Ngày Hạ Chí năm nay 2020 lại đúng vào ngày nhật thực, đây lẽ nào là một sự trùng hợp ngẫu nhiên? Tất cả những điều đang diễn ra trên thế giới và Trung Quốc nhìn có vẻ hỗn loạn, tuy nhiên trong đó đều có sự liên quan tinh tế, khéo léo tới không thể nghĩ bàn.
Lũ lụt đang hoành hành, tàn sát dân lành bừa bãi ở lưu vực sông Trường Giang. Đập Tam Hiệp cũng vì thế đang gặp nguy hiểm. Rất nhiều tỉnh, thành phố ở vùng duyên hải ven biển Trung Quốc xuất hiện những hiện tượng dị thường như: cá nhảy khỏi mặt nước, khỉ và các động vật trên núi di chuyển xuống đồng bằng… Mọi người cho rằng, đây có thể là dấu hiệu cho thấy một trận động đất lớn sắp xảy ra. Ngoài ra, làn sóng bùng phát dịch bệnh lần thứ hai bắt đầu xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành phố của Trung Quốc như Bắc Kinh, Tứ Xuyên… Gần đây, lại xảy ra cuộc xung đột nghiêm trọng ở vùng biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ, tình hình hết sức căng thẳng giống như một cuộc chiến tranh… Tiết tấu và tình hình ở Trung Quốc trong sáu tháng cuối năm dường như càng trở lên hỗn loạn hơn…
Ở phần trước bài viết, chúng tôi đã chia sẻ với độc giả mối quan hệ giữa nhật thực, ngày Hạ chí và làn sóng dịch bệnh lần thứ hai. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu mối quan hệ giữa nhật thực, động đất, chiến tranh với vị quân chủ tại nhân gian.
Vào năm Khai Nguyên, thái sử giám thời Đường là Cù Đàm Tất Đạt đã chủ trì biên soạn cuốn sách về chiêm tinh thuật mang tên Khai Nguyên chiêm kinh. Cuốn sách đã sắp xếp, biên soạn tổng hợp nhiều thuật chiêm tinh và thiên văn học của Trung Quốc. Trong đó có đoạn ghi chép rất chi tiết liên quan tới nhật thực.
Tại sao nhật thực xảy ra?
Hán thư – Thiên văn chí có nói: nếu thiên hạ thái bình, ngũ hành vận chuyển bình thường, sẽ không thể xuất hiện nhật thực hay nguyệt thực (Nguyên văn: Thiên hạ thái bình, ngũ tinh tuần độ, vô hữu nghịch hành giả, nhật bất thực sóc, nguyệt bất thực vọng)
Theo quan điểm của người xưa: Trời không thể không có mặt trời, nước không thể không có vua, cũng có thể lý giải, thái dương trên bầu trời đối ứng với quân chủ ở nhân gian. Nếu thái dương xuất hiện điều điều kỳ quái, chắc chắn quân chủ ở nhân gian cũng xuất hiện vấn đề.
Kết hợp với nhiều thuyết pháp khác nhau trong Khai Nguyên chiêm kinh, nguyên nhân xuất hiện nhật thực có rất nhiều, nhưng đại đa số đều có liên quan tới đức hạnh của vị quân chủ, người đứng đầu của một nước.
Quân chủ tự cao tự đại. Xuân Thu Vận Đẩu khu viết: Khi quân chủ tự mình phóng túng, buông thả không tuân theo cổ nhân, nghịch thiên đạo, hung bạo, gây họa loạn sẽ xuất hiện nhật thực. (Nguyên văn: Nhân chủ tự tứ bất tuần cổ, nghịch thiên bạo vật họa khởi tắc nhật thực).
Quân chủ hỷ nộ vô thường, khinh mạn quỷ thần. Lễ Đấu Uy Nghi viết: Quân vương buồn vui tức giận bất thường, coi thường mạng người, sát hại người vô tội, ngạo mạn vô lễ với thiên địa thần phật, tất xuất hiện nhật thực. (Nguyên văn: Quân hỉ nộ vô thường, khinh sát bất vi, lục vô tội, mạn thiên đích hốt quỷ thần, tắc nhật thực).
Quân chủ không có đạo đức. Trong Hoài Nam Tử có viết: Quân chủ hành sự mất đạo đức, tất mặt trời không có ánh sáng xuất hiện nhật thực. (Nguyên văn: Quân thất kì hành, nhật bạc thực vô quang).
Quân vương bạo ngược, hung ác, vô đạo, bề tôi tham vọng muốn mưu phản. Trong Kinh Phòng Dịch viết: Quân vương xử phạt không theo đạo lý, án oan, quần thần liên kết tạo phản tất có nhật thực. (Nguyên văn: Nhân quân mưu phạt bất lý, thần hạ tương khởi, tắc nhật thực bất dĩ sóc hối).
Nhật thực và động đất
Trên thực tế, không hẳn nhật thực xuất hiện thì nhất định sẽ có động đất, hai điều này không có mối liên hệ rõ ràng. Trong Khai Nguyên chiêm kinh cũng miêu tả sống động về hiện tượng nhật thực. Đồng thời, cũng có những ghi chép liên quan tới động đất và nhật thực đồng thời xuất hiện và có những ngụ ý nhất định.
Bề tôi lạm quyền, quân thần bất hòa, sẽ xuất hiện nhật thực và động đất. Bề tôi ham muốn cướp đoạt vương vị, tức gọi là bất hòa, nhật thực và động đất sẽ xuất hiện. (Nguyên văn: Thần dục cư chủ vị, tư vị bất hòa, quyết thực bạch thanh, tứ phương xích, dĩ thực, đích chấn).
Nhật thực và chiến tranh
Có rất nhiều mô tả về nhật thực và chiến tranh trong Khai Nguyên chiêm kinh.
Trong Xuân Thu – Công Dương truyện có thuyết: Nhật thực dị tướng xuất hiện tất đều do bề tôi muốn hành thích vua, con giết cha, quân Di Địch xâm chiếm Trung Quốc. (Nguyên văn: Nhật thực giai thần thí quân, tử thí phụ, di địch xâm trung quốc chi dị).
Điều này không khỏi làm ta lập tức liên tưởng tới sự căng thẳng ở biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ, hơn nữa dải nhật thực lại hướng đông qua khắp Châu Á và Châu Phi. Tại huyện Chamoli, bang Uttarakhand ở phía bắc Ấn Độ nơi tiếp giáp với biên giới Trung Quốc, nhật thực đạt đỉnh điểm với một vầng sáng hoàn hảo quanh mặt trăng. Điều này có ý nghĩa đặc biệt gì ?
Không những vậy, trong các cổ thư cũng có đề cập tới rằng hướng xuất hiện của nhật thực sẽ tương đồng với quốc gia xâm lược. Kinh Thi viết: “Nhật thực, nước có binh đao, đại chiến, từ phương Tây đến chiến thắng”.
Trong sách cũng đề cập đến, nhật thực sẽ đối ứng tai họa của cấp bậc quốc gia, đồng thời nhắc nhở quân chủ cần phải tu dưỡng đức hạnh: “Nhật thực ắt có tai họa quốc gia, nhật thực thì quốc gia thất đức bị diệt vong, nhật thực nên tu đức. Nước vô Đạo, tháng ngày qua đi sẽ thiếu ăn, có quân đội tấn công, quốc gia tiêu vong, và có quốc tang”.
Theo Văn Tư Mẫn, Sound of Hope
Kiên Đinh biên dịch