“Đình huấn cách ngôn” của Hoàng đế Khang Hy là giáo huấn đối với các Hoàng tử, sau do Ung Chính thuật lại, chỉnh lý mà thành, trong đó có phần Hoàng đế chia sẻ về “Giới luật” mà người quân tử phải tuân theo. 

Huấn viết:

“Khổng tử giảng: [Quân tử hữu tam giới: Thiểu chi thì, huyết khí vị định, giới chi tại sắc; cập kỳ tráng dã, huyết khí phương cương, giới chi tại đấu; cập kỳ lão dã, huyết khí ký suy, giới chi tại đắc.] Trẫm kim niên cao, giới sắc, giới đấu chi thì dĩ quá, duy hoặc tham đắc, thị sở đương giới”.

Dịch nghĩa:

“Khổng Tử giảng, người quân tử có giới cấm luôn phải ghi nhớ: ‘Lúc còn nhỏ, khí huyết chưa định, cần phải cấm sắc; trưởng thành tráng niên, khí huyết dương cương, cần phải cấm tranh đấu; khi về già, khí huyết đã suy, cần phải tiết chế dục vọng.] Trẫm nay tuổi đã cao, không gần sắc giới, không ham tranh đấu hơn thua, dù là ham muốn hay chỉ dừng ở suy nghĩ, đều phải nghiêm khắc với bản thân”. 

Ba điều giới cấm này nguyên từ trong cuốn “Luận ngữ” của Khổng Tử. Từ xưa đến nay, ở tại ba phương diện này lưu truyền không ít câu chuyện.

Trẻ tuổi chớ nên gần sắc giới

Trong “Thọ khang bảo giám” có viết: “Sắc giới là ải thứ nhất mà thiếu niên bất kỳ nào cũng phải trải qua. Cửa ải này không qua, thì dù người này có tài cao tuyệt học thế nào cũng tự mình đánh mất phúc hưởng”.

Câu chuyện bắt đầu dưới thời Minh, có một vị kỳ tài rất thông minh, gọi là Lục Trọng Tích. Năm mười bảy tuổi, hắn cùng với lão sư của mình đến trụ tại kinh thành. Đối diện phòng của người này, bên kia có một vị thiếu nữ có tướng mạo vô cùng mỹ miều, người này liền động sắc tâm, hằng ngày thường tìm cơ hội dòm ngó. Lão sư của vị này họ Khâu, biết nhưng không có suy nghĩ cản đệ tử của mình, mà ngược lại còn nói với Lục Trọng Tích: “Thành Hoàng nơi này nghe nói rất linh, ngươi có thể đến cầu xin người, người có thể giúp ngươi thành toàn ước mong”. Vị này sau đó đi tìm tòa miếu đó thật. 

Ngay đêm hôm đó, Lục Trọng Tích mơ ác mộng, khóc thét tỉnh dậy. Mọi người cuống cuồng lại hỏi thăm, người này mới kể lại, trong giấc mơ, hai thầy trò bị Thành Hoàng cho người đuổi bắt. Thành Hoàng tra xét phúc lộc đời này của cả hai thầy trò, thấy dưới tên Lục Trọng Tích có một dòng chữ: “Năm Giáp Tuất, sẽ thành Trạng Nguyên khi tuổi đã cao”, còn bên khung tên lão sư họ Khâu thì không ghi bất kỳ điều gì. Nguyên lai, Thành Hoàng đang tra xét phúc đức kiếp này của hai thầy trò, theo tội dâm ô sẽ cắt bớt phúc đức, đồng thời cũng chọn ra một hình phạt cho họ Khâu. Ngay lúc này, một vị lão già tiến vào thông báo: “Lão sư của ngươi đột nhiên lên cơn đau bụng, sau đó liền qua đời mất rồi”. Còn về phần Lục Trọng Tích sống đời còn lại trong sự nghèo khó, hèn mọn. 

Tâm sắc dục một khi vừa động, liền dẫn khởi rất nhiều các ác niệm khác. So với những quan niệm “nghiêm khắc” của truyền thống, văn hóa hiện đại ngày nay được coi là “cởi mở”, “ủng hộ tình cảm bình đẳng”… nhưng kỳ thực lại giống như chiếc hộp Pandora, một khi tháo bỏ cơ sở cố hữu để câu thúc bản thân, sẽ mở ra rất nhiều các thứ ác tâm khác. Thấy một cô gái xinh đẹp liền động tâm, ảo tưởng ra một mối quan hệ hão huyền mà sinh ra nhiều dục vọng, ham muốn thu phục đối phương, tâm liền chìm vào sắc dục mà sinh ra các loại tham luyến si tâm.  

Câu nói “Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu” trước đây hàm nghĩa sâu sắc là ca ngợi sự hiền thục, đức hạnh biến trở thành coi trọng dung mạo như hoa, như ngọc. Ở thời hiện đại, đó lại trở thành cái cớ để nhiều người vin vào truy cầu sắc dục. 

Với những hình phạt dành cho người động tâm sắc dục từ trong nhiều câu chuyện được lưu truyền trong dân gian qua các thời triều đại, có thể tổng kết thành 4 chữ “Tổn, Tước, Giảm, Chặt”. Hao “tổn” đi phúc phận được tích từ tổ tiên, tiền tài cũng không mấy chốc mà không còn gì nữa, không cách nào làm giàu, cả đời phải sống nghèo khó, vất vả. “Tước” đi con đường công danh, sự nghiệp. “Giảm” sức khỏe thân thể, càng ngày cơ thể càng biến nhiều bệnh, huyết khí không sung, tự dẫn đến bệnh. Và “Chặt” đứt con đường hậu thế, đắm chìm quá độ vào sắc dục, về già sẽ không con, không cháu. 

Ảnh minh họa: Zhihu.

Tráng niên dương cương nên tránh tranh đấu, hơn thua

Tuổi tráng niên, khi huyết cương cường, thanh niên thường nóng tính, không nhẫn được, chỉ một chút xíu mâu thuẫn cũng không nhịn được, vì vậy mà dẫn tới họa. 

Có câu: “Thất phu chịu nhục, tuốt kiếm tương đấu”, tính khí mạnh mẽ bởi vì không thể không chế bản thân, dễ dàng nổi giận, động thủ tổn thương người cũng chính là đang tổn thương bản thân. Đặc biệt xã hội hiện đại đang nêu cao cái gọi là “tinh thần” tranh đấu”, đề cao tính háo thắng, mạnh mẽ, “chim không dậy sớm không bắt được sâu”. Tất cả bị đặt vào một xã hội đầy tư lợi, là nơi nếu không có sự cạnh tranh khốc liệt thì không thể tiến bộ, vì chút lợi nhỏ trước mắt mà không trừ thủ đoạn, việc xấu nào cũng dám phạm phải. Tất cả ác niệm đều xuất phát từ “tâm tranh đấu”. 

Có một câu chuyện cổ kể rằng, tại một quận ở phía Bắc Trung Hoa, có một đám thanh niên vô lại ra tay hành hung một người trung niên. Trận hành hung khiến người trung niên mặt mũi bầm dập, môi và mũi bị dập, chảy rất nhiều máu. Thế nhưng kỳ lạ là từ đầu đến cuối, người trung niên kia không một chút phản kháng lại, đá, đấm, đạp, chửi rủa cũng không tránh né. Mọi người xung quanh vây xem đều cảm thấy vị kia quả là bị đánh đến “hỏng não” luôn rồi. 

Một lát sau, bè lũ quân vô lại bỏ đi, có một ông lão tốt bụng đến đỡ người trung niên này dậy, cầm máu cho anh này, lúc này mới phát hiện người trung niên này người rất săn chắc, trang phục mặc trên người xem ra là một vị thầy dạy võ, xem ra là một người khá lợi hại. Ông lão không hiểu, nếu có võ sao lại để bản thân bị đánh đến máu me khắp mặt đến thế, bèn hỏi chuyện. Vị này trả lời: “Người học võ chú trọng võ đức. Những người kia ra tay cùng lắm chỉ tạo ra vết thương ngoài da, sẽ không gây nguy hiểm được. Nhưng nếu ta ra tay đánh trả thì có thể dẫn đến án mạng”.

Tuổi già cần tiết chế dục vọng

Người lớn tuổi, khí huyết trở nên suy bại, thân thể cũng dần dần trở nên lão hóa, từ tinh thần đến cơ thể đều phải được an tĩnh tịnh dưỡng. Nếu vẫn còn ham công danh, lợi lộc, cả ngày đều suy nghĩ, lo lắng lợi ích của bản thân biến mất, áp lực đè nặng lên tinh thần, tinh thần hao tổn, thân thể cũng trở nên kém hơn. Vì thế với những người tuổi đã cao nên phải chú ý đến tu tâm, dưỡng tính, tránh để bản thân phải lao lực. Trong “Lễ ký – Khúc lễ” có viết: “Đến tuổi bảy mươi, đem mọi thứ mà truyền lại con cháu”.  

Ảnh minh họa: Samopoznanie.

Vào thời nhà Thanh (Trung Quốc) có một vị quan tên gọi là Trần Kỳ Nguyên từng kể lại một câu chuyện về tổ phụ (ông nội) mình như sau. Trần gia tổ phụ thời trẻ đọc “Luận ngữ” của Khổng Tử, trong đó có viết: “Cập kỳ lão dã, huyết khí ký suy, giới chi tại đắc”, ông cảm thấy câu nói có phần thừa thãi, “Tuổi cũng đã già, mọi thứ tự nhiên cũng dần phai nhạt, hà cớ gì còn phải giới cấm?”. 

Sau đó, Trần gia tổ phụ được lệnh đến Từ Châu, khi đó cũng đã qua 60 tuổi. Tại đây, có phát sinh một vụ án, người gây án liền hối lộ ông một vạn lượng bạc trắng, mong ông châm chước một chút. Nhưng ông đã kiên quyết từ chối. 

Nhưng lúc đêm xuống, nằm trên giường, ông lại trằn trọc không ngủ được, trong lòng rối như tơ vò, cảm thấy bản thân mình đã bỏ lỡ một món tiền lớn, dù biết bản thân làm đúng, nhưng vẫn cứ không ngủ được. Sau đó, Trần gia tổ phụ liền bật dậy, cho bản thân một cái tát, cảnh cáo: “Họ Trần kia, ngươi nếu có suy nghĩ bất chính như vậy, thật uổng bản thân đã sống quá nửa đời người”, dứt lời ông liền ổn định lại được tâm thái, nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Sang ngày thứ hai, ông tỉnh dậy, câu đầu tiên ông nói là: “Ta đã quá tự phụ, lời bậc Thánh nhân nói quả nhiên có lý”. 

Nguyên nhân làm ông trằn trọc mất ngủ chính là tâm lợi, ham muốn một vạn lượng bạc trắng kia. Rất may là ông đã kịp thời tu tâm dưỡng tính, chấn chỉnh bản thân mình và nhận ra thiếu sót. Thuở niên thiếu đã được đọc “Luận ngữ”, những lời giáo huấn của Thánh hiền còn văng vẳng bên tai, nhưng phải qua tuổi 60, ông mới chân chính hiểu được lời giáo huấn ấy. 

Trâm Anh
Theo Secretchina

Video: Lịch sử che giấu tội ác của chính quyền Trung Quốc

videoinfo__video3.dkn.tv||50949d31a__

Từ Khóa: