“Nơi nào nước chảy, ở đó sẽ hình thành dòng chảy” (Thuỷ đáo cự thành) là một câu ngạn ngữ Trung Quốc ý nói rằng thành công sẽ đến một cách tự nhiên khi hội đủ các điều kiện cần thiết, cố mưu cầu điều gì đó thì sẽ chẳng thu được kết quả nào.
Ngạn ngữ này bắt nguồn từ một câu chuyện thời nhà Tống (960-1279).
Câu chuyện dựa trên một bức thư của Tô Đông Pha gửi cho người bạn Tần Quán. Trong thư Tô kể làm thế nào ông đã vượt qua mối lo lắng kéo dài một thời gian tại thời điểm ông không có bất cứ khoản thu nhập nào trong khi lại phải nuôi cả một gia đình lớn.
Tô Đông Pha viết rằng ban đầu dù rất lo lắng, nhưng sau đó ông quyết tâm thay đổi tình cảnh của mình, bắt đầu kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền.
Ông quyết định noi theo tấm gương của một người bạn cũ của mình. Ngày đầu tiên của mỗi tháng, ông lấy 4.400 đồng bạc tiết kiệm của mình chia thành 30 phần, mỗi phần 150 đồng bạc. Sau đó ông treo 30 phần này lên xà nhà.
Mỗi buổi sáng, ông dùng một cái xiên cỏ để khều xuống một phần tiền và sau đó bảo người nhà giấu cái xiên đi.
Đây là phần tiền để chi tiêu cho cả ngày. Nếu chi không hết, ông cất tiền thừa trong một ống tre dày và dùng để tiếp khách.
“Số tiền mà tôi có đã giúp tôi kéo dài hơn một năm. Từ đó tôi xây dựng các kế hoạch tiếp theo“, ông viết trong thư.
“Ở đâu nước chảy, ở đó sẽ hình thành dòng chảy, không cần phải lo lắng, đó là tại sao tôi chẳng có bất kỳ lo lắng nào trong tâm mình”, ông nói với người bạn của mình.
Mọi người sau đó đã sử dụng ngạn ngữ trong bức thư của Tô Đông Pha: “Ở đâu nước chảy, ở đó sẽ hình thành dòng chảy“, để đưa ra lời khuyên khi điều kiện chín muồi, thành công sẽ đến một cách tự nhiên.
Ngạn ngữ này cũng bao hàm ý nghĩa là không cần thiết phải lo lắng, phải ép buộc ra kết quả hay lo lắng nặng nề trong tim. Bởi mọi thứ sẽ đến một cách tự nhiên, khi thời điểm đến, chúng ta sẽ thấy kết quả của những nỗ lực.
Theo Epochtimes France
Xuân Hà
Xem thêm: