Tham gia chuyến đi Bắc Kinh lần đầu tiên, điều bất ngờ lớn nhất đối với các học viên Đài Loan chính là họ được trực tiếp diện kiến Sư phụ Lý Hồng Chí…
- Tiếp theo Phần 13.1
- Xem trọn bộ Hạt giống vàng
Trực tiếp được nghe Sư phụ giảng Pháp
Kể từ năm 1995, Sư phụ Lý Hồng Chí kết thúc truyền Pháp ở Trung Quốc đại lục và bắt đầu ra nước ngoài giảng Pháp. Vì vậy, tất cả các học viên tham gia hội nghị giao lưu ở Bắc Kinh khi ấy đều nghĩ rằng Sư phụ Lý đang ở nước ngoài, nên không thể tham dự hội nghị.
Một ngày trước khi rời Bắc Kinh, tối hôm đó khi mọi người đang dùng bữa trong khách sạn, những học viên Đài Loan ngồi phía sau nghe thấy tiếng vỗ tay rần rần như sấm từ phía trước truyền đến, họ băn khoăn, người này nhìn người kia tìm câu trả lời. Chẳng bao lâu, họ đã nhìn thấy Sư phụ Lý với thân hình cao lớn bước vào. Trần Hinh Lâm, người lần đầu tiên nhìn thấy Sư phụ Lý, đã phấn khích đến mức không nói nên lời: “Tôi đã tưởng rằng Sư phụ Lý đang ở Hoa Kỳ, nhưng tôi không ngờ Sư phụ lại đến”.
Sư phụ Lý bước qua cạnh Hồng Cát Hoằng – khi này đang lau nước mắt, ân cần nói với ông ấy: “Tôi biết anh đã ở đây”. Đây là lần thứ hai Hồng Cát Hoằng được gặp Sư phụ Lý.
Ngô Bội Hà, một viên chức khác của đài Truyền hình Đài Loan – TTV tham gia hội nghị hồi ức lại: lúc đó, Sư phụ Lý bước vào với nụ cười, và chậm rãi nhìn từng học viên có mặt trong hội trường. Nhưng khi nhìn thấy Ngô Bội Hà, Sư phụ thu lại nụ cười và nhìn vào đầu gối trái của cô ấy trong một vài giây, rồi Sư phụ lại chuyển ánh mắt sang nơi khác, lại mỉm cười, và tiếp tục nhìn từng học viên có mặt.
Lúc đó, Ngô Bội Hà không biết điều đó có nghĩa là gì. “Tại sao Sư phụ Lý khi nhìn thấy tôi liền không cười nữa?” Nguyên lai Ngô Bội Hà đả tọa rất khó khăn, đừng nói đến song bàn, thậm chí khi ngồi đơn bàn, cô ấy vẫn phải vật lộn với đôi chân cứng đơ kêu răng rắc của mình. Nhưng lạ thay, sau ngày gặp Lý Sư phụ và trở về Đài Loan, khi lại ngồi đả tọa, chân của cô bỗng phát ra âm thanh “gala, gala” rồi đổ thụp xuống, từ đó đôi chân có thể bắt chéo song bàn. Lúc đó Ngô Bội Hà mới ý thức được rằng: Sư phụ Lý đã giúp cô tịnh hóa thân thể.
Ngô Hoàng Ảnh, người từng bị đau thần kinh tọa đến mức không đi nổi, và bệnh ác tính đã hoàn toàn tiêu mất sau khi luyện công, anh đã không thể ngăn được lệ tuôn như mưa khi nhìn thấy Sư phụ Lý; một cảm giác biết ơn khó nói thành lời dâng lên trong tâm anh: “Sư phụ, chính là ‘người thầy – người cha’, giống như thể nhìn thấy phụ thân thân thiết nhất của tôi, là người tôn kính nhất, và điều đó không thể diễn đạt bằng lời”.
Vào thời điểm đó, các học viên Đài Loan còn hiểu biết rất hạn chế về Pháp lý. “Bởi vì mới tu luyện không lâu, chỉ biết rằng, Sư phụ Lý lúc đó đã giảng rất thâm sâu”, Trần Hình Lâm nói: Mặc dù lúc đó nhận thức đối với những nội dung mà Sư phụ giảng không sâu, nhưng các học viên Đài Loan vẫn thu hoạch được nhiều điều.
“Tại Hội nghị Giao lưu Quốc tế Bắc Kinh, Sư phụ Lý nhất mực kêu gọi mọi người cần học Pháp nhiều hơn, cộng với việc chúng tôi trao đổi thực tế với các phụ đạo viên Bắc Kinh, mới biết việc học Pháp (đọc đi đọc lại cuốn sách chỉ đạo tu luyện Chuyển Pháp Luân) thực sự vô cùng trọng yếu”. Trần Hình Lâm nói.
Một chuyến đi ‘mở rộng tầm mắt’ đến Trường Xuân
Có một cảnh tượng khác cũng không thể nào quên đối với các học viên Đài Loan.
Lần thứ ba khi họ trở lại Hoa lục để giao lưu, các học viên Bắc Kinh đã đưa họ đến thăm Trường Xuân, quê hương của Sư phụ Lý Hồng Chí.
Lưu Hoàng Ảnh hồi ức lại, khi nhóm của họ bay đến Trường Xuân – linh địa phát tường Pháp Luân Công, họ đi xe buýt du lịch để đến khách sạn. Không lâu sau khi xe buýt lăn bánh, họ nhìn thấy một vòng tròn lớn gồm hàng trăm người đang luyện công bên trong, phía trước có người cầm biểu ngữ. Lúc đó đã bốn, năm giờ chiều. “Đây có phải là sự sắp xếp đặc biệt để chào đón chúng tôi không?” Học viên Đài Loan tò mò hỏi. Các học viên địa phương trả lời rằng đây là thời gian luyện công bình thường của họ, không phải là hữu ý sắp xếp đặc biệt gì. Không lâu sau, họ lại nhìn thấy một điểm luyện công hàng trăm người khác… một mạch cho đến khi họ đến khách sạn, dọc đường không chỉ có những mảng xanh, công viên, quảng trường, mà còn có hình ảnh các điểm luyện công của các học viên Pháp Luân Công trong không gian xanh đó.
Vào ngày thứ hai, các học viên Đài Loan cũng tham gia luyện công tập thể, họ xuất phát từ lúc 5 giờ sáng. Tuy nhiên, khi họ đến Quảng trường Nhân dân ở Trường Xuân vào lúc 6 giờ, quảng trường đã chật cứng người, các học viên Đài Loan khó có thể tìm được chỗ đứng. “Từ đầu người này nhìn không thấy đầu người kia, chúng tôi ước tính có hơn vạn người luyện công vào sáng sớm ở Trường Xuân”, Hồng Cát Hoằng cho biết.
Cảnh tượng luyện công tập thể ở Trường Xuân khiến các học viên Đài Loan phải thốt lên: “Thật là mở rộng tầm mắt!” Luyện công ngoài trời dưới tuyết rơi với nhiệt độ âm 10 độ cũng khiến các học viên Đài Loan, những người lớn lên ở vùng cận nhiệt đới bị sốc. Sau khi hoàn thành luyện công trong thời tiết băng hàn, lông mày, thậm chí cả lông mi và râu đều bị đóng băng.
Bên cạnh những khung cảnh luyện công hoành tráng, chứng kiến tình huống học viên Trường Xuân học Pháp tập thể càng khiến sinh viên Đài Loan không nói nên lời!
Tối hôm đó, họ đến một điểm học Pháp tập thể ở địa phương để học Pháp, đó là một gian phòng dài trống trải. Vì để đón tiếp các học viên Đài Loan, các học viên Trường Xuân đã đặt máy sưởi ra giữa nhà, nhưng do đông người, các học viên Đài Loan chỉ có thể từng người từng người ngồi đả tọa trên sàn, đầu gối chạm đầu gối, không xê dịch được. Vì người tham gia quá nhiều, các học viên gần tường không còn chỗ ngồi, chỉ có thể đứng lên, trong khi những người không vào được bên trong thì đứng trên ban công bên ngoài gian phòng để học Pháp. Mùa đông ở đông bắc Trung Quốc đại lục rất lạnh, học viên ngồi ngoài ban công thì rét run, trong khi học viên ngồi bên máy sưởi thì mồ hôi nhễ nhại. Bằng cách này, mọi người đều duy trì trạng thái bất động để học Pháp trong hai giờ đồng hồ.
Các học viên tham gia học Pháp tập thể đều mang một chiếc túi nhỏ, có tất cả bảy hoặc tám cuốn sách của Pháp Luân Công vào thời điểm đó, không ai hỏi họ sẽ đọc sách gì hôm nay. Khi bắt đầu, người chủ trì cầm micro và nói: “Hôm nay chúng ta hãy học Bài giảng thứ nhất của “Chuyển Pháp Luân”, ai đã học thuộc bài đó?” Ngay khi câu nói đó phát ra, bốn hoặc năm người giơ tay và nói: “Tôi đã học thuộc!” Khi những người này đọc xong, người chủ trì lại hỏi: “Ai tiếp theo?” Vừa nói dứt, lại có người giơ tay lên và nói: “Tôi đã học thuộc!” Sau khi đọc, người chủ trì lại hỏi: “Ai tiếp theo?” Những học viên khác tiếp tục giơ tay… Bằng cách này, hết người này đến người khác đọc thuộc “Chuyển Pháp Luân”.
“Chỉ cần chậm một phần mười giây, bạn sẽ không đến lượt, chỉ cần chần chừ một chút, đã có người tiếp theo đọc thuộc sách. Mỗi người đọc thuộc một đoạn, mà không sai một chữ!” – Hồng Cát Hoằng thập phần bội phục hồi ức lại.
Sau đó, trong một điểm học Pháp khác, một số người đã thấy các học viên Trường Xuân chép tay cuốn Chuyển Pháp Luân bằng bút lông một cách thật trang trọng và ngay ngắn. Trái tim trân trọng của họ khiến người ta thật cảm động.
Sau khi thân chinh kinh qua học Pháp, luyện công và giao lưu với các học viên từ Trung Quốc đại lục theo cách này, các học viên Đài Loan càng minh bạch rằng: Pháp Luân Công không chỉ là luyện công, mà còn là tu luyện. Ngoài việc học Pháp tu tâm, họ cũng nhận thức ra tính trọng yếu của việc học Pháp và luyện công tập thể. Sau khi trở về Đài Loan, họ bắt đầu bổ sung thêm các điểm luyện công và điểm học Pháp; cùng với đó, “Lớp chín ngày học Pháp luyện công” và giao lưu thể hội v.v… cũng đồng thời dần dần được triển khai tại Đài Loan.
(Còn nữa…)
Quý vị muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công, hãy bấm vào link: https://vi.falundafa.org (tiếng Việt); và: www.falundafa.org (tiếng Anh)
Cuốn sách “Hạt giống vàng – Câu chuyện về Pháp Luân Đại Pháp ở Đài Loan” như một trang sử sống động, ghi chép lại mạch lạc phát triển của Pháp Luân Công ở Đài Loan với những câu chuyện cảm động và những lịch trình trân quý.
Năm 1994, từ cơ duyên kỳ diệu của một cặp vợ chồng Đài Bắc, tới chuyến đi của một bác sĩ Thượng Hải đến Đài Loan, và một lão ông từ Quý Châu đến thăm họ hàng ở Hoa Liên, họ đã mang theo ‘hạt giống’ Đại Pháp đến Đài Loan, và tạo ra một cơ duyên tu luyện hiếm có cho người dân của quốc gia này.
Vào tháng 2 năm 2016, nhóm biên tập đã triển khai các cuộc phỏng vấn độc quyền ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam Đài Loan. Sau ba năm nghe các tệp ghi âm, so sánh đối chiếu và tương tác, cuối cùng đã có thể biên tập thành một cuốn sách, dù khó khăn hơn so với dự kiến ban đầu.
Hôm nay, chúng tôi xin đăng toàn văn cuốn sách “Hạt giống vàng”, hy vọng lưu lại cho độc giả một kiến chứng lịch sử hoàn chỉnh hơn về Pháp Luân Đại Pháp từ góc nhìn của người Đài Loan.
Theo Epoch Times
Phóng viên và biên tập: Tăng Tường Phú – Hoàng Cẩm
Hương Thảo biên dịch