“Đối phương” là một từ có thâm ý, nhắc nhở mọi người rằng đối phương thường là đúng. Loại tư duy này khiến cho xung đột giữa các cá nhân tự nhiên được hóa giải, đó gọi là “Lùi một bước biển rộng trời cao”.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp cảnh tượng như vậy: hai người phát sinh tranh chấp về một việc gì đó, ai cũng kiên trì ý kiến của mình. Đôi khi tranh cãi kịch liệt, thậm chí là đánh nhau tay đôi, cuối cùng dẫn đến rạn nứt quan hệ; Không hiếm những cặp vợ chồng vì trường kỳ cãi vã mà dẫn đến ly hôn.

Tuy nhiên, lắng nghe kỹ cả hai bên tranh cãi, chúng ta sẽ minh bạch rằng họ tranh luận chủ yếu về những chuyện vặt vãnh. Đôi khi, ngay cả khi đương sự trong tâm lý thừa nhận quan điểm của đối phương có chỗ hợp lý, nhưng vì thể diện bản thân và tâm thái bất phục, hai bên đều cố chấp kiên trì lập trường của mình, thậm chí tức thời đổ lỗi, chỉ trích lẫn nhau. Điều này làm tôi liên tưởng đến một câu đối:

Lưỡng sĩ biện, các tự biên thuyết đối phương thố
Tam nhân hành, học sinh bất hiềm lão sư khinh

Ý nghĩa bề mặt của câu đối này thực ra rất đơn giản, hai người cãi nhau cứ khăng khăng cho rằng đối phương sai; nhưng trong ba người cùng đi với nhau, thì ưu điểm của người này lại đáng để người kia học tập, không nên vì tuổi tác hay địa vị người ta thấp hơn mà từ chối hỏi ý kiến đối phương.

Từ “đối phương” (對方) trong câu đối còn có thể lý giải là “bên đúng” (từ đối 對 trong “đối phương” vừa có nghĩa là đối lập, cũng có nghĩa là đúng). Sự ảo diệu của văn tự Trung Quốc khiến cho từ “đối phương” ở đây có thâm ý, nhắc nhở mọi người rằng đối phương thường là bên đúng. Nếu mọi người đều có thể tư duy kiểu như vậy, thì mâu thuẫn giữa các cá nhân sẽ tự nhiên được hóa giải. Đây chính là hiệu quả của đức tính khiêm nhường, và “Lùi một bước biển rộng trời cao” mà người ta thường nói đến. 

Do đó, câu đối trên cũng có thể lý giải thành: Hai người cãi nhau đều cho rằng “nhất định có một bên sai”. Điều này nói với chúng ta, trong khi tranh cãi, người ta thường vì khuyết thiếu lý trí hoặc bị tình tự dẫn động, mà quan điểm chính xác bị coi là sai lầm. Điều này cũng phù hợp với một câu danh ngôn: “Khoan dung người khác không ngu xuẩn, mà không thể khoan dung người khác mới chính là ngu xuẩn.”

Câu dưới đây được trích từ một câu trong “Luận ngữ” của Khổng Tử, nói: “Tam nhân hành, tất hữu ngã sư yên. Trạch kỳ thiện giả nhi tùng chi, kỳ bất thiện giả nhi cải chi.”, ý tứ là, ba người với nhau ắt có một người ta có thể học hỏi, chọn người thiện mà học, thấy người bất thiện thì tu sửa. 

“Tam nhân hành tất hữu ngã sư yên” – Khổng Tử

Nói cách khác, mỗi người ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm, chúng ta nên chọn học tập ưu điểm của người khác, còn khuyết điểm của người ta thì chúng ta nên coi đó là cảnh giới. Đừng vì người khác có khuyết điểm, hoặc trẻ tuổi và địa vị thấp hơn chúng ta, mà xấu hổ khi xin lời khuyên, từ đó đánh mất cơ hội học tập và cải thiện chính mình. 

Khổng Tử bản thân là một hình mẫu cho những người khác hướng tới và những người trẻ tuổi học hỏi. Trong “Tam Tự Kinh” có một câu: “Tịch trọng nê, sư Hạng Thác”, kể về câu chuyện Khổng Tử trong một chuyến chu du qua các nước, đã học tập Hạng Thác khi đó mới 7 bảy tuổi. Khổng Tử nói với học trò của mình: “Hạng Thác hiểu lễ, cậu ấy có thể làm thầy của tôi.”

Từ góc độ sáng tạo câu đối, “đối phương thố” ở vế đối trên gia tăng độ khó nhất định cho vế đối dưới, vì “đối” (đúng) và “thố” (sai) trái ngược nhau về nghĩa. Để đáp ứng yêu cầu này, vế đối sau sử dụng “lão sư khinh” để đối với “đối phương thố”. “Lão” cũng có ý tứ là lớn tuổi hơn, và “khinh” ở đây có nghĩa là trẻ, và cả hai cũng trái ngược về nghĩa từ.

Một đặc điểm nữa của câu đối này là nó biểu đạt sự đối bỉ giữa hai loại thái độ khi con người tương xử với nhau, hoặc nói về quá trình một sự việc phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Câu đối trên biểu đạt sự chỉ trích lẫn nhau, không nhân nhượng, còn câu đối dưới lại là sự khiêm tốn, tự giác và học tập lẫn nhau.

Trung Quốc từng là “lễ nghi chi bang”, quốc gia của lễ nghi, khiêm nhường là một bộ phận tổ thành quan trọng của các mỹ đức truyền thống của Trung Quốc. Cái gọi là “khiêm khiêm quân tử”, “nhẹ nhàng tao nhã”, “văn chất tốt đẹp”, “khiêm hòa cung kính” đều dựa trên cơ sở tu thân dưỡng tính. 

Lễ nghi của người Trung Quốc xưa (Ảnh Epoch Times)

Tuy nhiên, sau khi ĐCSTQ thống trị Trung Quốc đại lục, văn hóa truyền thống Trung Quốc đã bị phá hoại một cách toàn diện và có hệ thống, những mỹ đức truyền thống bị phê phán, và triết học đấu tranh được thấm nhuần trong người dân, cái gọi là “chiến Thiên đấu Địa”, “Đấu với người vui vô cùng”, đã đạt đến đỉnh điểm trong vận động Cách mạng Văn hóa. Vào năm 1974 sau Cách mạng Văn hóa còn phát sinh vận động “phê phán Khổng Tử”, thậm chí phê phán quan điểm “Khắc kỷ phục lễ” (chế ước bản thân, khôi phục lễ nghi) do nhà hiền triết Khổng Tử khởi xướng. Những điều này đã khiến người người ở Trung Quốc đại lục phải phấn khích lên tiếng.

Du khách Trung Quốc ngâm chân trong đài phun nước phía trước bảo tàng Louvre, Pháp. (Ảnh: The Journal )

Tâm thái hiếu chiến này đã phát triển đến mức cực đoan thành cái gọi là chính sách ngoại giao chiến lang mà mọi người thấy ngày nay, nó đã làm dấy lên sự bất bình và phản cảm chung của người dân và chính phủ các nước, thậm chí dẫn đến căng thẳng và đối đầu trong quan hệ ngoại giao, làm tổn hại hình tượng quốc gia, tạo thành sự cô lập về ngoại giao, ảnh hưởng kinh tế và những hậu quả tiêu cực khác. Trên mạng, những “ngũ Mao” và “phấn hồng” chuyên môn cổ súy và chửi rủa không chỉ là đại biểu điển hình của văn hóa đấu tranh này, mà cũng là nạn nhân của nó.

Nam thanh niên Trung Quốc thản nhiên ngồi lên một bức tượng nữ chiến binh. (Ảnh: dailymail.co.uk)

Điều đáng mừng là Pháp Luân Đại Pháp đã được hồng truyền khắp thế giới, thăng hoa đạo đức của hàng trăm triệu người, cải thiện bầu không khí xã hội. Các học viên Pháp Luân Công lấy nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn làm chuẩn tắc trong cuộc sống hàng ngày của họ, luôn đặt người khác lên trước, nỗ lực làm được đến điều mà Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công đã dạy: “Làm một người luyện công trước tiên cần làm được đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu” (Trích “Chuyển Pháp Luân”). Đại sư Lý Hồng Chí trong nhiều lần giảng Pháp đã nhắc nhở các đệ tử của mình cần tu tâm tính, gặp việc cần hướng nội tìm. Đại sư Lý Hồng Chí cũng giảng tại Pháp hội Úc Châu: “Khi hai người phát sinh mâu thuẫn, người thứ ba nhìn thấy cũng cần phải nghĩ về bản thân mình: Ồ, họ phát sinh mâu thuẫn, tại sao mình lại nhìn thấy, là mình có tâm gì đây, chẳng phải mình cũng tồn tại vấn đề tương tự như vậy.”

Khi bạn và người khác ý kiến bất đồng, nếu có thể nghĩ đến câu đối trên, nghĩ rằng đối phương có thể là đúng, suy xét lại những vấn đề của tự thân, “lùi một bước biển rộng trời cao”, thì những cuộc cãi vã trong cuộc sống của bạn sẽ giảm đi rất nhiều.

Tác giả: Hoàng Hoài, Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch