‘Tôi, một đại tá quân đội với bao chiến công oai hùng năm xưa, với tấm huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, nhưng giờ đây trước mối lo lắng thường nhật, trong vai một người chồng, người cha và trước cơn đau đớn do bệnh tật của chính bản thân mình, tôi đành bất lực. Đã nhiều đêm, một người lính can trường như tôi đã phải ứa nước mắt, vì thương mình, vì xót vợ, vì loay hoay trước một mớ bòng bong chưa biết đi đâu để kêu cầu, làm gì để thoát khỏi bệnh tật bây giờ….’

Cuộc đời của con người là một bản nhạc với các cung bậc thăng trầm, khi buồn khi vui, khi được khi mất, bởi ai trong đời mà chẳng từng được tận hưởng những giây phút vẻ vang, hạnh phúc hay phải trải qua những tháng ngày chật vật, gian khó. Vì thế, nếu chỉ nhìn thoáng qua vẻ bề ngoài mà không lắng nghe hay ở trong đúng hoàn cảnh như thế thì thật khó mà hình dung hết được, thấm hết được những phút thăng trầm của mỗi một đời người. Chuyện của vợ chồng một vị đại tá quân đội đã nghỉ hưu – Ông Trần Xuân Thống, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 28 F 10 Quân đoàn 3, hiện ở Quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh – đã được Thần Phật hiển linh cứu độ dưới đây sẽ là một minh chứng sống động cho lời nhận xét này.

image02
Vợ chồng ông Đại tá Trần Xuân Thống được tận hưởng cuộc sống an vui sau khi được Thần Phật cứu độ

Tôi gặp ông Thống nhiều lần và cũng đã tận mắt nhìn thấy các loại huân chương: huân chương chiến công giải phóng, huân chương bảo vệ tổ quốc… treo ngay ngắn trên tường nhà ông. Tuy nhiên, chỉ qua các chứng cứ lịch sử trên mảng tường đó hay mấy bức ảnh chụp ông với những tấm huy chương đeo đỏ ngực thôi thì chẳng ai có thể hình dung hết được những năm tháng gian khó hay vẻ vang của cuộc đời ông, chuyện tình cảm như tiểu thuyết của hai vợ chồng ông cũng như những tháng ngày ông bà sống trong cảnh bị bệnh tật hành hạ, rồi đến lúc họ được giải cứu khỏi những dằn vặt của tâm hồn hay những cơn đau đớn triền miên nhờ mối duyên cơ với nhà Phật.

Nhìn vẻ bề ngoài của người đàn ông nhỏ gầy này, thật khó có thể tin nổi ông là một đại tá có những tháng ngày oanh liệt của chiến trường năm xưa và nay đã gần 80 xuân. Đôi mắt sáng và nụ cười thật tươi, ông kể chuyện đời lính, đời tư… nghe giản dị và sôi nổi như mọi chuyện vừa mới xảy ra hôm qua. Ông nhờ tôi ghi lại câu chuyện này với mong ước rằng việc vợ chồng ông được cứu sẽ được nhiều người biết đến, để sự từ bi của Thần Phật mà ông đã được hưởng hiện nay có thể lan truyền rộng khắp, để ngày càng có nhiều người có hoàn cảnh tương tự như ông được cứu độ.

Thời oanh liệt của một người lính đi qua những cuộc chiến

Tôi sinh ra ở làng quê nghèo của Hà Tĩnh, một vùng đất mà chỉ cần nhắc đến tên thôi người ta đã biết được đó là một miền quê nghèo đất cằn sỏi đá nhưng đã nuôi dưỡng những người con anh hùng, hiếu học, văn thơ lai láng và đặc biệt là trong gian khó nhưng con người sống với nhau nặng ân tình. Học hết cấp 2, tôi buộc phải nghỉ học vì muốn học lên cấp 3 thì phải vô tỉnh học; nhà đã nghèo, xa nhà như thế, cơm áo gạo tiền ở đâu mà học mãi. Cha tôi mất năm tôi lên 5 và mẹ tôi mất khi tôi lên 13. Cuộc sống của tôi là do anh chị quyết định. Tôi lấy vợ khi lên 17 tuổi, lúc đó thú thực tôi chưa biết yêu đương là gì. Nhưng anh chị đã thay cha mẹ quyết định việc đó, tôi đâu dám cãi lời.

Đến khi con nhỏ ra đời thì tôi nhập ngũ. Đó là ngày 21 tháng 3 năm 1959, tôi vào đơn vị E101 F 325 Quân khu 4 và tôi là chiến sĩ thi đua Quân khu 4. Sau đó, tôi được điều vào đơn vị tình nguyện Quân khu 4 sang chiến đấu ở chiến trường Xiêng Khoảng cánh đồng Chum Lào, được Quân khu 4 tặng bằng khen, cho về nước đi học tại trường đào tạo sĩ quan pháo binh

Trong 3 năm đó, tôi vừa học hết bổ túc văn hóa hệ 10/10 vừa học xong sĩ quan (khóa 4) và tốt nghiệp loại giỏi, phong quân hàm thiếu úy. Tôi được phân công trở lại Quân khu 4 nhận công tác. Thời điểm ấy, chiến tranh phá hoại Miền Bắc ngày một ác liệt, chiến trường Miền Nam có những chiến dịch vừa và lớn. Toàn bộ lớp pháo binh Khóa 4 chúng tôi về Quân khu 4 không được nghỉ phép, chúng tôi nhận nhiệm vụ vào chiến trường Miền Nam.

Tôi không được về thăm nhà, gặp vợ con dù chỉ một lát. Chúng tôi ở nhà khách quân khu ở Vinh đợi nhận nhiệm vụ, tôi đã đánh điện khẩn cho vợ xuống thành phố. Vợ chồng gặp nhau một hôm rồi tôi đi. Đó là cuộc hành quân không hẹn ngày về. Kết quả lần gặp nhau đó, một đứa trẻ nữa ra đời và vợ tôi cũng như bao nhiêu người đàn bà thời chiến, vò võ nuôi con chờ chồng cũng như trong Chinh Phụ Ngâm của bà Đoàn Thị Điểm có câu: “Chàng Siêu tóc đã điểm sương mới về”.  Tôi đi biền biệt đến 10 năm, tức là sau khi đất nước thống nhất, tôi mới có thể về lại quê nhà thăm vợ con.

image06
Ông Đại tá Trần Xuân Thống (người mặc quân phục đứng ngoài cùng bên phải) và Ông Đại tướng Đỗ Bá Tỵ (đứng thứ 4 từ trái sang) tại buổi Gặp mặt bạn chiến đấu Trung đoàn 28 – F10, Quân đoàn 3 Tây Nguyên ngày 15/10/2011

Hành trình đời lính gian khổ và kéo dài suốt thời trai trẻ của tôi. Tôi không thể quên những ngày làm đại đội trưởng chiến đấu ở mặt trận Khe Sanh Đường 9 và càng không thể quên khi làm Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 28 hành quân vào Nam chiến đấu ở mặt trận Tây Nguyên.

Đó là những ngày gian khổ, đặc biệt là giai đoạn làm cán bộ tham mưu E28 Sư đoàn 10, khi chúng tôi chiến đấu giải phóng toàn bộ Tây Nguyên, tiếp theo là thành phố Nha Trang và quân cảng Cam Ranh. Chiến dịch Hồ Chí Minh, E 28 trong đội hình F 10 Quân đoàn 3 đánh chiếm Bộ tổng tham mưu Việt Nam Cộng hòa. Chiến tranh kết  thúc nhưng tôi vẫn tiếp tục sống đời lính chiến. Năm 1976, 1977, tôi là E Phó rồi E trưởng 28 F 10 Quân đoàn 3, trực tiếp chỉ huy E 28  chiến đấu ở chiến trường Cam-pu-chia và E 28 đã hoàn thành nghĩa vụ quốc tế của mình một cách xuất sắc.

Rời cây súng, tôi về cầm bút, cầm phấn. Đó là năm 1978, tôi nhận nhiệm vụ về công tác ở Trường Lục quân 2. Lúc đầu, tôi là tiểu đoàn trưởng phụ trách học viên, rồi được bổ nhiệm trưởng khoa giáo viên quân sự. Với nhiệm vụ này, tôi được Bộ Quốc phòng tặng bằng khen. Cuối cùng, tôi dừng chân ở Trường Chuyên gia quân sự 481, trường có nhiệm vụ giúp quân đội Cách mạng Cam-pu-chia (số 3 đường 3/2 quận 10) với chức vụ Phó trưởng phòng huấn luyện.

image07
Ông Đại tá Trần Xuân Thống khi đang công tác tại Trường Lục quân 2

Năm 1989 trường giải thể, tôi được về hưu khi mới gần 50 tuổi. Đó là những năm khó khăn của cả đất nước.Tôi lại làm một chân bảo vệ Báo Sài Gòn giải phóng để có thêm tiền trang trải cuộc sống. Lúc này, sau bao năm vợ Bắc chồng Nam, tôi mới có dịp sống bên vợ con.

Nghĩa vợ chồng như bát nước đầy

Cả một đời trai trẻ trong chiến trường, tôi đã phải sống xa vợ con. Khi về hưu, được sống bên vợ, tôi mới nghĩ đến chuyện bù đắp nghĩa cho vợ. Lúc này, tôi chẳng còn thanh xuân nữa và ngày lấy nhau chúng tôi chỉ theo xếp đặt của gia đình. Nhưng phải vất vả lắm chúng tôi mới được đoàn tụ bên nhau, bởi chuyện hộ khẩu, nhà cửa quá khó khăn. Cuối cùng, tôi quyết định: nếu không thể đưa vợ về Sài Gòn thì chúng tôi cùng nhau lên Kon Tum vì E 28 F1O đang đóng quân ở đó, tôi nhất định được E28 F10 Quân đoàn 3 giúp đỡ.

image01
Ông Đại tá Trần Xuân Thống (bên trái) và Ông Trung tướng Nguyễn Quốc Thước (bên phải) tại  buổi Gặp mặt bạn chiến đấu Trung đoàn 28 – F10 nhân dịp kỉ niệm 45 năm ngày thành lập Trung đoàn

Cuộc đời tôi, lúc trai trẻ chỉ lo chuyện xã hội, giờ mới sống cuộc sống gia đình, rõ ràng là hạnh phúc thật nhưng sao lắm mối gian truân. Tuy vậy, mỗi năm, ngày cuối năm tôi cùng vợ đi xem đường hoa Nguyễn Huệ Quận 1. Ngày đầu xuân, đôi vợ chồng lại dung dăng, dung dẻ đi hội chợ hoa Tao Đàn. Ngày đầu năm là ngày quan trọng nhất, tôi luôn dành cho vợ. Ngày 8/3, 20/10… tôi có hoa tươi, quả ngọt tặng vợ. Thú vị nhất là đưa vợ đi Đầm Sen, chúng tôi cùng ngồi trên chiếc đu quay cao nhất để ngắm thành phố…  Đó là cách tôi bù đắp tuổi xuân mòn mỏi đợi chờ cho vợ. Tuy nhiên, nói là bù đắp nhưng cũng chỉ vậy thôi, bởi cuộc sống của chúng tôi lúc đó chẳng khá giả gì.

Nhưng rồi, tôi cũng không thể cùng vợ du xuân vãn cảnh hay ngồi đu quay nữa. Năm năm trước, vợ tôi bị tai biến. Bà ấy không làm được gì, chân tay đầu óc lơ ngơ, và có hai năm bà phải nằm hẳn. Mọi việc trong nhà và chăm vợ, một tay tôi … Rồi sau này, bà ấy cũng có thể ngồi dậy được nhưng chẳng làm được gì. Các con đã ở riêng, ông bà lo lắng cho nhau thôi. Thế là, từ chợ búa, nấu ăn, giặt giũ cho đến chuyện ma chay hiếu hỉ, quét dọn, trồng cây… một tay tôi cả. Bà ấy còn phải vô viện một tuần một lần để thuốc thang và khám chữa. Tiền bạc cũng tốn kém, vất vả vô cùng. Nhưng quy luật của tạo hóa, sinh lão bệnh tử, có ai cưỡng lại được mệnh mình đâu.

Phần tôi, trước đây tôi đã từng học nhân điện, đi đến khu vườn kì lạ ở Long An, mong tìm kiếm liệu pháp cải thiện sức khỏe vì sức khỏe của tôi cứ ngày một yếu dần. Đến năm 2014 tôi không chạy xe máy được nữa, đi đâu phải có người chở.

Và rồi, ba năm chiến đấu ở mặt trận Khe Sanh (đường 9 Quảng Trị) , Làng Vây, 7 năm chiến đấu ở mặt trận Tây Nguyên, nơi trung tâm chất độc hóa học Mỹ nên trong người tôi mang nhiều thứ bệnh. Cộng thêm tôi bị huyết áp cao, bị thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm. Bác sĩ khuyên tôi mổ nhưng nói trước là hiệu quả chỉ là 50/50.

Tôi quyết định không mổ, vì nếu tình cảnh tệ hơn thì tôi không lo cho mình và cho vợ được. Hơn nữa, vợ tôi là nông dân, bà không có chế độ bảo hiểm như tôi nên thuốc thang, chạy chữa cho bà ấy rất tốn kém. Tôi phải tiết kiệm từng đồng tiền hưu để lo chi phí sinh hoạt bình thường cho 2 ông bà và thuốc thang cho vợ. Mặc dầu, tôi đã phải bán mảnh đất phía sau nhà để dành, gửi tiết kiệm, ông bà tiêu phần lãi, phần gốc thì lo hậu sự về sau cho vợ… nhưng do vợ tôi ốm đau lâu dài nên các chi phí hiện nay thật sự rất tốn kém.

Số tiền tiết kiệm cứ mòn dần rồi kiệt quệ, và tôi bắt đầu lo lắng. Đời lính gian khổ thiếu thốn đã quen nhưng tuổi già không như lúc trẻ. Rồi không phải chỉ lo cho mình mà còn trách nhiệm với bao nhiêu người trong gia đình nữa. Tôi, một đại tá quân đội với bao chiến công oai hùng năm xưa, với tấm huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, nhưng giờ đây trước mối lo lắng thường nhật, trong vai một người chồng, người cha và trước cơn đau đớn do bệnh tật của chính bản thân mình, tôi đành bất lực. Đã nhiều đêm, một người lính can trường như tôi đã phải ứa nước mắt, vì thương mình, vì xót vợ, vì loay hoay trước một mớ bòng bong chưa biết đi đâu để kêu cầu, làm gì để thoát khỏi bệnh tật bây giờ….

May mắn bất ngờ được Thần Phật hiển linh cứu độ

Tháng 9 năm 2014, đang trong lúc buồn bã, suy tính luẩn quẩn với trăm mối lo ngại thì chị gái tôi ở Vinh Nghệ An gọi điện hỏi thăm. Biết những băn khoăn của tôi, chị đã giới thiệu với tôi về một môn khí công tu luyện của Phật gia. Chị nói ở thành phố Vinh  bây giờ nhiều người tu luyện theo môn khí công này và đã có những lợi ích bất ngờ. Thay đổi rõ nhất đối với những người tập luyện môn khí công này là vấn đề sức khỏe. Chị bảo, sau khi tập luyện, nhiều người đã khỏi bệnh, kể cả những bệnh cực kỳ nan giải mà không tốn một xu tiền thuốc. Chị gửi cho tôi quyển sách có tựa đề “Chuyển Pháp Luân” và dặn tôi nên đọc hàng ngày.

Trong lúc đang bối rối, tôi đã đọc cuốn sách như người sắp chết đuối vớ được cọc, và vô cùng tâm đắc với nội dung của sách. Đời lính, đời binh ngũ, đời học hành, tôi đã đọc nhiều sách nhưng tôi nhận thấy đây chính là quyển sách mà tôi tâm đắc nhất. Bởi vì quyển sách dạy người ta chữ Nhẫn. Mà chữ Nhẫn là chữ hay nhất và huyền diệu nhất để người ta sống trên đời, là bí quyết của mọi thành công, sẽ biến nguy thành an, biến xấu thành tốt.

Quyển sách cũng lý giải cho tôi nhiều điều, từ những việc tưởng đơn giản như hóa giải những mâu thuẫn trong mình và những người xung quanh tới những vấn đề cao thâm và sâu sắc hơn như sự phát triển của vũ trụ và lịch sử loài người. Tôi đã tìm thấy chân lý cuộc đời mình. Tôi lý giải được vì sao chiến tranh ác liệt, tôi vào sinh ra tử mà chỉ bị thương chứ không tàn phế hay hi sinh như số đông đồng đội tôi mà vẫn bình an trở về…Tôi cũng đã hiểu được những thứ mà tôi có được trong đời này, kiếp này cũng là kết quả của phúc đức hay nghiệp duyên từ bao kiếp mà bản thân tôi và dòng họ tôi tích được hay gây nên.

 
Ông Đại tá Trần Xuân Thống đang luyện bài công Pháp số 5 (một trong 5 bài công Pháp của môn tu luyện Phật gia Thượng thừa Pháp Luân Đại Pháp)

Theo lời khuyên của chị gái, hàng ngày tôi đọc sách và luyện 5 bài công Pháp. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, tôi đã đạt được những kết quả không ngờ. Tôi khỏe mạnh trở lại và lại có thể chạy xe máy đi đó, đi đây. Mọi đau đớn giày vò của  bệnh tật  đã biến mất. Tôi không còn cảm thấy buồn rầu trong tâm, không lo lắng gì về bệnh tật, hay những vướng mắc của cuộc đời của mình nữa.

Tuyệt vời hơn nữa là câu chuyện của vợ tôi. Tôi khuyên bà ấy học Pháp Luân Đại Pháp giống như tôi. Lúc đầu, bà không tự đọc được nên chỉ nghe các bài giảng về Pháp Luân Đại Pháp thôi. Nhưng cũng trong một thời gian rất ngắn, vợ tôi nhanh chóng hồi phục. Bà ấy có thể đi lại, làm việc nhà, từ tưới rau đến quét nhà, nấu nướng và đặc biệt là không cần thăm viếng bệnh viện nữa.

Sau đó, là khoảng thời gian đáng ghi nhớ nhất trong cuộc đời của chúng tôi: đến lượt vợ tôi không cần đến thuốc nữa. Điều này, có thể đối với một người bình thường là quá đỗi bình thường, nhưng với chúng tôi thì đó chính là một thay đổi lớn, một thay đổi then chốt nhất, bởi chúng tôi không cần phải chi một khoản tiền lớn hàng ngày như trước đây vào chuyện thuốc men, thăm khám bệnh nữa. Hàng tuần tôi không phải lo gọi con về chở mẹ đi viện, chúng tôi cũng không còn trở thành gánh nặng cho nhau. Chắc các bạn có thể tưởng tượng ra nỗi vui sướng của vợ chồng chúng tôi hiện nay. Thay vì lo lắng cho bệnh tật và tuổi già, giờ đây, vợ chồng chúng tôi cùng đọc sách, cùng luyện tập, cùng nhau chia sẻ để giúp người, giúp mình….

image04
Vợ chồng ông Đại tá Trần Xuân Thống đang đọc Chuyển Pháp Luân – cuốn sách chỉ đạo cho sự tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp

Trước đây, tôi vẫn nuôi oán giận trong lòng với nơi tôi về nghỉ hưu (Trường Chuyên gia quân sự 481) Tôi cảm thấy sự bất công dồn nén trong lòng. Bây giờ tôi theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn nên tha thứ cho người để lòng nhẹ vơi. Mỗi khi đọc quyển sách Chuyển Pháp Luân tôi lại thấy lòng thanh thản biết bao nhiêu. Hàng ngày tôi vui luyện công với mọi người ngoài công viên, đọc sách và thiền thêm ở nhà.

Trong tôi, tôi vẫn nhớ đến những kỉ niệm đời lính với những chiến công oai hùng khi xưa, nhớ đến những người đồng đội đã vào sinh ra tử cùng với mình, những người đã ngã xuống cho đất nước thanh bình, Tôi vẫn rất tự hào và quá đỗi mừng vui khi gặp lại những đồng đội cũ: thủ trưởng của tôi Trung tướng Nguyễn Quốc Thước (nguyên Tư lệnh quân khu 4); Đại tướng Đỗ Bá Tỵ (nguyên Tổng tham mưu trưởng, hiện là Phó Chủ tịch Quốc hội) vẫn gọi tôi là thủ trưởng; Thiếu tướng Nguyễn Thế Thức (Phó giáo sư tiến sĩ, Phó hiệu trưởng Trường Lục quân 2) … vẫn gọi tôi là thầy. Có thể đồng đội tôi, bạn bè tôi sẽ đọc những dòng tâm sự này của tôi, biết đâu, chúng tôi vẫn còn giúp ích cho nhau, tôi sẽ giúp họ cùng luyện công, học Pháp…. Tôi mong như thế, bởi niềm vui được Phật Pháp cứu độ thoát khỏi cảnh buồn bực về cuộc đời cũng như nỗi đau đớn về bệnh tật của chúng tôi hiện chẳng bút nào tả nổi.

image05
Vợ chồng ông Đại tá Trần Xuân Thống được tận hưởng cuộc sống thân tâm an thái sau khi đắc Pháp

Và lời chân thành nhất, tự hào nhất từ trong sâu thẳm trái tim tôi mà tôi muốn nói đến giờ đây là lời cảm tạ với muôn vàn thành kính của vợ chồng chúng tôi dâng lên Ông Lý Hồng Chí – Người sáng lập Pháp môn Pháp Luân Đại Pháp, tác giả của cuốn Chuyển Pháp Luân, Người mà chúng tôi coi là Người Thầy đáng kính và vĩ đại nhất, là Thần Phật hiển linh trong đời thường, đã cho vợ chồng tôi cuộc sống an vui cả thân và tâm mà cho đến tận bây giờ, nhờ đắc Pháp mà chúng tôi mới được hưởng.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày  01 tháng 11 năm 2016

Đại tá Trần Xuân Thống

Xem thêm: