Một thương nhân kinh doanh nhỏ đột nhiên thấy tim đập mạnh, có phải là cảm ứng tâm linh? Hay là báu vật đã chọn anh ta?

Tô Hòa, một thương nhân thời nhà Minh, vì thiếu vốn nên chỉ có thể kinh doanh nhỏ. Ông cùng các thương nhân ở Phúc Kiến và Quảng Châu theo tàu ra biển buôn bán với hải ngoại. Mỗi lần đi biển, thường có thể kiếm được lợi nhuận gấp trăm lần.

Tô Hòa có ít vốn, không thể mua được hàng đắt tiền. Trước khi khởi hành, ông thấy một trăm quả cam ở Phúc Kiến chỉ có năm xu bạc, nên đã mua một lượng lớn cam.

Khi họ đến nước ngoài, ngay khi tàu cập bến, Tô Hòa đặt bốn quả cam lên mỗi đĩa, và đặt từng đĩa từng đĩa lên boong. Sau khi những người Di địa phương lên tàu, nhìn thấy cam, họ vội vàng ăn, xong lại lấy một ít vào tay áo để mang về.

Với mỗi đĩa cam, người Di trả cho Tô một đồng bạc. Nhưng Tô Hòa cho là quá ít, nên người Di lại trả thêm một khoản khác. Cuối cùng, Tô Hòa đếm được 10.000 đồng bạc, Tô Hòa nhận được tổng cộng một nghìn lượng bạc.

Hàng bán xong, tàu gặp gió mạnh trên đường quay về, phải neo đậu dưới một hòn đảo. Tô Hòa và những người khác lên bờ và đi lại tùy ý, đến một ngọn núi, Tô Hòa nhìn thấy một chiếc mai rùa trong bãi cỏ, nó to bằng một chiếc thuyền nhỏ và dài một thước. Tô Hòa vừa nhìn thấy liền động tâm, cầu xin người khác giúp đỡ khiêng nó về tàu.

Mọi người nhìn thấy cái mai rùa đều cười nói: “Bộ xương khô này lấy làm gì?” Tô Hòa mặc kệ mọi người cười, sau khi trở về tàu, ông ngày đêm nằm trong mai rùa.

Trở về điểm xuất phát, tàu cập bến. Các chủ cửa hàng thu mua hàng biển chuẩn bị tiệc chiêu đãi tất cả thương nhân đi biển. Tô Hòa xếp cuối cùng vì có ít vốn.

Sáng hôm sau, chủ cửa hàng mua hàng biển đưa ra danh sách, yêu cầu từng thương nhân xuất ngoại ghi số hàng đã mua. Trong số bảo vật có ngọc trai, lông vũ màu xanh lá cây, sừng tê giác, ngọc bích,… đủ loại bảo vật kỳ lạ lấp lánh bắt mắt. Nhưng Tô Hòa chỉ xấu hổ nói: “Hàng của tôi thật sự không đáng kể, không có gì đáng ghi chép.”

Sau khi đọc thông tin chi tiết về hàng hóa, chủ cửa hàng thất vọng nói: “Ở cửa hàng của tôi có một thương gia người Hồ biết xem bảo vật. Đêm qua ông ấy nhìn thấy một luồng ánh sáng kỳ lạ phát ra từ con tàu, chiếu sáng cả bầu trời, ông ấy chắc mẩm nhất định trên tàu chở cả kho báu. Nhưng hiện tại chỉ có những thứ này, có phải cố ý giấu báu vật đi không?” Khi nghe điều này, mọi người nhanh chóng trả lời: “Không, chỉ có vậy thôi!” Người chủ hỏi đi hỏi lại nhưng mọi người vẫn nói không.

Thế là chủ quán đưa thương nhân người Hồ lên tàu, đi đến từng cabin để kiểm tra từng mặt hàng.

Khi đi đến đuôi tàu, ông ấy nhìn thấy cái mai rùa. Thương nhân người Hồ ngạc nhiên nói: “Đây là một kho báu quý giá!” Sau đó, ông ấy cử người chuyển mai rùa đến cửa hàng và giấu nó trong một căn phòng bí mật.

Chủ cửa hàng lại chuẩn bị một bữa tiệc khác, lần này Tô Hòa được xếp ngồi ở bàn trên cùng, những thương nhân được đối xử rất lịch sự khác đều xếp hàng dưới ghế của Tô Hòa.

Chủ cửa hàng hướng về phía Tô Hòa tạ lỗi, nói: “Bác có bảo vật nhưng không khoe khoang, là chúng tôi đã xem thường bác, xin bác đừng trách tội.” Lúc này, mọi người đều không thể đoán được chuyện gì đã xảy ra.

Khi mọi người đã uống gần xong, chủ cửa hàng mời Tô Hòa ra giá. Tô Hòa thấy đối phương rất thận trọng, nhưng lại không biết món hàng của mình có giá trị gì, bèn nói bừa: “Một vạn lượng bạc.”

Không ngờ chủ cửa hàng lại đáp: “Trong giao dịch là không thể đùa được. Thỉnh bác hãy cho chúng tôi biết giá thật.”

Tô Hòa nghe được lời này, nhất thời không nói nên lời. Một thương nhân thông minh bên cạnh giúp Tô Hòa ra giá: “Ba mươi vạn lượng!”

Nhưng chủ cửa hàng nhìn thấy thái độ không rõ ràng của Tô Hòa, nhất quyết yêu cầu Tô Hòa đích thân ra giá. Tô Hòa trong tâm vẫn đắn đo, nói: “Năm vạn lượng là đủ rồi!” Thương nhân người Hồ xác nhận trả giá, rất vui mừng, đồng ý ngày hôm sau trả tiền. Sau đó mọi người uống rượu vui vẻ.

Sáng sớm hôm sau, thương nhân người Hồ tới sảnh đường, sau khi giao năm vạn lượng bạc xong, vui vẻ ra lệnh cho người mang mai rùa đi. Mọi người đều rất ngạc nhiên nói với chủ cửa hàng: “Việc mua bán đã hoàn tất, nhất định không thể hối tiếc! Nhưng chúng tôi rất bối rối, bộ xương khô héo này có gì kỳ lạ mà đáng bỏ ra nhiều tiền như vậy để mua?”

Thương nhân người Hồ nghe vậy thì cười nói: “Các người thật là không biết nhìn đồ! Đây là mai rồng lột xác chứ không phải mai rùa!” Thương nhân Hồ nói, mai rồng này ở mặt sau có 9 khớp, mỗi khớp đều tàng một hạt châu, nhỏ thì đường kính cũng 1 thốn, lớn thì phải gấp đôi, nó phát ra ánh sáng có thể chiếu sáng cả một đoàn xe. “Mỗi hạt châu có thể bán được hai mươi vạn lượng, nhưng giá mà tôi trả bây giờ còn chưa được nửa giá một hạt châu!”

Sau khi nghe điều này, mọi người vẫn chưa thể tin được, nên thương nhân Hồ đã nhờ một người thợ lành nghề cắt khớp đầu tiên trên lưng rồng, lấy ra một hạt châu phát sáng rực rỡ như thương nhân Hồ đã nói. Mọi người đều ngạc nhiên thán phục.

Tô Hòa mang tiền về nhà, trở nên giàu có như Đào Chu công mà không cần nỗ lực gì. Từ đó trở đi, ông không phải ra nước ngoài làm ăn nữa.

Người ta nói “vạn vật hữu linh”, khi Tô Hòa nhìn thấy mai rùa, tim chợt đập mạnh. Phải chăng đó là mai rùa cảm ứng? Nó muốn Tô Hòa dẫn đi tìm chủ nhân của nó? Chủ nhân của nó là thương nhân người Hồ? Hay còn có người khác? Chủ sở hữu thực sự cuối cùng của nó là ai?

Nguồn: “Kính lâm tục ký”
Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch