi luyện công theo nhóm để hoằng Pháp”.
Ngoài các nhóm luyện công tập thể trong ngày nghỉ do trạm phụ đạo hoặc người liên lạc khởi xướng, các học viên cũng gặp nhau theo nhóm hai, ba người để hoằng Pháp riêng tùy theo điều kiện thuận tiện. Vương Hành đưa ra một ví dụ, một lần nọ, một học viên nào đó ở Đài Bắc muốn truyền Pháp ở Vân Lâm khi trở về quê hương, Hồng Cát Hoằng đã liên lạc với các học viên ở Đài Trung, họ hẹn nhau lái xe về phía nam để cùng nhau luyện công tại Đại học Khoa học Công nghệ ở Vân Lâm.
“Các đồng tu ngộ ra, các đồng tu nhận thức được, dẫn dắt mọi người cùng bước lên phía trước, cùng nhau đi hoằng Pháp, cùng nhau đi giảng chân tướng”. Vương Hành nói rằng các hoạt động được phát khởi tự phát, có thời gian thuận lợi mọi người đều tham gia. Thông qua giao lưu tâm đắc thể hội, cổ vũ lẫn nhau, khích lệ lẫn nhau, tích cực hướng đến đại chúng triển thị sự tốt đẹp của tu luyện.
Tổ chức các hoạt động, mời các quan chức và nhà lập pháp làm nền tảng cho các hoạt động, “Vì cuộc bức hại, chúng tôi cần phải làm sáng tỏ sự thật. Nếu không có cuộc đàn áp, chúng tôi chỉ cần tu luyện bản thân mình là tốt rồi”, Vương Hành nói.
Ở các khu vực khác nhau, các học viên khác nhau cũng có những nhận thức khác nhau, và họ cũng có những hành động khác nhau để người dân Đài Loan hiểu ra sự thật.
Bài giảng của Sư phụ Lý vang dội trong Thung lũng Hoa Đông
Năm 1999, Trương Chấn Vũ và Dương Khôn Mậu bước vào đài truyền hình địa phương Hoa Liên. Họ muốn phát băng video các bài giảng của Sư phụ Lý. Họ được phó tổng giám đốc của đài truyền hình, ông Tạ Trung Vũ, tiếp đãi. Ngay khi họ bước vào, Tạ Trung Vũ đã hỏi họ thuộc tổ chức nào? Có bao nhiêu ngân sách? Trương Chấn Vũ trả lời: “Chúng tôi không có tổ chức, không có cơ cấu, cũng không có ngân sách. Vậy ngài muốn bao nhiêu tiền, tôi sẽ tìm biện pháp lấy tiền ra”.
Trương Chấn Vũ hồi ức, khi đó Tạ Trung Vũ nhìn họ với điếu thuốc trên tay, sau khi nghe họ nói, ông ta phớt lờ họ và bước ra khỏi phòng họp để hút thuốc, mười phút sau mới quay lại: “Các bạn không biết bạn phải trả tiền để phát sóng một tiết mục trên TV?”
Trương Chấn Vũ nói: “Chúng tôi biết cần tiền, cần bao nhiêu tiền? Chúng tôi có thể chi trả”.
Anh lại hỏi: “Là do cá nhân trả ư?”
Trương Chấn Vũ nói: “Vâng”.
Tạ Trung Vũ nhìn hai người với ánh mắt kỳ quái. “Nếu phát sóng một tập phim tốn 10 vạn Đài tệ, thì phát sóng tất cả các bài giảng Pháp sẽ cần 30 tập, tổng cộng là 3 triệu Đài tệ”. “Các bạn làm sao chi trả đây?”
Trương Chấn Vũ và Dương Khôn Mậu nói về ý nghĩa của việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, kể cho đối phương nghe những câu chuyện về lợi ích của họ từ việc luyện công. Tạ Trung Vũ nghe xong, bước ra khỏi văn phòng.
Sau khi trở về, Tạ Trung Vũ bất ngờ nói với hai người: Đài truyền hình sẵn sàng phát sóng miễn phí.
Sau đó, Trương Chấn Vũ minh bạch, thông thường những người làm những việc tương tự đều là các quỹ hội hoặc đoàn thể tôn giáo. Tạ Trung Vũ cũng tiết lộ rằng ông có một người bạn trong giới tôn giáo, đã làm không ít điều xấu xa, sau đó kiếm được một chút tiền, liền xuất tiền để chiếu những thứ tôn giáo trên TV, từ đó chuộc tội. Nhưng ông đã khảo sát hai người, nhận ra hai người rất chân thành, và chân tâm muốn làm một việc có ích cho công chúng, do đó ông đã quyết định phát sóng miễn phí sau khi thảo luận với công ty.
Ngoài ra, Dương Khôn Mậu, vợ Trương Lệ Châu và Trương Chấn Vũ, ba người đã đến Đài Phát thanh Trung ương để thảo luận về việc phát băng ghi âm bài giảng của Sư phụ Lý, sau đó Đài Phát thanh Trung ương cũng đồng ý phát sóng với giá thấp. Và dưới hình thức phỏng vấn và hội thảo, các tiết mục liên quan đến Pháp Luân Công đã liên tiếp được thực hiện.
Năm 1999, trong khi Trung Quốc bắt đầu đàn áp và bức hại Pháp Luân Công, các bài giảng của Sư phụ Lý đã vang vọng ở Thung lũng Hoa Đông, giúp càng nhiều người có cơ duyên tiếp xúc và nhận thức.
Học viên thực hành chế tác video câu chuyện
Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, tin tức lan truyền rằng Vương Trị Văn, Lý Xương, Kỉ Liệt Vũ và nhiều học viên Bắc Kinh khác đã bị ĐCSTQ bắt giữ bất hợp pháp, sau đó những lời dối trá của ĐCSTQ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nhóm học viên có kỹ thuật chuyên nghiệp trong Đài truyền hình đã nghĩ đến việc quay phim những câu chuyện tu luyện của các học viên.
Họ chọn những câu chuyện khác nhau của người tu luyện để tiến hành quay phim: Thích Chứng Thông, một người xuất gia đang tìm kiếm chân đạo, giáo sư đại học Trương Thanh Khê và Ngải Xương Thụy, bậc thầy Trung y Hồ Nãi Văn, luật sư Chu Uyển Kỳ, sinh viên Đại học Quốc gia Đài Loan Ngô Chính Hàn, và nông dân trồng cây ăn quả thành công Ngô Vĩnh Thanh, để công chúng nhận thức rõ hơn về Pháp Luân Công, chấm dứt sự vu khống của ĐCSTQ.
Giám đốc truyền hình tiền nhiệm Trương Quỳnh Văn hồi ức, ý tưởng ban đầu rất đơn thuần, ông chỉ nghĩ đến việc biến video thành đĩa nghe nhìn, và đưa cho các học viên gửi cho người thân và bạn bè xung quanh. Tuy nhiên, Hoàng Tiểu Minh khi đó đang là phó phòng tài chính của Đài truyền hình Đài Loan (TTV) lại có ý kiến khác, ông đã tích cực liên hệ với nhiều đài truyền hình ở Đài Loan để phát sóng.
Loạt video này được phát sóng lần đầu tiên vào năm 2000. Mỗi tuần một tập được phát sóng, nhưng sau khi phát được bốn tập, ban Tin tức TTV có kế hoạch đến Bắc Kinh thành lập một trung tâm tin tức, đã nhận được cuộc gọi uy hiếp của Văn phòng các vấn đề Đài Loan của ĐCSTQ, đe dọa triệt tiêu trung tâm tin tức, yêu cầu đình chỉ phát sóng. Sau khi Hoàng Tiểu Minh nỗ lực tranh luận với bộ phận nghiệp vụ của TTV, ông đã yêu cầu TTV tiếp tục thực hiện hợp đồng, nhưng sau khi hoàn thành hợp đồng một mùa 9 tập, hợp đồng không được gia hạn.
Sau đó, Hoàng Tiểu Minh đã ký hợp đồng với FTV (Công ty truyền hình Dân gian Toàn dân) phát sóng thành công một mùa gồm mười ba tập câu chuyện tu luyện của các học viên Pháp Luân Công.
Trong thời gian này, Hoàng Tiểu Minh tiếp tục liên hệ với các đài truyền hình khác nhưng không có kết quả. Sau khi ông ký hợp đồng với một đài truyền hình nào đó, đối phương liền dừng phát sóng chỉ sau một tập. Ông cũng đã có một cuộc đàm phán rất vui vẻ với đài truyền hình vệ tinh Singapore, nhưng vừa bước ra khỏi hội trường, Hoàng Tiểu Minh đã nhận được cuộc gọi từ đầu dây bên kia: “Xin lỗi, chủ tịch của chúng tôi đã nói không được”.
Sau “ngày 20 tháng 7”, mặc dù cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ dần dần khuếch đại, nhưng nhiều học viên Đài Loan vẫn ít nhiều nghĩ rằng cuộc bức hại sẽ sớm biến mất, và luyện công bình thường sẽ sớm phục hồi trở lại. Trương Quỳnh Văn nói: “Vào thời điểm đó, tôi đã ảo tưởng rằng cuộc bức hại sẽ kết thúc sau khi mười ba tập phim được quay xong”.
Vào ngày 26 tháng 12 năm 1999, tòa án Bắc Kinh đã kết án các học viên Bắc Kinh Lý Xương, Vương Trị Văn, Kỉ Liệt Vũ và Diêu Khiết lần lượt là 18, 16, 12 và 7 năm tù vì tội “lợi dụng X giáo để cản trở việc thực thi pháp luật” và các tội danh khác. Khi biết tin, các học viên ở Đài Loan đã bị xung kích, những học viên kỳ cựu từng tiếp xúc với họ càng buồn hơn. Điều này cũng khiến mọi người dần dần nhận ra rằng cuộc bức hại này có thể sẽ không kết thúc sớm, và cần phải để mọi người hiểu được sự thật về Pháp Luân Công một cách thâm nhập và chi tiết hơn.
Mặc dù kênh phát sóng đã bị chặn, nhưng việc sản xuất video vẫn không dừng lại. Trương Quỳnh Văn nói: “Cuộc bức hại vẫn chưa dừng lại, vì vậy chúng tôi vẫn tiếp tục sản xuất video”.
Ngoài việc sản xuất thêm nhiều câu chuyện tu luyện, họ còn quay phim tình hình Pháp Luân Đại Pháp ở nhiều nơi khác nhau ở Đài Loan, thậm chí còn quay video các học viên Đài Loan ra nước ngoài hồng Pháp.
Ngoài các học viên truyền hình Đài Loan, ngày càng có nhiều học viên nghiệp dư tham gia quay phim, vì vậy các khóa đào tạo chuyên nghiệp như lập kế hoạch, chụp ảnh và biên tập bắt đầu tiến hành, và sự tiến bộ nhanh chóng của những “người ngoài nghề” này đã khiến Trương Quỳnh Văn, người đã từng là giám đốc tin tức từ cấp cơ sở của TTV, phải kinh ngạc: “Tất cả chúng tôi đều sửng sốt, ồ, các đệ tử Đại Pháp thật tuyệt vời, họ làm nên những điều kỳ diệu”.
Nhiều năm sau, Trương Quỳnh Văn kể lại rằng khi làm phim, cô không nghĩ đến việc nó có thể tạo ra bao nhiêu hiệu ứng, nhưng không ngờ, chỉ trong thời gian phát sóng của đài truyền hình Đài Loan TTV, Trương Quỳnh Văn đã thường xuyên nhận được cuộc gọi từ tổng đài ở nơi làm việc, có người nói với cô: “Tôi muốn tu luyện Pháp Luân Công”, hoặc hỏi cô “điểm luyện công ở đâu”. Cho đến ngày nay, cô thường gặp những học viên xa lạ, họ nói với cô: “Tôi đắc Pháp nhờ xem đĩa CD cô làm!”
(Còn tiếp)
- Trọn bộ Hạt giống vàng
Tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp tại đây
Ghi chú:
Cuốn sách “Hạt giống vàng – Câu chuyện về Pháp Luân Đại Pháp ở Đài Loan” ghi chép lại mạch lạc phát triển của Pháp Luân Công ở Đài Loan với những câu chuyện cảm động và những lịch trình trân quý như một trang sử sống động.
Năm 1994, từ cơ duyên kỳ diệu của một cặp vợ chồng Đài Bắc, tới chuyến đi của một bác sĩ Thượng Hải đến Đài Loan, và một lão ông từ Quý Châu đến thăm họ hàng ở Hoa Liên, họ đã mang theo hạt giống Đại Pháp đến Đài Loan, và tạo ra một cơ duyên tu luyện hiếm có.
Vào tháng 2 năm 2016, nhóm biên tập đã triển khai các cuộc phỏng vấn độc quyền ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam Đài Loan. Sau ba năm nghe các tệp ghi âm, so sánh đối chiếu và tương tác, cuối cùng đã có thể biên tập thành một cuốn sách, dù khó khăn hơn so với dự kiến ban đầu.
Hôm nay, chúng tôi xin đăng toàn văn cuốn sách “Hạt giống vàng”, hy vọng lưu lại cho độc giả một kiến chứng lịch sử hoàn chỉnh hơn về Pháp Luân Đại Pháp từ góc nhìn của người Đài Loan.
Theo “Hạt giống vàng” – trích đoạn 23
Phóng viên và biên tập: Tăng Tường Phú – Hoàng Cẩm
Hương Thảo biên dịch