Diêu Khoan (姚宽), văn nhân triều Tống, từng ghi lại một điển tích trong «Tây Khê tùng ngữ» (西溪丛语): Có một đạo sĩ khi chơi cờ thường hay nói “xin nhường một nước”, nghĩa là để người đi trước, chiếm ưu thế trên bàn cờ.

Chữ “tha” ngoài ý nghĩa là tha thứ, trong ngữ cảnh giới cờ vây cổ đại còn có nghĩa nhường đi trước, hàm ý là nhường nhịn. Vị đạo sĩ từng có câu thơ:

“Lạn kha chân quyết diệu thông thần
Nhất cục tằng kinh kỉ độ xuân.
Tự xuất động lai vô địch thủ
Đắc nhiêu nhân xử thư nhiêu nhân”

Tạm dịch:

“Cờ vây chiến thuật diệu thông thần
Một ván đã qua mấy độ xuân.
Tự xuất động lai vô địch thủ
Chỗ bỏ qua được thì cho qua.”

“Lạn kha” là cách gọi khác của cờ vây. Sau này đạo sĩ qua đời ở huyện Bao Tín (褒信), vị trí nằm ở khoảng phạm vi trấn Bao Tín huyện Tức (息) ngày nay. Trước khi mất đạo sĩ từng phó thác việc hậu sự cho một người già trong thôn. Vài năm sau người này theo dặn dò của đạo sĩ làm cải táng, khi mở phần mộ ra thì trông thấy cảnh thần kỳ: trong huyệt mộ chỉ còn có quan tài và y phục.

Mọi người hiểu đạo sĩ này là cao nhân, ông đã dùng cách “thi giải” (尸解) biến thành thần tiên. Sau này, với những người tu đắc đạo, đạo gia mượn những đồ vật của họ như quần áo, trượng tre, kiếm… làm thành thi thể họ, để mọi người hiểu thân xác thực của họ đã được giải thoát khỏi phần xác thịt và bay lên trời, đây gọi là “thi giải”.

Từ câu chuyện về bài thơ truyền lại của đạo sĩ, câu thơ cuối “đắc nhiêu nhân xử thư nhiêu nhân” (chỗ nào nên bỏ qua thì cho qua) hay được người ta trích ra để chỉ sự khoan dung, hiểu và tha thứ cho sai lầm của người khác. Nhiều người hay dùng câu nói này, nhưng ít người biết nguồn gốc xuất xứ từ bài thơ của đạo nhân trong câu truyện kể trên.

Nhìn chung rất nhiều nội dung trong văn hóa Trung Hoa có nguồn gốc từ những câu chuyện về thần tiên, về người tu luyện, về tín đồ ngoan đạo. Điều này cho thấy trong văn hóa Trung Hoa có nhiều giá trị đặc sắc xuất phát từ văn hóa thần truyền.

Theo secretchina

Tinh Vệ biên dịch

Xem thêm: