Từ Hy Thái Hậu tổ chức đại lễ duyệt binh với hơn 40 nghìn người tham gia. Các cường quốc đều khen ngợi hết lời, ngay cả tướng quân Nhật Bản cũng phải khiếp sợ.
Từ cổ chí kim, cho dù là quốc gia nào, văn hóa, tư tưởng có khác nhau đến mấy thì lễ duyệt binh đều có điểm chung là thể hiện danh tiếng, thực lực của quân đội và sức mạnh của chính quyền. Nó cũng càng là hình thức quan trọng để gây dựng lòng tự tin và cảm giác tự hào dân tộc cho quần chúng nhân dân.
Theo ghi chép của sử sách, cuối đời nhà Thanh đã diễn ra một lần duyệt binh lịch sử, các nhà sử học gọi đây là “Chương Đức thu thao” (diễn tập quân sự mùa thu ở Chương Đức). Từ Hy Thái Hậu bổ nhiệm Viên Thế Khải là quan lớn phụ trách việc huấn luyện, toàn lực xúc tiến việc này. Đại lễ duyệt binh tổng cộng kéo dài 5 ngày. Trong 4 ngày đầu là diễn tập quân sự, ngày cuối cùng tiến hành buổi lễ duyệt binh.
Những hoạt động diễu binh này ngày đó gọi là “Sưu” nghĩa là đi săn vào mùa xuân. Sau này, nó phát triển thành các cuộc kiểm tra duyệt binh hoặc chiến xa định kỳ. Nếu kiểm tra duyệt binh mỗi năm một lần được gọi là “Sưu”, nếu kiểm duyệt chiến xa 3 năm một lần được gọi là “Đại duyệt”, cùng kiểm tra duyệt binh và chiến xa 5 năm một lần được gọi là “Đại sưu”.
Tháng 10 năm 1906, bấy giờ liên quân 8 nước đã tiến vào Bắc Kinh được bốn, năm năm, Từ Hy Thái Hậu vì để lấy lại thể diện, ở Chương Đức, Hà Nam (vùng An Dương, Hà Nam ngày nay) đã tổ chức đại duyệt binh với hơn 40 nghìn người tham dự.
Được biết thành phần tham gia đại lễ cũng rất ấn tượng. Những thành viên tham dự buổi lễ duyệt binh khi đó, sau này có 5 vị trở thành Tổng thống, mười mấy vị lên nắm chức Thủ tướng, còn về danh tướng chỉ huy thì nhiều không kể xiết. Từ Hy Thái Hậu cả đời thích phô trương, lần duyệt binh quy mô lớn này cũng không ngoại lệ. Đặc biệt, đây cũng là lần, Trung Quốc mời khách nước ngoài đến dự duyệt binh gồm hơn 30 người.
Lần duyệt binh này, chính phủ nhà Thanh còn đặc biệt mời đại biểu của các cường quốc đến tham dự. Theo ghi chép, các nước Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Đức, Ý, Áo, Hà Lan, Nhật Bản… đều cử tùy viên quân sự đến theo dõi sự kiện. Hôm đó, quân đội nhà Thanh mặc trang phục quân sự, tác phong hoành tráng, hùng dũng oai vệ tiến hành buổi lễ duyệt binh, nhận được khen ngợi hết lời từ các nước, ngay cả tướng quân Nhật Bản cũng phải có một phen gật gù tán thưởng.
Ngoài ra còn có rất nhiều cơ quan thông tấn các nước tới tham gia đưa tin gồm có các trang báo lớn của quốc tế lúc bấy giờ như: Báo “Thames” của Anh, “Quân đội” của Đức, nguyệt san của Mỹ, báo “Cảnh vệ” của Nga, báo “Tin tức thời sự” và “Tin tức mỗi ngày” của Nhật Bản đều cử ký giả đến phỏng vấn. Theo thống kê, nhân sĩ các giới trong và ngoài nước theo dõi lần diễn tập này lên đến 478 người.
Lần duyệt binh này do Từ Hy Thái Hậu tổ chức, quân đội được ứng tuyển là tân quân Bắc Dương, tân quân Hồ Bắc và tân quân Hà Nam bố trí tốt nhất, tố chất cao nhất lúc bấy giờ. Tân quân Bắc Dương lấy Đoàn Kỳ Thụy làm quan chỉ huy, tổng cộng 16.172 người cấu thành bắc quân. Tướng chỉ huy của tân quân Hồ Bắc và tân quân Hồ Nam là Trương Bưu, tổng cộng có 17.786 người.
Ngày 19/10/1906, lễ duyệt binh lớn chính thức bắt đầu. Nội dung diễn tập của ngày thứ nhất là kỵ binh xông lên chiến đấu. Do chỉ huy sơ suất, nam quân nhầm đội bảo vệ duyệt binh là quân bắc nên kết quả diễn tập ngày đầu là quân bắc chiến thắng. Nội dung diễn tập ngày thứ hai là quân chủ lực đụng độ trận chiến, lần này hai bên không phân thắng bại. Ngày thứ ba diễn tập đại chiến tấn công phòng thủ. Toàn bộ hai quân bắt tay hành động, chiến dịch rất ác liệt, quân bắc cuối cùng chiếm ưu thế hơn.
Sau khi diễn tập hoàn tất, Viên Thế Khải cùng một vị đại thần khác tên Thiết Lương ở vùng ngoại ô phủ Chương Đức, đã tổ chức hình thức duyệt binh long trọng. Từ Hy, Quang Tự dẫn theo văn võ đại thần tham dự, thẩm duyệt hiện trường.
Hôm đó, hai quân nam bắc mặc đội trang phục quân sự, hùng dũng oai vệ tập hợp đầy đủ ở nơi duyệt binh, tiến hành cuộc diễu hành. Binh sĩ hơn 40 nghìn người cất bước đều chân, khung cảnh hoành tráng, rất thu hút ánh mắt của những người phương Tây, cũng khiến cho những người dân trong nước tham dự khen mãi không thôi.
Với triều Thanh, đây cũng là buổi lễ duyệt binh nhận được lời khen lần đầu tiên từ các cường quốc phương Tây. Một vài tùy viên quân sự Nga tham gia buổi luyện tập cho rằng, lục quân của chính phủ nhà Thanh đã có thể địch nổi quân Nhật Bản khi đó. Chính ngay cả thiếu tướng Tùng Xuyên, cố vấn quân Nhật cũng khen không ngớt lời, nói: “Lực lượng quân sự này nhìn theo tình hình phát triển hiện nay, ngày kia ắt sẽ có khởi sắc. Còn như cả nước chúng tôi đều lấy lần diễn tập lớn này làm mô phạm, tiến hành mở rộng chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh, huấn luyện binh sĩ cường thịnh đất nước, tác dụng sẽ là vô cùng”.
Duyệt binh lần này cũng đã nhận được lời khen của đại tướng Nhật Bản, Từ Hy Thái Hậu có thể nói là đã được một phen nở mặt nở mày ngay trước mặt các cường quốc trên thế giới.
Phi Long biên dịch