Người Việt thường nói: “Tam thập nhi lập”, tuổi 30 được xem là dấu mốc quan trọng của đời người. Khi bước sang lứa tuổi này, những câu hỏi xoay quanh bạn cần phải được giải mã hoàn toàn. Đâu là lỗi lầm lớn nhất của mình, bạn học được gì từ nó, hay điều gì khiến bạn hối tiếc nhất… tất cả đều phải được trả lời ngọn ngành. 

Thời thanh xuân của chúng ta ào xuống như một cơn mưa rào, chưa kịp tạnh khô đã vội biến mất. Thời thanh xuân tưởng ngắn, tưởng chỉ để tạo ra đủ kiểu kỷ niệm hồi ức nhưng lại có biết bao mốc thời gian quan trọng. Sau những năm tháng tuổi 20 khám phá bản thân, tuổi 30 là thời điểm bạn xác định những bước tiến xa hơn về sự nghiệp cũng như cuộc sống cá nhân của mình. Sau đây là 8 điều mà những người ở ngưỡng cửa tuổi 30 cần ghi nhớ:

1. Chú trọng tích lũy trong công việc

Trong xã hội hiện đại, công việc đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu, bởi nó mang đến nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống mỗi người. Có đến 1/3 thời gian hằng ngày, thậm chí lâu hơn nữa, chúng ta sống ở công ty, văn phòng làm việc. Nếu công việc chỉ đơn thuần là đi làm, lĩnh lương cố định “ba cọc ba đồng”, sống những ngày tháng đơn giản thì cả đời bạn có lẽ cũng sẽ trôi đi như vậy. Nhưng một người có mục tiêu luôn biết lựa chọn một công việc phù hợp có thể phát huy giá trị của bản thân, thậm chí phải nỗ lực hết sức mới đạt được thành tích.

Người hiểu được cách không ngừng học hỏi, tích lũy và đề cao trong công việc thì năng lực của bản thân mới có thể ngày càng hoàn thiện. Càng tích lũy được nhiều, kể cả là tiền bạc, kinh nghiệm, quan hệ, đạo đức, bạn sẽ càng có được một cuộc sống thoải mái, tự do hơn.

Chú trọng tích lũy trong công việc. Ảnh dẫn theo afamily.vn

2. Học cách quản lý tài sản

Kiếm tiền, tiết kiệm và đầu tư, hãy học cách quản lý tài sản của mình một cách khôn ngoan. Khi còn trẻ, nhiều người thường có thói quen kiếm được 10 đồng thì tiêu hết 8, thậm chí có lúc hết cả 10 đồng. Tuy nhiên, bạn sẽ dần phát hiện ra rằng cách chi tiêu đó của mình thực sự không ổn. Chi tiêu hoang phí không có kế hoạch không thể phát huy tối đa giá trị của những đồng tiền mình cực nhọc kiếm được. Vả lại tới lúc thật sự cần tới tiền, bạn cũng không biết đào đâu ra.

Quản lý tiền bạc không phải là chi tiền mà chính là hoạch định kế hoạch thu chi số tiền hàng tháng của bạn một cách hợp lý vừa đủ, dự phòng rủi ro cho tương lai. Nói một cách đơn giản quản lý tài sản bao gồm hai điểm. Một là dùng tiền chi tiêu cho những việc thực sự cần thiết. Hai là thông qua đầu tư để tiền có thể sinh lợi ra tiền.

3. Tìm được đối tượng cho một nửa cuộc đời còn lại

Tới tuổi 30, đa phần những người bạn xung quanh cùng độ tuổi đều đã thành gia lập thất. Nếu tới độ tuổi này chưa có một người ân cần hỏi han, đợi bạn về nhà, thấu hiểu chia sẻ và yêu thương, dù nhiều dù ít mỗi người đều có đôi chút tủi thân, buồn bã. Mỗi người đều không thể mãi là một hòn đảo cô độc. Cho dù bạn có mạnh mẽ tới cỡ nào cũng cần một chỗ dựa. Có một người bầu bạn sẽ giúp những phấn đấu nỗ lực của bạn trở nên có ý nghĩa, giúp cuộc sống của bạn sau giờ làm trở nên ấm áp và có động lực hơn.

Từ tuổi 30, nếu có thể tìm được đối tượng cho nửa cuộc đời còn lại của mình, xây dựng được một gia đình nhỏ cho bản thân, bạn sẽ yên tâm phấn đấu nỗ lực trong sự nghiệp. Một kế hoạch cho tương lai của hai người sẽ giúp bạn càng muốn cố gắng hơn cho cuộc sống tương lai của hai người.

Tìm được đối tượng cho một nửa cuộc đời còn lại. Ảnh dẫn theo sendo.vn

4. Có một vài người bạn tâm giao

Khoa học đã chứng minh có được tri kỷ chia sẻ, tâm giao, con người sẽ sống càng lâu hơn.Trong cuộc đời nếu không có một vài người bạn để chia sẻ buồn vui thì cuộc sống không có nghĩa gì cả.

Khi có bạn tâm giao, cuộc sống của bạn khi vui sẽ có người chia sẻ khi buồn cũng có người để bày tỏ nỗi lòng. Khi u buồn có người cùng bạn uống rượu, muốn khóc có người cho bạn mượn bờ vai, đó chính là một niềm hạnh phúc.

Ai cũng có lúc yếu đuối, cũng có lúc thấy tự ti, mặc cảm về bản thân. Một người bạn tâm giao có thể giúp bạn bày tỏ hết cảm xúc của bản thân. Họ có thể khóc, có thể cười, nhận mọi cảm xúc của bạn, từ đó làm bạn trở nên mạnh mẽ kiên cường hơn.

5. Tự học cách giúp bản thân được vui vẻ

Đứng từ một khía cạnh nào đó mà nhìn nhận, ở vào độ tuổi 30, hãy cố gắng học cách sống một chút cho bản thân, yêu thương, trân quý sinh mệnh của bản thân và tìm được cách thức tự giúp mình vui vẻ. Ví dụ có hai điều làm bạn có hứng thú sau giờ làm việc là nghỉ ngơi và giải trí. Nấu ăn, đọc sách, đi du lịch… bất kể môn giải trí nào giúp bạn tăng cường sức khỏe và tăng thêm hứng thú trong cuộc sống đều nên tích cực tham gia.

Không ở trong độ tuổi 20 không có nghĩa là bạn cần phải dừng việc có những niềm vui”. Một doanh nhân thành công cho biết ông dành phần lớn tuổi 30 của mình để đuổi theo tiền bạc và nó chỉ làm cho ông thêm không hài lòng và hoài nghi hơn về cuộc sống.

Đến tuổi 30 càng không thể xây dựng niềm vui trên cơ sở vật chất bởi dục vọng ham muốn về tiêu tiền vĩnh viễn không bao giờ là đủ. Hãy học cách tìm lấy những nguồn vui nằm ngoài việc hưởng thụ mua sắm vật chất.

Tự học cách giúp bản thân được vui vẻ. Ảnh dẫn theo hoakhoidatviet.com

6. Tự học cách điều chỉnh tâm trạng xấu, học cách suy nghĩ lại chuyện đã qua

Ai cũng có những lúc buồn chán, hoài nghi năng lực của bản thân và uể oải, thiếu năng lượng. Khi bản thân có những biểu hiện này cần làm thế nào? Điều không thể thực hiện nhất đó là tuyệt vọng, tự giận mình và phá vỡ tự ngã bản thân.

Trước tiên hãy tìm cho bản thân một lối thoát, ví dụ bạn có thể vận động để ra mồ hôi, tìm bạn để bày tỏ hoặc cho phép bản thân chạy trốn. Tuy nhiên sau khi bình tĩnh trở lại hãy học cách hướng nội, nhìn lại mọi chuyện, cố gắng để cảm xúc tình cảm của bản thân luôn ở trạng thái tương đối ổn định.

7. Hãy đọc nhiều sách

Người phương Tây có câu: “Những cuốn sách bạn đã từng đọc, những con đường bạn từng qua, những người bạn từng yêu đều ẩn nấp trong khí chất của bạn“. Đọc sách chính là một phương thức để bạn sống thực với chính bản thân.

Sách có thể làm phong phú hơn cuộc sống của một người, giúp bạn có một nội tâm trở nên phong phú, tăng cường tri thức và trí huệ. Trong khi giao lưu với những nhân vật trong sách, bạn sẽ học được rất nhiều đạo lý, hiểu được sự rộng mở, bao dung và nhiều điều chưa từng được trải nghiệm trong thế gian này.

Đừng nên sợ việc đọc sách là “vô dụng” bởi nó cũng khá giống với việc bạn ăn cơm. Cho dù sau đó bạn có quên đi những gì trong sách đã viết, nó cũng sẽ mãi ở trong xương thịt bạn, trở thành một phần tâm hồn trong bạn.

Hãy đọc nhiều sách. Ảnh dẫn theo 2sao.vn

8. Vận động nhiều, ăn uống điều độ, đảm bảo giấc ngủ

Khi đến một độ tuổi nhất định, cơ thể bạn đôi lúc sẽ không còn nghe lời, cũng không chịu nổi những dày vò. Rất nhiều người ngồi làm việc một chỗ suốt 8 tiếng tại văn phòng. Nếu không vận động, cơ thể mệt mỏi và nảy sinh các loại bệnh tật. Không ngủ đủ giấc sẽ không có đủ minh mẫn, sáng suốt để làm việc.

Hãy khỏe mạnh. Đó là ưu tiên số một. Không nên để tuổi 30 của bạn trở nên chậm chạp và mệt mỏi,” chuyên gia thiết kế của Michael Dorian Bach chia sẻ.

Bởi vậy vận đông nhiều, ăn uống điều độ và bảo đảm ngủ đủ giấc chính là có trách nhiệm với hiện tại và tương lai của chính bản thân mình.

Bình Nhi