Thuở nhỏ, khi xem phim truyền hình “Tây Du Ký”, tôi vẫn luôn thắc mắc: Tại sao một người trông có vẻ ngờ nghệch, bất tài như Ngọc Đế lại được ở ngôi chí cao vô thượng, hưởng vô lượng phúc chốn Thiên đình? Còn người thần thông quảng đại như Tôn Ngộ Không lại chỉ làm tên chăn ngựa, “Tề Thiên Đại Thánh” được phong sau này cũng chỉ là hữu danh vô thực mà thôi?

Sau khi lập gia đình, tôi cũng hơn một lần ấm ức. Chồng tôi từng vô lễ với mẹ chồng tôi nhiều lần, còn tôi thì luôn lễ phép với bà, còn bênh vực bà những khi chồng tôi cáu gắt. Nhưng khi chồng tôi và tôi phát sinh mâu thuẫn, thì bà vẫn hùa theo anh ấy mà chửi mắng tôi.

Cuộc đời dường như quá nhiều nỗi “bất công”!

Nỗi ấm ức của Ngộ Không

“Bấy giờ trời chiều nắng nhạt, động Thủy Liêm gió thổi rạt rào, lẫn tiếng nước reo nơi cầu như những điệu nhạc du dương.

Ngộ Không ngồi uống rượu, lòng căm tức chuyện đã qua, vừa buồn vừa giận, muốn có một chức tước ngang với Ngọc Hoàng Thượng Ðế”.

Trong tiểu thuyết “Tây Du Ký” của Ngô Thừa Ân, Tôn Ngộ Không có 72 phép thần thông biến hóa, đi mây về gió, tài phép hơn thiên binh vạn mã nhưng lại chỉ được giao giữ chức chăn ngựa (Bật Mã Ôn). Ngộ Không bất bình, cho rằng “Thượng Đế bạc đãi người hiền”. Lại nói: “Tài ta đâu thua kém Ngọc Hoàng”, rồi tự phong mình làm Tề Thiên Đại Thánh. Tôn Hành Giả đòi Ngọc Đế phong cho mình chức đó, còn dọa nếu không sẽ “đem binh đập phá cửa trời”.

Tôi từng đồng tình với Tôn Ngộ Không, đắc ý khi thấy Thiên cung đại náo, cười ha hả khi binh tướng nhà Trời chạy tán loạn. Tôi cho rằng, Ngộ Không làm vậy là hợp với “đạo Trời”. Khi gặp chuyện “bất công” thì phải “đấu tranh” tới cùng chứ.

Tôn Ngộ Không thông thạo 72 phép biến hóa nhưng lại phải nhận chức chăn ngựa cho triều đình. (Ảnh: Youtube)

Cuộc đời lắm nỗi “bất công”?

Nhìn xung quanh, không khó để kể ra nhiều sự tình “bất công”.

Người có tài nhưng lại làm cấp dưới của kẻ bất tài.

Người làm lụng quần quật mà vẫn nghèo, trong khi có người thảnh thơi nhàn hạ mà vẫn giàu (ví như hưởng thừa kế, trúng số, buôn may bán đắt).

Người sinh ra đã tàn tật, xấu xí, trong khi có người dung mạo xinh đẹp trời sinh.

Phụ nữ phải đi làm dâu, vất vả tủi cực, trong khi nam giới thì sống với cha mẹ mình, có địa vị, có tiếng nói, v.v…

Và tôi từng thấy mình là “nạn nhân” của xã hội bất bình đẳng này. Tôi ghen tị, bực tức, phẫn nộ, tranh đấu, để đòi lại “lẽ công bằng”.

Tôi cho rằng trong mâu thuẫn phải đấu tranh thì mới thúc đẩy sự tiến bộ được. Chẳng phải người ta vẫn rao giảng “lật đổ” cái này, “phá tan” cái kia hay sao?

Cho tới khi cuộc sống của tôi ngột ngạt, bế tắc. Nhiều đêm, tôi khóc đẫm gối. Dường như không ai hiểu rằng tôi đang đấu tranh vì một xã hội tốt đẹp, công bằng hơn mà tôi hằng mơ ước.

Có phải chăng đấu tranh là biện pháp mang lại hạnh phúc cho nhân loại?. (Ảnh: xaluan.com)

Đạo Trời là chiếc cân tiểu ly, không thiên vị ai bao giờ

Sau này tôi mới biết, Ngọc Đế dù thoạt nhìn năng lực không bằng Tôn Ngộ Không, nhưng vị ấy từ nhỏ đã tu hành, khổ công tu luyện suốt một ngàn bảy trăm năm mươi kiếp (1750 kiếp). Mỗi một kiếp là mười hai vạn chín ngàn sáu trăm năm (129600), cuối cùng tu thành mới được hưởng thụ phúc ấy.

Mỹ Hầu Vương cũng như tôi, không biết rằng hết thảy danh lợi, phúc thọ trên thế gian không phải căn cứ vào năng lực để phân chia, mà là căn cứ vào đức hạnh của một người nhiều hay ít mà an bài. Đức ấy là nhờ chịu khổ, hành thiện trong kiếp trước mà có được. Trong tu luyện, cả thân lẫn tâm đều chịu đựng thống khổ rất lớn. Khi bị nhục mạ, đánh đập, cướp mất lợi ích thiết thân vẫn có thể từ bi đối đãi với người khác, vậy nên tu luyện sẽ mang lại phúc phận to lớn nhất.

Hôm nay tôi hiểu ra đạo lý này, cũng nhờ cuốn sách tu luyện Phật gia tên là “Chuyển Pháp Luân” mà một người bạn học cũ giới thiệu cho tôi.

Đạo lý chính là: “Có mất mới có được, có được tất có mất.” Một người trả giá, trả công, phó xuất nhiều bao nhiêu thì sẽ đạt được nhiều bấy nhiêu.

Bởi vậy, tôi không cần vô căn cứ mà đi thèm muốn, ghen tị với hạnh phúc của người khác. Bởi tôi không thể biết được rằng, để có được hạnh phúc ấy, họ đã phải nếm trải bao nhiêu khổ cực.

Đồng thời, tôi cũng không nên đau khổ bi thương khi gặp khổ nạn, bởi vì những khổ nạn, khó khăn mà tôi đang chịu có thể chính là nền móng cho hạnh phúc sau này.

Việc duy nhất tôi cần làm là không ngừng tu tâm dưỡng đức, lấy chân thành đối đãi với giả dối lọc lừa, lấy thiện lương đối đãi với tà ác, lấy dung nhẫn đối diện với khổ đau.

Thiên đạo chính là một chiếc cân tiểu ly, con người muốn được thứ gì, nhất định phải trao đổi ngang giá. Chính vì lẽ ấy, mới có thuyết pháp: “Tích thiện được thiện báo, làm ác bị ác báo.”

Thanh Ngọc