Đảo Đại Dữ Sơn, về mặt phong thủy như người bảo vệ khổng lồ cho Hồng Kông, giúp thành phố này trở thành nơi phúc địa. Từ sau năm 1997 trở đi, phong thủy của Hồng Kông đột ngột thay đổi, dẫn đến rất nhiều biến loạn. Nhưng tình thế rối ren này đã được dự báo từ 800 năm trước. Bài phân tích bên dưới của trang Khán Trung Quốc sẽ nói rõ hơn về những điều này.
Phong thuỷ của Đại Dữ Sơn và vai trò của nó với Hồng Kông
Đại Dữ Sơn là hòn đảo lớn nhất của Hồng Kông, diện tích 147,16km², so với đảo Hồng Kông thì lớn hơn 84%. “Lantau Island” là tên tiếng Anh của nó, là từ biệt danh “Lạn Đầu Sơn” (núi Lạn Đầu) mà dịch thành. Nơi cao nhất của Đại Dữ Sơn là núi Phượng Hoàng, trên đỉnh có hai mỏm núi, nhìn xa tựa như ngọn núi bị bổ làm đôi, cho nên người ta gọi nó là “Lạn Đầu Sơn” (núi vụn đầu).
Đại Dữ Sơn nằm ở phía tây nam của Hồng Kông, phía tây bắc của nó đối diện với cửa ra của sông Châu Giang, phía nam là vùng biển của Trung Quốc. Từ toàn vùng châu thổ Châu Giang mà nhìn, Đại Dữ Sơn thuộc về cửa đổ ra biển của sông Châu Giang, bảo hộ lấy vùng Quảng Đông. Biên tập viên Từ Vân Phong của trang Khán Trung Quốc nhận định, nếu không có hòn đảo chắn cửa sông, bố cục vùng Quảng Đông sẽ trở nên rời rạc, nước sông Châu Giang chảy cấp tốc, ảnh hưởng đến “tụ khí” của cả con người và của cải của vùng châu thổ Châu Giang. Do đó, Đại Dữ Sơn khởi tác dụng về phong thủy vô cùng quan trọng.
Khi nước sông Châu Giang từ hướng tây bắc chảy nhập vào Hồng Kông, đi qua Đại Dữ Sơn phân thành hai nhánh. Một là qua Cấp Thủy Môn ở phía đông bắc Đại Dữ Sơn, lại chảy qua đảo Thanh Y (Tsing Yi) chảy vào cảng Victoria. Nhánh thứ hai là qua phía Tây Nam của Đại Dữ Sơn, dòng chảy đã phân khai, lại qua eo biển Tây Bác Liêu chảy về phía Đông Nam của Hồng Kông.
Từ Vân Phong nhận định thêm, nếu không có Đại Dữ Sơn đóng vai trò giảm xung, cửa sông Châu Giang sẽ đối diện với Hồng Kông, giữa khu Tiêm Sa Chủy (Tsim Sha Tsui) và Trung Hoàn (Central) sát khí rất lớn. Dòng nước sông Châu Giang chảy vào cảng Victoria sẽ trở nên rất nhanh, khiến nhân lực và tài lực của Hồng Kông dễ tiêu tán, kinh tế khó mà phát triển. Cho nên Đại Dữ Sơn là hộ vệ tự nhiên của vùng châu thổ sông Châu Giang và Hồng Kông vậy.
Phong thủy thay đổi
Từ tháng 7 năm 1997, sau khi chính quyền Trung Quốc tiếp quản Hồng Kông thì “sóng gió” diễn ra không ngừng. Tháng đầu tiên sau khi bàn giao chủ quyền, ca đầu tiên trên thế giới chết vì cúm gia cầm H5N1 xảy ra ở Hồng Kông. Tháng 10 năm đó, Hồng Kông chịu tác động của cơn bão tài chính châu Á. Tiếp sau đó, một loạt các bệnh tật như “rối loạn tâm thần”, SARS, sốt rét, cúm… nối nhau kéo đến Hồng Kông.
Cũng trong năm 1997, Trung tâm Hội nghị Triển lãm Hồng Kông bên bờ biển Loan Tể (Wan Chai) dưới chân núi Thái Bình hoàn thành xây dựng. Nó vừa khánh thành đã khiến các thầy phong thủy Hồng Kông chú ý. Trung tâm này tổng thể là hình dáng một con rùa. Hơn nữa, nó là một công trình kiến trúc, tức là thuộc hành Thổ, cũng có nghĩa là đá.
Điều này khiến người ta liên tưởng đến một dự ngôn có từ 800 năm trước của đại sư phong thủy triều Tống là Lại Bố Y. Ông từng đi từ Trung Nguyên đến Quảng Đông, đi dọc vùng biển tìm long mạch. Ông đã để lại cho Hồng Kông một lời tiên tri rằng: “Trên núi Thái Bình của Hồng Kông có một con rùa đá, nó đang bò xuống mặt biển với tốc độ mỗi năm 1 mét. Ngày rùa đá xuống biển thì Hồng Kông sẽ sụt lún”.
Ngày 24 tháng 7 năm 2019, người dùng mạng Hồng Kông tiết lộ rằng, ở Tây Cửu Hồng Kông xuất hiện nhiều chỗ sụt lún. Mặt đất lún xuống, nhiều nơi có những vết nứt, thậm chí có chiếc máy xúc bị nhấn chìm trong bùn đất.
Hồng Kông rơi vào tay giặc
“Sụt lún” trong tiếng Trung là “lục trầm” (陸沉) không chỉ có nghĩa là mặt đất sụt lún mà cũng có nghĩa lãnh thổ… rơi vào tay giặc. Dưới góc nhìn của trang Khán Trung Quốc, sau khi Hồng Kông được trao trả về với Đại lục không lâu, chính quyền Trung Quốc đã lộ rõ bộ mặt thật, lập tức phủ định “Tuyên bố chung Trung – Anh”, đồng thời nhấn mạnh “xóa bỏ thực dân hóa”. Mục đích là Bắc Kinh muốn xóa bỏ chế độ “một quốc gia, hai chế độ” hiện hành, đưa chế độ “hắc bang” của mình vào. Sau đó, chính quyền Trung Quốc lại thúc đẩy Điều luật 23 tàn ác năm 2003 [1], sàng lọc ứng cử viên trước khi cho phép cuộc bầu cử Đặc khu trưởng dẫn đến Cuộc cách mạng ô dù năm 2014, đến nay lại là “luật dẫn độ”…
Và mới đây, ngày 18/11, cả thế giới hàng trăm triệu con tim không ngủ thao thức nghẹt thở hướng về Đại học HK Polytechnic University ở Hong Kong như 30 năm trước hướng về Thiên An Môn. Nhà cầm quyền đã huy động gần như toàn bộ lực lượng thiện chiến nhất của cảnh sát chống khủng bố, cảnh sát đặc nhiệm và cả đội đặc nhiệm chuyên nghiệp nổi tiếng Phi Hổ từ Trung Quốc qua với vũ khí trang bị đến tận răng để đàn áp, trong khi những người biểu tình lại tay không tấc sắt. Video cảnh sát ngược đãi người biểu tình khiến người dân thế giới bàng hoàng… Chỉ có “giặc” mới giết hại người dân, chỉ có “giặc” mới đàn áp người dân như vậy. Hình thế Hồng Kông chẳng phải giống như rơi vào tay giặc hay sao?
***
Đại Dữ Sơn bảo hộ Hồng Kông khiến nơi đây có thể “tụ khí”, nhưng thiên tượng biến hóa khiến phong thủy cũng thay đổi theo. Mà thay đổi này đã được được dự ngôn từ 800 năm trước. Hiện tại, hình thế ở Hồng Kông đang rối ren, những hành vi tà ác, bạo ngược của cảnh sát đang được phơi bày.
Những ngày này cũng là lúc mỗi chúng ta đang cảm thấy vô cùng cắn rứt vì đã không thể làm gì giúp được cho người dân xứ “Cảng Thơm”. Nhưng từ sâu thẳm đáy lòng, chúng tôi cầu nguyện cho các bạn được phù hộ. Bởi vì các bạn mang trong mình một trái tim dũng cảm. Thiên lý là chính ắt thắng tà, và các bạn lại đang đứng về bên chính nghĩa!
Ghi chú:
[1]: Điều 23 là một điều khoản Hiến pháp chỉ dẫn rất nhiều điều về lập pháp về các tội danh ở Hồng Kông như: tội phản quốc, hành vi chia rẽ quốc gia, tội kích động lật đổ chính quyền, ăn cắp bí mật nhà nước. Vì điều luật này gây lo ngại về vi phạm các quyền và sự tự do dẫn đến một nửa triệu người tham gia vào cuộc tuần hành vào năm 2003 để biểu thị phản đối chính quyền của Đổng Kiến Hoa – Trưởng đặc khu Hồng Kông lúc bấy giờ.