Xuân Lai và Yến Tử là một đôi vợ chồng mới kết hôn. Sau khi kết hôn hai vợ chồng có mở một công ty nhỏ. Công việc kinh doanh ở công ty khá thuận lợi, mặc dù ngày ngày đều bộn bề công việc nhưng đều rất vui vẻ. Không lâu sau thì đứa con trai tên Hạ Dương ra đời, thành một gia đình đầm ấm hòa thuận luôn ngập tràn tiếng cười.
Nào ai ngờ được, những ngày nắng đẹp bị thay bởi những đám mây đen mang theo giông bão cuốn đến. Xuân Lai mắc một căn bệnh mà suy kiệt đến mức phải nhập viện. Anh phải qua nhiều đợt xét nghiệm để rồi nhận được chẩn đoán mắc bệnh xơ gan giai đoạn muộn. Sau nghi nghe tin, Xuân Lai chìm vào bóng tối của căn phòng đầy mùi thuốc lá nồng nặc.
Biết rằng căn bệnh của mình là không thuốc nào hiện nay có thể chữa khỏi nhưng Xuân Lai và vợ mình là Yến Tử không hề bỏ cuộc. Họ đi khắp các nơi, tìm gặp các bác sĩ giỏi nhất để cầu cứu chữa trị. Bao nhiêu tiền kinh doanh kiếm được trong thời gian qua cứ thế mà bay đi, bệnh tình Xuân Lai thì ngày một nặng hơn.
Xuân Lai nằm trên giường bệnh đã được 2 năm, con người khỏe mạnh vạm vỡ vui cười với vợ con ngày xưa nay trở thành gầy gò, đen sạm, thay đổi cả hình dạng. Yến Tử vừa phải chăm chồng, vừa phải đưa đón con trai đi học, vừa phải phụng dưỡng bố mẹ chồng, đêm ngày vất vả cũng khiến cô tiều tụy đi nhiều.
Một ngày nọ, Yến Tử có tình cờ gặp một người bạn cũ, sau khi nghe cô chia sẻ về tình hình sức khỏe của chồng mình người bạn liền lập tức giới thiệu với cô về một môn khí công đang thịnh hành. Đây là môn khí công rèn luyện thân thể, là tinh túy của văn hóa truyền thống Trung Hoa, không chỉ rèn luyện cơ thể, nuôi dưỡng nhân cách đạo đức mà còn có tác dụng thần kỳ trong việc điều trị những căn bệnh nan y. Và Yến Tử đã bỏ công tìm hiểu về Pháp Luân Công; cô cảm thấy phương pháp này rất đơn giản cùng với những động tác nhẹ nhàng rất phù hợp với thể trạng của Xuân Lai. Cô đã đi gặp những người tu luyện Pháp Luân Công để tự mình tìm hiểu và trải nghiệm một chút.
Sau đó có một người bạn khác cũng nói với Yến Tử rằng Pháp Luân Công rất dễ học, lại có hiệu quả cao, là Đại Pháp thượng thừa của Phật gia. Pháp Luân Công vào năm 1993 thậm chí đã giành được giải thưởng cao nhất trong Hội sức khỏe Đông Phương tại Bắc Kinh. Yến Tử trong lòng rất vui mừng, trong tâm nghĩ: trên đời này vẫn có một thứ tốt như thế này sao, và cô đã đưa Xuân Lai đến thực hành.
Xuân Lai và Yến Tử ngày ngày đến công viên luyện công cùng mọi người. Nghe theo sự chỉ dẫn của các phụ đạo viên, Xuân Lai về nhà hàng ngày đọc sách, học pháp. Một tháng trôi qua, thân thể của Xuân Lai đã có sự cải biến rõ rệt. Hàng ngày anh đều chiểu theo những nguyên lý được chỉ dạy trong sách áp dụng vào trong cuộc sống và tham gia luyện công đều đặn. Thuốc lá, rượu bia và những thói xấu trước kia anh đều bỏ được lúc nào không biết.
Ba tháng tu luyện trôi qua lúc nào không hay, cùng với đó là con người ngày xưa của Xuân Lai đã được phục hồi, tự thân anh cũng cảm thấy thật kì diệu. Xuân Lai đến bệnh viện và kiểm tra lại tinh trạng gan của mình thì kì lạ thay, không hề còn một chút dấu hiệu nào của căn bệnh quái ác trước đây. Xuân Lai trở về lập dựng lại công ty và gia đình anh lại đầy ắp niềm vui tiếng cười.
Một người bạn nghe nói về sự kì diệu từ Xuân Lai đã quyết không tin, anh ta nói: “Đến bệnh viện còn không thể chữa trị dứt điểm, luyện công chỉ 3 tháng lại có thể hoàn toàn chữa được khỏi ư? Thế thì cần bác sĩ làm gì đây?”. Người bạn đó còn đến tận bệnh viện để kiểm tra lại kết quả thăm khám của Xuân Lai; thấy đúng là không còn chút mầm mống bệnh nào hết, lúc đó anh ta mới thực sự tin chuyện của Xuân Lai.
Mấy tháng sau, người bạn này từ trong bệnh viện gọi điện đến Xuân Lai bảo rằng muốn Xuân Lai đến thăm. Hóa ra người bạn này bị bệnh chướng nước dạ dày, nhập viện được một tháng nay rồi. Bác sĩ đã rút từ bụng anh ấy một chậu nước, rất kinh khủng. Anh ấy muốn Xuân Lai giới thiệu cho anh ấy về Pháp Luân Công và về cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”, anh ấy muốn sau khi xuất viện sẽ luyện công.
Xuân Lai trở về và nói với Yến Tử, hai vợ chồng suy nghĩ bàn bạc với nhau. Họ nghĩ rằng họ nên đưa Pháp Luân Công truyền đến nhiều người hơn nữa. Vì vậy, họ đã dùng tiền từ công việc kinh doanh của mình là 100,000 nhân dân tệ để thuê một phòng triển lãm tại thành phố và thương thảo với trạm tư vấn để tổ chức các cuộc triển lãm tranh và thư pháp của các học viên Pháp Luân Công.
Vào ngày triển lãm thư pháp và hội họa, có rất nhiều người đến xem. Triển lãm trưng bày các tác phẩm thủ công của những học viên Pháp Luân Công, tranh vẽ và rất nhiều tác phẩm thư pháp khác, đặc biệt còn phát băng ghi âm bài giảng của sư phụ Lý Hồng Chí của pháp môn này để mọi người tìm hiểu. Các phụ đạo viên cũng có mặt ở đó để giới thiệu và hướng dẫn mọi người học Pháp, luyện công.
Con trai 9 tuổi Hạ Dương của Xuân Lai có nhiều bức họa chủ đề “Tu Tâm” đóng góp trong cuộc triển lãm, nhận được rất nhiều sự tán thưởng của khán giả. Buổi triển lãm diễn ra vào 4 ngày cuối tuần, nên tạo được tác dụng rất lớn, những người nhập môn tu luyện Pháp Luân Công càng ngày càng nhiều. Xuân Lai ngoài việc luyện công mỗi ngày, còn bận rộn với công việc kinh doanh; và vì cô nghe lời Sư Phụ, kinh doanh theo cách trung thực và chân chính nên hiệu quả kinh doanh của cô cực kỳ tốt đẹp.
Tuy nhiên, vào ngày 20 tháng 7 đen tối của năm 1999, Pháp Luân Công bắt đầu bị chính phủ cấm đoán và đàn áp. Cảnh sát công khai bức hại học viên Pháp Luân Công; các công viên và quảng trường không được phép luyện công và đều treo biển ‘Cấm tập’. Xuân Lai và Yến Tử nghĩ thế nào cũng không thông, tại sao một môn khí công tốt như vậy lại bị cấm?
Hiến pháp Trung Quốc quy định mọi người có quyền tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận, mọi người đều có quyền nói lên sự thật. Một gia đình đứng lên nói, rằng dùng lý lẽ này để thuyết phục vị lãnh đạo địa phương của họ là không có tác dụng. Nghĩ thế nên cả nhà họ 3 người đã xách hành lý lên đường đến Bắc Kinh, bắt đầu cuộc hành trình đi đòi lại chân lý.
Khi cả nhà đặt chân đến Bắc Kinh, gặp được rất nhiều các học viên có cùng cách nghĩ về sự việc xảy ra, mọi người đều muốn tìm chính quyền để phản ánh tình hình. Mọi người đến thỉnh nguyện tại cổng Trung Nam Hải, nhưng đã thấy có rất nhiều cảnh sát đứng vây quanh; một số học viên Pháp Luân Công khi tìm cách phản ánh tình hình đã bị bắt vào xe cảnh sát bởi các nhân viên cảnh sát mặc thường phục.
Vì không được phép đến phòng thỉnh cầu để báo cáo tình hình, mọi người đã đến Quảng trường Thiên An Môn gần đó để nói rõ sự thật với người dân trong nước và nói về lợi ích của Pháp Luân Công; vì có nhiều người ở đó nên tin tức sẽ lan truyền nhanh và rộng hơn. Vì vậy, tất cả mọi người lại cùng nhau đến Quảng trường Thiên An Môn.
Tại đây, thực sự có rất nhiều học viên đang tập trung. Họ đồng thanh hô “Pháp Luân Đại Pháp Hảo (Pháp Luân Công là tốt đẹp)”; lẫn vào đó là những tiếng la hét của cảnh sát, tiếng còi xe cảnh sát inh ỏi. Sau đó, những học viên bị đánh đập và bắt giải lên xe. Âm thanh hô khẩu hiệu dần bị lắng đi, thay vào đó là các tiếng kêu thét. Điều đó khiến Xuân Lai và Yến Tử có chút lo lắng.
Làm thế nào đây? Xuân Lai và Yến Tử do dự hướng ánh mắt về phía nhau. Họ không để ý đứa con trai Hạ Dương, khi nhìn thấy những học viên Đại Pháp bị bắt, đã rút ra từ trong túi của Xuân Lai tấm biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” và giơ lên đỉnh đầu.
(còn tiếp)
Uyển Vân biên dịch