Làm người như nước. Bạn cao, tôi tình nguyện thoái lui, quyết không nhấn chìm ưu điểm của bạn. Làm người như nước, bạn thấp, tôi sẽ dâng lên, quyết không để lộ khuyết điểm của bạn.
Làm người như nước, bạn động, tôi sẽ đi theo sau, quyết không để bạn cô đơn một mình. Làm người như nước, bạn im lặng, tôi ngồi đợi ở bên cạnh, quyết không quấy nhiễu sự yên tĩnh của bạn.
Làm người như nước, bạn nóng, tôi sẽ sôi trào, quyết không ảnh hưởng nhiệt tình của cậu. Làm người như nước, bạn lạnh, tôi sẽ đóng băng, quyết không chối bỏ giá băng của bạn. Thượng thiện như nước, biết nghe lời phải, đời người được như nước, tùy duyên mà yên ổn.
Làm người như nước: có thể thích ứng với bất cứ hoàn cảnh nào, chính là giống như nước vậy, có thể bao dung vạn vật, bản thân lại vô cùng thuần tịnh. Làm việc như núi: cần phải làm việc một cách hết sức thiết thực, trầm ổn như núi, mang lại cho người ta sự tín nhiệm vững chãi như núi vậy!
Làm người như nước. Nước, trong động có tĩnh, trong tĩnh có động, hết thảy đều là bởi nó mềm yếu dễ chịu.
Lão Tử nói: “Người thiện vào bậc cao (có đức cao) thì như nước. Nước khéo làm lợi cho vạn vật mà không tranh với vật nào, ở chỗ mọi người ghét (chỗ thấp) cho nên gần với đạo. (Người thiện vào bậc cao) địa vị thì khéo lựa chỗ khiêm nhường, lòng thì khéo giữ cho thâm trầm, cư xử với người thì khéo dùng lòng nhân, nói thì khéo giữ lời, trị dân thì giỏi, làm việc gì thì có hiệu quả, hành động thì hợp thời cơ. Chỉ vì không tranh với ai, nên không bị lầm lỗi”.
Tức là vừa hồng dương tinh thần của nước, cũng nói ra một loại triết học xử thế: làm người nên giống như nước vậy, cần phải có tính mềm dẻo lớn nhất. Bởi vì đặc tính của nước mềm dẻo mà có thể thay đổi hình trạng. Ở trong biển cả thì mang hình dáng biển cả, ở trong lòng sông thì là hình dạng của con sông, ở trong cái ly thì là hình dáng của cái ly, còn khi ở trong bình thì là hình dạng của chiếc bình.
Làm người nên giống như nước vậy, trong cái mềm yếu lại có sự cứng rắn, tĩnh lặng, tấm lòng và khí độ to lớn có thể bao dung che chở cho muôn vật.
Người xưa có một câu đối: “Thủy duy năng hạ phương thành hải, sơn bất căng cao tự cập thiên, đại ý là: nước hạ mình chỗ thấp, mới có thể trở thành biển lớn; núi không cậy mình cao, nên mới có thể cao ngang tận trời.
Làm việc thì giống như núi. Núi, từ nghìn ngọn núi cao chót vót, vạn khe tranh đua vẻ đẹp, thác nước bay dưới biển mây, thế núi uốn lượn trập trùng, khí thế hào hùng. Núi, từ trời quang mây tạnh, khói mù lượn lờ hoặc trong cảnh thanh tịnh yên bình trong suốt lộ ra vẻ ưu nhã, kỳ ảo xinh đẹp. Vậy nên làm việc, thì phải giống như núi vậy, phải có tấm lòng của núi, phong cốt của núi, phẩm cách của núi, cùng với nội hàm và nguyên tắc của núi.
Người xưa nói: “Biển lớn dung nạp trăm nghìn sông, tấm lòng bao dung mới trở thành vĩ đại. Vách núi nghìn trượng sừng sững, bởi không mang dục vọng nên có thể giữ mình cương trực”. Con người ta một khi có thể làm được rất mực khiêm tốn, thì có thể tụ họp trăm sông mà thành nên biển lớn. Con người nếu có thể làm được không ôm giữ dục vọng không tranh không giành, thì có thể giống như vách núi dựng đứng, đứng vững đến tận trời cao.
Vậy nên, bên trong câu nói “làm người như nước, làm việc như núi” này ẩn chứa huyền cơ và xảo diệu, chỉ vỏn vẹn 8 chữ đã nói rõ làm người thế nào, và một người nên làm việc ra sao.
Một người chỉ khi đã trải qua đời người dài đằng đẵng, cuối cùng mới có thể hiểu rõ được ý nghĩa thật sự của sinh mệnh, thật ra vốn không phải là đạt được, mà là buông bỏ.
Theo Onesiteworld
Thuận An biên dịch