Khi trở về nhà, Thích Chứng Thông đã dùng hai tay nâng cuốn “Chuyển Pháp Luân” lên cao qua đầu, cung kính như cách bà thường nâng Kinh Phật. Khi lật trang bìa và lần đầu tiên nhìn thấy bức ảnh chân dung của Sư phụ Lý, bà đã không kìm được nước mắt: “Lúc đó tôi mới biết cái gì gọi là ‘nhãn lệ tuôn như trân châu’. Và tôi không biết tại sao, có vẻ như trong tâm tôi biết lai lịch của Sư phụ, nhưng nói không ra…”

Trải qua bao thăng trầm biến cố, tính đến Đầu năm 1998, ni cô Thích Chứng Thông đã xuất gia tu hành trong Phật giáo được gần mười năm.

Nguyện ước tu hành…

Trong mười năm ấy, vì tham cầu chân lý Phật Pháp, Thích Chứng Thông đã đến thăm Ấn Độ, Tây Tạng, Nepal, Trung Quốc và những nơi khác; bà đã từng là người phụ trách kiêm trụ trì tịnh xá, nhưng sau đó vị ni cô này đã chọn mang bình bát xin ăn đi vân du nơi người thường, tuy vậy vẫn nhất vô sở hoạch, không tìm thấy gì. Thích Chứng Thông từ nhỏ thể chất đã suy nhược, lúc đó càng bách bệnh sinh sôi, đến nỗi “Bệnh nào mà bệnh viện có thể kể tên, gần như tôi đều mắc hết: bệnh tim, bệnh dạ dày, bệnh thận, kinh lạc đau nhức, thoát vị đĩa đệm thắt lưng, thoát vị cột sống, v.v.. quá nhiều…”

Bệnh tật triền miên không chỉ gây chướng ngại nghiêm trọng đến việc tu hành, mà chi phí y tế ngày càng tăng đã tạo thêm gánh nặng cho những cư sĩ khác trong việc cung ứng các nhu cầu thuốc men chữa trị thường nhật của bà, khiến Thích Chứng Thông cảm thấy hổ thẹn và bất an, “Thực là thân tâm bệnh tật, vạn niệm u uất”.

Một ngày nọ, Thích Chứng Thông đột nhiên toàn thân cứng đờ, không cử động được, cơ và xương đau nhức. Vì vậy, bà đã tìm đến Dư Trí Vinh, một người đang trị liệu bằng liệu pháp dân gian. Cũng vào ngày đó, bà đã được trao tận tay cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” từ Dư Trí Vinh.

Khi trở về nhà, Thích Chứng Thông đã dùng hai tay nâng cuốn “Chuyển Pháp Luân” lên cao qua đầu, cung kính như cách bà thường nâng Kinh Phật. Khi lật trang bìa và lần đầu tiên nhìn thấy bức ảnh chân dung của Sư phụ Lý, bà đã không kìm được nước mắt: “Lúc đó tôi mới biết cái gì gọi là ‘nhãn lệ tuôn như trân châu’. Và tôi không biết tại sao, có vẻ như trong tâm tôi biết lai lịch của Sư phụ, nhưng nói không ra…”

Thích Chứng Thông, người sinh ra ở Lý Cảng, huyện Bình Đông, từ nhỏ đã nhìn thấy nhiều cảnh tượng kỳ lạ. Bà nhìn thấy vạn sự vạn vật đều đang sống; mỗi khi đi qua cầu, bà luôn nói với cây cầu một câu: “Làm ơn, hãy cho tôi qua nhé!” Khi nhìn thấy hoa cỏ và cây, bà cất tiếng chào. Vào năm sáu hoặc bảy tuổi, bà đã manh nha suy nghĩ muốn xuất gia mà không thể giải thích được, và thường đến và lưu lại các tự viện phụ cận. Có một nhà sư trong tự viện hỏi: “Con muốn xuất gia không?” Bà thành tâm gật đầu.

Trong nháy mắt, hai mươi năm vội vã trôi qua; bà điều hành một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, có một sự nghiệp thành công, một người chồng chu đáo, một người con hiếu thuận, nhưng Thích Chứng Thông vẫn không quên ý định xuất gia từ bé của mình. Mỗi khi rảnh rỗi, bà luôn ngồi xếp bằng và cung kính lấy Kinh sách Phật giáo trong ngăn kéo ra đọc.

Một ngày nọ, khi đang đi bộ từ văn phòng đến công xưởng của nhà máy, bà đột nhiên nghe thấy một tiếng “bùm”, rồi nhìn thấy một đóa sen bảy màu khổng lồ đang nở ra từng cánh từng cánh trên thiên không. Mọi thứ trước mắt khiến bà chấn động: Thế giới Phật quốc chân thực tồn tại, những gì kinh Phật nói đều không sai. Kết quả là, nguyện vọng xuất gia của bà càng ngày càng mạnh mẽ…

“Lúc đó, tâm tôi không còn đặt nơi xã hội, không còn đặt nơi sự nghiệp, không còn đặt nơi gia đình hay người thân…” Mỗi ngày đến công ty, nước mắt của Thích Chứng thông không ngừng tuôn chảy, và niệm đầu xuất gia đi tu cứ hiện lên.

Sau đó, gia đình không thể chịu đựng khi chứng kiến sự đau khổ xuất ra từ trong nội tâm của bà, và cuối cùng đã đồng ý cho bà xuất gia. Sau hơn bốn mươi năm chờ đợi, bà đã được xuất gia trở thành một nữ tu, với pháp danh “Thích Chứng Thông”.

Sau khi xuất gia, bà từng là người phụ trách và trụ trì tịnh xá. Cùng những tín chúng hữu duyên lên núi, từ lúc chưa có gì, trước sau bà đã xúc tiến thiết lập ba đạo tràng tu luyện. Nhưng theo thời gian, người đi tìm đạo Thích Chứng Thông ngày càng hoang mang: “Làm thế nào để tu luyện lên cao tầng, tôi hoàn toàn không minh bạch. Ngay cả tôi cũng không biết làm thế nào để viên mãn, tôi làm sao có thể giúp họ đây?”

Vân du tìm Đại Đạo

Không nỡ dối mình dối người, càng không muốn cầu đạo vô quả mà chết trong tự viện, bà đã chọn ra đi tìm Đại Đạo, và bắt đầu phương thức tu hành vân du khất thực.

Dưới cái nắng gay gắt, bà bước đi chân trần, mang theo ô che, hành lý và túi ngủ, Thích Chứng Thông đi qua hết huyện thị này đến huyện thị khác. Bàn chân bà, da bị mài mòn, nát nhừ khi bước trên con đường nhựa nóng bỏng hay bước trên con đường đầy sỏi đá. “Thực là đau thấu tâm can!” Sau khi ngủ ở nghĩa trang, dưới gốc cây, bà phải chịu đủ mọi lời chế giễu, xúc phạm, lăng mạ, nhơ nhớp và không thể lý giải, trong tâm bà chỉ có một nguyện vọng: “Chính là hy vọng tìm thấy con đường có thể ‘về nhà’ [hồi quy về Thiên quốc], tìm thấy một vị Sư phụ chân chính có thể đưa tôi ‘về nhà!’ “.

Ước nguyện đã thành

Hai tay nâng niu cuốn “Chuyển Pháp Luân”, lúc này, Thích Chứng Thông trong tâm kích động vô cùng, “Tôi cảm giác minh xác rằng vị Sư phụ mà tôi đang tìm kiếm đang ở ngay trước mắt tôi”. Bằng ngôn ngữ đơn giản, Sư phụ đã giảng ra bản chất của rất nhiều khái niệm vốn cao siêu và mơ hồ, như Thần Phật và tu luyện.

Điều khiến Thích Chứng Thông kinh ngạc hơn nữa là, Pháp Luân Công là tính mệnh song tu, trải qua tu luyện đã khiến thân thể ốm yếu bách bệnh của bà dần dần hồi phục, trở nên khỏe mạnh. Thích Chứng Thông kể lại, khi bà luyện công lần đầu tiên, bà cảm thấy huyệt Dũng Tuyền ở bàn chân của mình tách ra. Bà thực sự thể hội đến “Trăm mạch đồng thời vận chuyển”, và “Rất nhanh, cả người tôi đều giống như thoát thai hoán cốt, tất cả các loại bệnh đều tiêu biến”.

Thích Chứng Thông phát hiện, công pháp tính mệnh song tu của Pháp Luân Công đã khiến thân thể bệnh tật của bà trở nên khỏe mạnh, như được thoát thai hoán cốt (Ảnh: Tân Kỷ Nguyên).

Xuất tâm hồng Pháp…

Lúc này, trong tâm Thích Chứng Thông đã có một niệm: “Đại Pháp này trân quý như vậy, tôi hy vọng ngày càng có nhiều người hữu duyên, cũng có cơ duyên này giống như tôi”.

Đầu tiên, bà tìm đến các nhà sư và cư sĩ mà bà quen biết trước đây, giới thiệu họ luyện Pháp Luân Công, và bắt đầu thành lập các điểm luyện công.

Vốn sinh sống ở Cao Hùng, lần đầu tiên bà thành lập điểm luyện công ở trường trung học Phụng Tân và trường tiểu học Trần Bắc. Sau đó, Thích Chứng Thông có niệm đầu mạnh mẽ là muốn đến Bình Đông lập điểm luyện công.

Kể từ đó, mưa gió cũng không thể cản, bà đi lại giữa Cao Hùng và Bình Đông mỗi ngày trên chiếc xe máy “cừu nhỏ” cũ kỹ. Bà phải xuất phát từ lúc 3 giờ sáng, và việc xe máy bị hỏng giữa chừng là chuyện thường. Trời đêm, mưa to, đi xe trúng ổ gà, ổ voi, té ngã là chuyện thường ngày.

Trước tiên bà đến trường tiểu học Hòa Bình ở thành phố Bình Đông và lập điểm luyện công đầu tiên; chẳng bao lâu sau, số người luyện công từ từ tăng lên 5. Khi thấy mọi người đã thành thục, bà khích lệ họ tìm địa điểm khác để lập điểm luyện công mới, cứ như vậy, một điểm mở rộng thành năm điểm, và sau đó bà rời đi.

Thích Chứng Thông sau đó lại đi tìm một điểm luyện công mới, khi nhiều người tìm đến luyện công, bà lại khuếch tán, và sau đó lại rời đi để tìm một địa điểm mới. Theo cách này, ngày càng có nhiều địa điểm tu luyện Pháp Luân Công ở thành phố Bình Đông, như: “Trường tiểu học Nhân Ái, Trường tiểu học Trung Hiếu, Trường tiểu học Cao Thụ, Trường tiểu học Điền Tử, Trường tiểu học Trung Chính, Trường tiểu học Phục Hưng, Nhà thi đấu thể dục Bình Đông, Trường Đại học Sư phạm Giáo dục Bình Đông, trường tiểu học Triều Châu… và đến cả Hằng Xuân”.

Thích Chứng Thông tiếp tục theo cách này trong ba năm, lần lượt đi qua các làng mạc và thị trấn, và dần dần Pháp Luân Công được hồng truyền ở khắp Bình Đông.

Trong ba năm, bà cũng trải qua một số vụ tai nạn xe.

Trong một lần đi qua cầu, bà bị một người đàn ông say rượu đâm từ phía sau. Dưới lực va chạm lớn, Thích Chứng Thông và chiếc xe đã đập vào cột bê tông bên cạnh cầu, tay điều khiển của chiếc xe đã đập mạnh vào Thích Chứng Thông khiến tay phải và xương sườn của bà bị gãy, toàn bộ cánh tay bị bầm tím, sưng phù to.

Người say rượu choàng tỉnh sau vụ va chạm, anh ta liên tục nói xin lỗi. Thích Chứng Thông chịu đựng cơn đau, từ từ đứng dậy và nói với người kia: “Không sao đâu!” Sau đó bà lặng lẽ đi bộ trong 30 phút đến điểm luyện công gần nhất và luyện công như bình thường. Sau hơn một tháng, chiếc xương sườn bị gãy của bà đã lành lại.

Hỏi bà tại sao bà lại bận tâm đến Bình Đông để lập điểm luyện công, có phải vì đó là quê hương của bà không? Bà ấy thản nhiên nói, tôi tự nhiên cảm thấy nên làm: “Tôi chỉ là đi hoàn thành, tôi cần hoàn thành việc đó!”

(Còn tiếp…) 

Quý vị muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công, hãy bấm vào link: https://vi.falundafa.org (tiếng Việt); và www.falundafa.org (tiếng Anh)

Cuốn sách “Hạt giống vàng – Câu chuyện về Pháp Luân Đại Pháp ở Đài Loan” như một trang sử sống động, ghi chép lại mạch lạc phát triển của Pháp Luân Công ở Đài Loan với những câu chuyện cảm động và những lịch trình trân quý.
Năm 1994, từ cơ duyên kỳ diệu của một cặp vợ chồng Đài Bắc, tới chuyến đi của một bác sĩ Thượng Hải đến Đài Loan, và một lão ông từ Quý Châu đến thăm họ hàng ở Hoa Liên, họ đã mang theo ‘hạt giống’ Đại Pháp đến Đài Loan, và tạo ra một cơ duyên tu luyện hiếm có cho người dân của quốc gia này.
Vào tháng 2 năm 2016, nhóm biên tập đã triển khai các cuộc phỏng vấn độc quyền ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam Đài Loan. Sau ba năm nghe các tệp ghi âm, so sánh đối chiếu và tương tác, cuối cùng đã có thể biên tập thành một cuốn sách, dù khó khăn hơn so với dự kiến ​​ban đầu.
Hôm nay, chúng tôi xin đăng toàn văn cuốn sách “Hạt giống vàng”, hy vọng lưu lại cho độc giả một kiến chứng lịch sử hoàn chỉnh hơn về Pháp Luân Đại Pháp từ góc nhìn của người Đài Loan.

Theo “Hạt giống vàng” – trích đoạn 8
Phóng viên và biên tập: Tăng Tường Phú – Hoàng Cẩm
Hương Thảo biên dịch