Tiếp theo Phần 1

Xung kích của chủ nghĩa nhân văn

Khi nói đến lịch sử của thời kỳ Văn nghệ Phục hưng, tôi phải nói một chút đến chủ nghĩa nhân văn. Trên thực tế, không có một định nghĩa thống nhất về “chủ nghĩa nhân văn” trong dân khẩu ngày nay, bởi vì tại các thời đại khác nhau, dưới ảnh hưởng của văn hóa khác nhau sẽ xuất hiện lý luận chủ nghĩa nhân văn khác nhau, trong đó cũng có không ít sự xung đột tương hỗ, thậm chí đối lập về quan điểm và lập trường. Từ nguồn gốc Latinh cổ điển của “nhân văn” [Humanitas] hơn hai nghìn năm trước, cho đến sự xuất hiện của từ “chủ nghĩa nhân văn” [Humanism] vào thế kỷ 18, kinh qua quá trình lịch sử này, rất nhiều các chủng loại nhân tố đã làm phong phú thêm nội hàm của nó. Sau khi từ này lan truyền sang phương Đông, nó được người Nhật Bản dịch là “Chủ nghĩa nhân văn”, và sau đó người Trung Quốc đã sử dụng Nhật ngữ này. Giới sử học có thói quen mạo xưng loại phong cách tư tưởng chỉ quan chú vào lý niệm của tự thân con người từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 16, bất đồng với lý niệm thời Trung cổ, gọi là “chủ nghĩa nhân văn” trong lịch sử, có thể coi là một trào lưu tư tưởng được đề cập trong thời kỳ Văn nghệ Phục hưng. 

Thực ra từ phần trước đề cập đến “nhân văn thất nghệ” thì bài viết đã nói về các nhân tố của chủ nghĩa nhân văn rồi. Nói cách khác, chủ nghĩa nhân văn không chỉ bắt đầu xuất hiện từ thời kỳ Văn nghệ Phục hưng, mà cùng với sự phát triển lâu dài của lịch sử, khi các tôn giáo nguyên thủy trong quá trình từng bước đi đến mạt pháp, trường vật chất thuần chính thuở sơ khai dần dần bị trộn thêm những thứ dị chất theo cách không biết không cảm thấy, dẫn đến nó dần bị phá hoại. Trong thời kỳ thành và trụ của tôn giáo, nhờ tác dụng của năng lượng thuần chính cường đại, thì các chủng học thuyết, lý luận phân tạp trong xã hội tự nhiên không có năng lượng làm lay động nhân tâm, từ đó mà hình thành chính niệm kiên định. Do lúc đó thiếu hoàn cảnh vật chất để mọi người đàm luận và giao tiếp, nhiều loại học thuyết khác nhau sẽ tự nhiên tiêu biến. Nhưng khi tôn giáo dần dần bị dị hóa và suy bại, sức mạnh ràng buộc của nhân tâm đối với đạo đức và tín ngưỡng sẽ suy yếu đi, và con người ngày càng hướng ngoại tìm kiếm “tự do”, và ngày càng truy cầu những nhân tố vật chất ngoại thân. Tuy nhiên, đối với những người có nền tảng tư tưởng bạc nhược mà nói, sự tiến bộ về vật chất thường đồng nghĩa với sự mất mát về tinh thần – bởi nhân tâm sẽ bị kiềm chế trong sự ràng buộc, chấp trước đối với vật chất. Nếu tiếp tục phát triển xuống, sau khi hình thành quan niệm chủ nghĩa duy vật liền đối mặt với sự hủy diệt của tâm linh. Từ khi Tòa Thánh vì toan tính tư kim mà cho phép tội đồ dùng tiền chuộc tội, dẫn đến tín ngưỡng bắt đầu bị thương mại hóa, tôn giáo bị suy bại là điều không thể tránh khỏi.

Nói một cách dễ hình dung, khi nền văn hóa tôn giáo nguyên thủy bị các nhân tố khác nhau dần dần pha loãng, và trở nên yếu nhược đến mức không còn có thể che phủ chống đỡ được, thì các thế lực của các nhân tố khác sẽ tự nhiên xuất hiện, xung kích vào não bộ của con người, và tạo thành một thời kỳ của những tư tưởng văn hóa mới tự do và sôi động. Nhưng tư tưởng sôi động và tự do cũng sẽ đồng dạng dẫn đến sự sa đọa dần dần trên tầng diện đạo đức. Đây cũng có thể nói là một sự an bài tất yếu của lịch sử. Thời kỳ Văn nghệ Phục hưng huy hoàng tráng lệ ở chính diện, nhưng lại mang theo sự thoái hóa và mất dần đạo đức luân lý ở hậu diện, thậm chí Giáo hội còn bị thế tục hóa về mặt chính trị và kinh tế.

Không ít người ngày nay lầm tưởng rằng chủ nghĩa nhân văn thời kỳ Văn nghệ Phục hưng là chủ trương dĩ nhân vi bổn (lấy con người làm căn bản), đối kháng với Thần quyền và Giáo quyền; nhưng thực tế không phải như vậy. Nó tương phản hoàn toàn – do hoàn cảnh thời đó vẫn là toàn dân tín Thần, nên mặc dù phong khí đạo đức đang băng hoại cũng không ảnh hưởng đến niềm tin của con người vào sự tồn tại của Thần. Do đó, các học giả của chủ nghĩa nhân văn thời bấy giờ về cơ bản là những người hữu Thần luận, và hầu hết họ là những tín đồ Thiên Chúa giáo chính thống, không ai phản đối sự tồn tại của Thượng Đế, cũng không phản đối địa vị thống trị của Tòa Thánh La Mã. Vì những người này có nhiều mối quan hệ chính trị và kinh tế mật thiết với Giáo hội Thiên Chúa giáo, nên tuyệt đại đa số mọi người căn bản không quyết liệt với Giáo hội, ít nhất trên hình thức họ bảo trì sự trung thành với Giáo hội. Mà Tòa Thánh La Mã cũng có thái độ che chở đối với chủ nghĩa nhân văn, bởi vì các học giả theo chủ nghĩa nhân văn rất nhiều đều sùng thượng sự xa hoa và hưởng lạc, điều này cũng rất hợp khẩu vị đối với những người thống trị Tòa Thánh lúc bấy giờ. Vào thời đó, các giáo hoàng và linh mục cấp cao, những người có đại lượng tài phú, thích sưu tập những món đồ cổ và tác phẩm nghệ thuật có giá trị, đồng thời họ cũng rất ngưỡng mộ nền văn hóa cổ đại của Hy Lạp và La Mã. Giáo hoàng Nicolaus PP. 5, Sixtus PP. 6, Leo PP. 10 và những người khác đều là những nhà tài trợ kinh tế cho phong trào chủ nghĩa nhân văn. Nhiều văn nhân và nghệ thuật gia trong thời kỳ Văn nghệ Phục hưng thực sự đều dưới sự bảo trợ của Tòa Thánh mà tiến hành sáng tác trong lĩnh vực nghệ thuật văn hóa. Ngay cả Francesco Petrarca, người được giới học thuật ngày nay gọi là “cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn”, cũng được Giáo hoàng ở Avignon vô cùng sủng tín và được hưởng thu nhập do Giáo hội cấp.

Có thể thấy, sự từng bước từng bước hướng đến suy tàn của tín ngưỡng tôn giáo phương Tây cũng có nguyên nhân tự thân nó tạo thành. Không nghi ngờ gì nữa, những điều được truyền bởi Cơ đốc giáo nguyên thủy là chính đạo, và một số phương pháp tu luyện được lưu truyền ở Hy Lạp cổ đại cũng là chính đạo, chỉ là con đường mà chúng đi là bất đồng; mà trộn lẫn chúng vào làm một thì tạo thành kết quả mà chúng ta đã nhìn thấy trong lịch sử. Việc tu tâm giản đơn và thuần tịnh nguyên bản ban đầu đã phải nhượng vị (nhường chỗ) cho những thuật ngữ triết học tối tăm khó hiểu, khiến tâm lực con người bị tiều tụy bởi biện chứng học; Sự khao khát và sùng kính kiền thành đối với các vị Thần phải nhượng vị cho các lý luận Thần học phức tạp và lễ nghi tôn giáo càng ngày càng bề mặt. Cho đến ngày nay, những chân ngôn thiêng liêng của các vị Thần Phật vẫn bị nhiều người coi là một thứ học vấn phong nhã phù dung nào đó; còn đối với những người vô thần luận, chúng bị coi là những tiếu thoại cổ xưa được lưu truyền lại. Đây là bài học sâu sắc mà lịch sử đã dạy cho nhân loại. Dĩ sử vi giám – trên con đường trở lại truyền thống, nhìn rõ tất cả những điều này, dùng trí huệ lớn mà xem xét và đối đãi với lịch sử và các trào lưu tư tưởng, mới có thể cho phép chúng ta chân chính phục hưng văn hóa truyền thống và quy chính tự thân.

* * *

Bởi ‘hạn ư thiên phúc’, tôi không thể viết thêm. Bài viết này cố gắng sử dụng ngôn ngữ thông dụng nhất có thể để giải thích ngắn gọn một số điểm có mang những nhân tố có tính đại biểu trong lịch trình chuyển hướng văn hóa tư tưởng nhân loại giai đoạn này, cũng như lý giải một bộ phận hiểu biết rất hạn chế của tác giả. Thực tế, các chủng tình huống, các loại nhân tố quá nhiều, nhiều hơn rất nhiều so với những mô tả thô thiển và bề mặt trong bài viết này; ngoài ra còn có rất nhiều yếu tố vô cùng bàng tạp và các nội hàm to lớn khác chưa được viết ra, bởi tôi không muốn viết các chuyên khảo về lịch sử nghệ thuật hoặc triết học đầy những thuật ngữ chuyên môn, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc đọc hiểu của những độc giả không chuyên, nên một lượng lớn nội dung mang tính chuyên môn đã bị xóa khi hiệu đính bản thảo; Đồng thời, bài viết cũng hữu ý tránh những nội dung Thần học cụ thể như cải cách tôn giáo trong lịch sử. Con người trong thời đại quá khứ, bởi vì họ ở trong đó, nên khó có đủ thời gian để thấy được ảnh hưởng sâu sắc của những nhân tố “Bất nhị pháp môn” và “Bất ngoại cầu” đối với người tu hành, đối với tín ngưỡng, cho tới ảnh hưởng thâm viễn của nó đối với chỉnh thể xã hội. Chỉ khi đã kinh qua lịch sử mà quán thông từ cổ chí kim, chúng ta mới có thể cảm khái sâu sắc được những điều mà các bậc Giác Giả đã nhấn mạnh trong quá trình truyền Pháp giảng Đạo có ý nghĩa trọng yếu thế nào đối với nhân loại và lịch sử. May mắn thay, trong thời đại ngày nay, với sự nỗ lực của nhiều chí sĩ nhân nghĩa có lý tưởng cao cả gánh vác trọng trách nặng nề, văn hóa nghệ thuật truyền thống đã bắt đầu khôi phục trở lại, nhân tâm cũng theo đó mà được quy chính, tương lai cũng sẽ được khôi phục trở về trạng thái thuần khiết hơn, triển hiện sự huy hoàng chân chính của văn hóa Thần truyền.

Tác giả: Arnaud H., Epoch Times, Hương Thảo biên dịch