Trong 84 tập phim Tam Quốc Diễn Nghĩa, tác giả La Quán Trung đã xây dựng thành công rất nhiều hình tượng đặc sắc của các nhân vật nổi tiếng, để lại biết bao câu nói bất hủ khiến người xem không ngừng cảm khái và nhớ mãi. Những câu nói để đời mà bất cứ một người yêu Tam Quốc nào cũng đều muốn “học thuộc lòng”.

8. Tôn Sách – “Việc trong không ổn hỏi Trương Chiêu, việc ngoài không ổn hỏi Chu Du”

Đây là lời trăn trối của Tôn Sách trước lúc lâm trung giao lại đại nghiệp cho người em ruột của mình hay Ngô Vương sau này – Tôn Quyền. Tôn Quyền đảm nhận trọng trách cai quản một vùng Giang Đông rộng lớn khi mới 17 tuổi.

những câu nói hay nhất trong tam quốc diễn nghĩa

Tôn Sách khi nắm quyền thường bị cho là “sách lược thì thiếu, khí phách có thừa”, nghĩa là đấu võ rất giỏi nhưng mưu mẹo thì lại không có. Không ngờ rằng vào những giây phút cuối đời, ông lại vẫn có tài nhìn người như vậy. Ý nghĩa câu nói của Tôn Sách đó là những việc khó mà em không quyết được, nếu là nội chính trong nước thì hỏi Trương Chiêu, con nếu là việc ngoài binh đao thì phải hỏi Chu Du. Và sự thật đã được chứng minh khi Trương Chiêu đã giúp đỡ cho Tôn Quyền rất nhiều trong việc cai quản Giang Đông, còn Chu Du đã giúp cho nhà Ngô đánh bại quân Ngụy của Tào Tháo với trận Xích Bích nổi tiếng thiên hạ.

9. Tào Tháo – “Anh hùng trong thiên hạ, chỉ có sứ quân và Tháo thôi!”

Có người cho rằng, trong tất cả những lời mà Tào Tháo từng nói qua, đây là câu nói để đời sâu sắc nhất. Khó trách Lưu Bị sợ đến nỗi làm rơi cả đũa, ngay cả ông trời cũng phải ‘rùng mình’ một cái, tưởng rằng thiên cơ đã bị tiết lộ rồi.

những câu nói nổi tiếng của tam quốc

Kỳ thực, Tào Tháo cũng chỉ là buột miệng nói như vậy, mục đích là để thăm dò Lưu Bị, nhưng cuối cùng lại bị Lưu Bị làm cho hồ đồ, phủ nhận câu nói chuẩn xác nhất trong suốt cuộc đời của mình.

10. Gia Cát Lượng – “Cúc cung tận tuỵ, đến chết mới thôi”

“Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” ở đây chính là khắc họa chân thật nhất về bậc kỳ tài Gia Cát Lượng, cũng là biểu hiện tâm tình rõ nhất của Gia Cát Lượng kể từ khi 3 anh em Lưu – Quan – Trương tới túp lều tranh gặp ông, cho tới tận khi 6 lần ra Kỳ Sơn nhưng không thay đổi được mệnh trời vào lúc cuối đời, cũng như câu nói “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” vậy.

21 câu nói kinh điển chỉ có trong tam quốc diễn nghĩa

11. “Nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố”

Tức người thì phải được như Lữ Bố, ngựa thì phải là ngựa Xích Thố. Chỉ vẻn vẹn 8 chữ nhưng lại ca ngợi hai sự vật, đủ để thấy được rằng bút pháp thời xưa ngôn ngữ tinh tế mà ý nghĩa lại vô cùng sâu xa. Hơn nữa câu văn còn sáng sủa dễ đọc, ngay đến cả đàn bà trẻ nhỏ cũng đều thuộc lòng một cách dễ dàng.

nhung cau noi hay nhat trong tam quoc

Về sau, Quan Vũ tuy cũng có được ngựa Xích Thố, nhưng cũng chưa từng nghe ai nói như vậy cả, đoán chắc rằng tác giả ắt hẳn nhìn thấy điểm sáng chói lọi của Lữ Bố, một khí phách hiên ngang vạn người khó kiếm, xung pha trận mạc uy dũng như hổ. Là con trai mà có được sự mạnh mẽ như này thì còn gì bằng nữa, hoàn toàn có thể vang danh thiên hạ.

12. Hứa Thiệu – “Anh là năng thần thời trị, là gian hùng thời loạn”

Hứa Thiệu tự Tử Tương, là nhà bình luận nổi tiếng nhất thời đó. Thường cứ vào mùng một hàng tháng, Hứa Thiệu bình phẩm nhân vật đương thời, gọi là “Nguyệt đán bình”, còn gọi là “Nhữ Nam Nguyệt đán bình”. Bất luận là ai, một khi được bình, thì thân giá cao lên gấp bội, người đời lưu truyền, coi đó là lời đẹp.

Nên nhớ rằng, thời đó việc bình phẩm nhân vật là việc lớn trong xã hội. Bất kỳ ai, muốn bước vào xã hội thượng lưu, buộc phải có sự giám định của nhà phê bình quyền uy, qua đó quyết định thân giá của mình, giống như trong thị trường nghệ thuật được các nhà phê bình nổi tiếng khen ngợi, cho là tốt, thì tác phẩm đó mới có giá trị, mới bán được giá cao. Đương nhiên Tào Tháo cũng hy vọng có được lời bình tốt từ Hứa Thiệu, nhưng phải chăng bình phẩm Tào Tháo rất khó, nên Tào Tháo chỉ nhận được lời bình như mọi người đã biết: “Anh là năng thần thời trị, là gian hùng thời loạn”.

triết lý tam quốc

Nghe nói để có được lời bình của Hứa Thiệu, Tào Tháo đã mất nhiều tâm sức, nhưng mặc cho Tào Tháo cầu xin đến mấy, Hứa Thiệu vẫn không chịu nói. Cuối cùng, bị bức đến hết cách, Hứa Thiệu mới nói ra câu đó. Và như vậy, chúng đã hiểu rõ cuộc đời Tào Tháo tới tận khi đậy nắp quan tài.

Hiển nhiên, Hứa Thiệu cũng đã thấy rõ Tào Tháo là một nhân vật. Còn như là năng thần hay là gian hùng, còn phải xem Tào Tháo ở ‘trị thế’ (thời bình) hay ‘loạn thế’ (thời loạn). Thực tình thì ngay từ đầu, Tào Tháo đã muốn là năng thần, liều mình ám sát Đổng Trác để rồi phải bỏ chạy,… thế nhưng vận khí sự nghiệpcủa Tào Tháo lại không tốt, và khi ở vào thời loạn, ông lại trở thành 1 gian hùng, xưng bá một phương, e đó là điều định sẵn.

13. Khổng Minh – “Từ đây ta không còn được ra trận đánh giặc nữa. Trời xanh thăm thẳm, giận này biết bao giờ nguôi”

Sinh thời Khổng Minh thường hoài bão cái chí: ”Ở đời khác thường, làm sự nghiệp phi thường, cùng thì tự tốt lấy ta, đạt thì đem hạnh phúc cho thiên hạ”.

Rốt cuộc, sự nghiệp phi thường nửa đường đứt gánh, độc thiện kỳ thân chẳng xong, kiêm thiên hạ cũng hão huyền. Mặc dầu ông đã cố gắng hết mình cúc cung tận tụy đến chết mới thôi, cộng với cái tài lược hơn người, thế mà tâm trạng Gia Cát Khổng Minh lúc chết, sao mà thật bi ai…

trên thông thiên văn dưới tường địa lý là gì

Gượng bệnh sai tả hữu vực lên chiếc xe nhỏ ra trại đi xem chỗ đóng quân. Gió thu thổi mạnh lạnh buốt tới xương, mới thở dài than rằng:

Từ đây ta không còn được ra trận đánh giặc nữa,
Trời xanh thăm thẳm, giận này biết bao giờ nguôi.
Muôn việc chẳng qua do số vận,
Người sao cưỡng lại nổi lòng trời”.

Cái lý do mà cổ kim anh hùng cũng khó chống lại số mệnh. Việc đời thiên hình vạn trạng, sớm chiều  thay đổi cũng không đi ra ngoài vòng thiên số. Bởi thế, cụ Trạng Trình mới dạy người sau:

Khôn cũng chết, dại cũng chết. Biết thì sống.”

14. Hạ Hầu Đôn – “Tinh cha huyết mẹ không thể bỏ” 

Trong tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa, khi Tào Tháo kéo quân đến bao vây Lã Bố. Lã Bố phái Cao Thuận ra trận để phòng ngự Hạ Bì, khi hai quân giao tranh với nhau trước cửa thành, Hạ Hầu Đôn và Cao Thuận đã có một cuộc giao phong kéo dài 50 hiệp đấu trước khi Cao Thuận rút lui, Hạ Hầu Đôn rượt theo.

câu nói nổi tiếng

Trong khi đó Tào Tính (một viên tướng của Lã Bố) được bố trí phục kích trong bụi rậm và thình lình dương cung tên bắn vào Hạ Hầu Đôn, mũi tên chính xác trúng ngay mắt trái của Hạ Hầu Đôn. Hạ Hầu Đôn khỏe quá nên rút tên ra khi đang găm vào con mắt trái, rồi hét to: “Tinh cha huyết mẹ làm sao có thể bỏ được“, rồi nuốt luôn con mắt vào bụng. Sau đó thúc ngựa xông đến Tào Tính, Tào Tính vì quá bất ngờ trước sự việc như vậy nên đã bị đâm chết. Đâm Tào Tính xong thì Hạ Hầu Đôn cũng bất tỉnh. Đây đúng là một hổ tướng của Tào Tháo, về sau ông được phong tới chức đại tướng quân.

Ánh Trăng

Xem thêm: 21 câu nói kinh điển chỉ có trong Tam Quốc Diễn Nghĩa (Phần 3)