‘‘Tống Tử Thiên vương đồ’’ là một tác phẩm hội họa nổi tiếng của Ngô Đạo Tử. Đây được xem là tác phẩm họa liên hoàn xuất sắc. Bức tranh miêu tả cảnh Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời, được phụ thân là vua Tịnh Phạn ôm đến thái miếu để chư thần làm lễ. Là một kiệt tác nghệ thuật có giá trị thưởng thức và bộc lộ tài năng bút pháp như thần của Ngô Đạo Tử.

Bản vẽ chia làm ba phần: phần thứ nhất miêu tả một vị vương giả cùng với các vị thần ngồi ngay ngắn ở giữa, một bên là vị thần cầm văn bản, cung nữ nâng nghiên mực, một bên là võ tướng với cây đao trên tay vung đao vây xà, võ tướng Lực Sĩ hàng phục Cự Long.

Phần thứ hai đoạn thứ hai vẽ chính là một vị ngồi ở tảng đá bên trên bốn cánh tay khoác phát tôn thần, phía sau Liệt Diễm hừng hực. Tượng thần hình dáng tướng mạo quỷ dị, khá đủ khí thế, hai bên trái phải là tay nâng pháp khí Thiên nữ thần nhân.

Phần thứ ba vẽ Thích Ca Mâu Ni giáng sinh, cha của Ngài ôm Ông đến Tự Miếu để làm lễ.

(Nhấp vào ảnh để phóng to)

‘‘Tống tử thiên vương đồ’’ – nét vẽ có thần của Ngô Đạo Tử

Chiêm ngưỡng bức họa, người xem khâm phục nét vẽ rất có thần của Ngô Đạo Tử. Ngay trong phần thứ nhất, ông khắc họa Thiên Vương hai tay ở tư thế: đè đầu gối, thần thái uy nghiêm.

Nữ hầu có thái độ an hòa, bình thản trong khi võ tướng thì lại nắm chặt tay đao như đề phòng bất trắc.

Phía sau là hình ảnh quan văn tay cầm như tấu sớ, cung nữ bưng nghiên mực, như để chép lại sự kiện giáng thế của Phật Thích Ca Mâu Ni, cùng xuất hiện trong nhóm nhân vật này là hình ảnh tiên nữ mang bình hoa sen với sự hộ tống của một vị thần, minh chứng cho sự nghênh tiếp hoan ca của thiên thượng khi sự kiện giáng thế để cứu độ chúng sinh của Đức Phật.

Hình ảnh rồng thiêng bay lượn cùng với thần linh xuất hiện để chứng giám cho buổi lễ này. Xa xa lại xuất hiện hình ảnh khá kì bí, hình ảnh quỷ vương với bộ mặt đáng sợ như hung tợn, như dọa nạt, như uy hiếp. Phía sau là hình ảnh của một vị Phật như thể đây là ân bài để bảo hộ cho Đức Phật, phải chăng cũng mang theo dụng ý ma kia vĩnh viễn không thể cao hơn Phật, sự tồn tại của Ma cũng chỉ là để kiểm chứng cho bản lĩnh của người chân tu.

Bút pháp miêu tả nhân vật của họa sĩ khiến người xem trầm trồ thán phục. Nhân vật trong tranh thì nhiều, mỗi vị đều mang một vẻ kì bí. Tiết tấu trong đường nét chập trùng, liên hoàn.

Tác giả khắc họa hình ảnh biểu lộ của Tịnh Phạn Vương với cử chỉ và hành động rất cẩn thận, nâng niu đối với nhi hài Phật Thích Ca Mâu Ni.

Vương Hậu theo sát phía sau cùng với đó là sự nghênh tiếp của các vị thần.

Vua Tịnh Phạn nâng niu hài nhi Thích Ca Mâu Ni (nhấp vào ảnh để phóng to)

Trong bức Tống Tử Thiên vương đồ tác giả mô tả phu nhân với khuôn mặt phúc hậu hiền lành, hầu gái với sắc thái ngoan hiền nhu mì dễ bảo, quỷ thần thì giương nanh múa vuốt, thú linh thì bay lộn sống động. Nét vẽ uyển chuyển mềm mại. Trí tưởng tưởng của tác giả rất phong phú nên khi ông vẽ tới những chi tiết về quỷ thần hay thú linh đều rất có hồn mà mô tả trọn vẹn sắc thái của từng nhân vật.

Nhưng trong bức họa người ta có thể cảm nhận được bầu không khí ở buổi lễ cho nhi hài Phật Thích Ca Mâu Ni được phản ảnh bằng những hình ảnh tương phản. Những nhân vật có mặt tại buổi lễ đó được chia làm hai sắc thái. Một thì ôn hòa vui mừng hoan ca, một thì kịch liệt muốn phá hoại. Trên trời cùng nhân gian, đều loan tin đại hỉ, thì đâu đó lại có sự căm hận. Ngay trong bức tranh này, ta đã thấy được dụng ý của tác giả: Thánh nhân hạ thế truyền Đạo cứu độ chúng sinh thì đều có ma tà can nhiễu.

Phía trước của Tịnh Phạn Vương là hình ảnh rất hung tợn, tay lăm le binh khí như muốn động thủ nhằm cản trở bước chân đi của Tịnh Phạn.

Điều đó như để hiểu mỗi bước đi của một bậc thánh giả khi hạ thế xuống thế gian truyền pháp độ nhân thì đều có sự can nhiễu, cản trở của tà mà oai đạo. Con quỷ đó có vẻ như tay cầm phương trượng nhưng lại tới để phá hoại pháp mà Đức Phật sẽ truyền.

Phải nói rằng, bức họa như mô tả được chặng đường từ khi hạ thế tới khi truyền Pháp của Đức Phật, hay cả những ma phá hoại Pháp mà Ngài truyền. Đây quả thực là trong họa có ý rất thâm sâu.

Trong bức Tống tử thiên vương đồ, ta có thể thấy rằng ở thời của Ngô Đạo Tử, Phật giáo đã ăn sâu vào trong tiềm thức và được truyền bá rộng rãi trên lãnh thổ Đại Đường. Và cũng đồng nghĩa với việc nghệ thuật ở thời kì này cũng chịu ảnh hưởng rất sâu sắc của Phật giáo và ngược lại.

Chính vì vậy ngay trong bức họa người xem có thể thấy hình ảnh khắc họa trong tranh từ trang phục tới hình dáng của nhân vật hoàn toàn mang phong cách của Đại Đường. Cách tác giả vẽ khuôn mặt của phu nhân tới cung nữ cũng mang khuôn mặt đầy đặn. Mang tiêu chuẩn về vẻ đẹp của phụ nữ thời Đường.

Bằng bút pháp nghệ thuật tinh xảo, Ngô Đạo Tử miêu tả rất chân thực thế giới nội tâm của từng nhân vật. Qua chi tiết nhỏ là hình ảnh thiếu nữ tay bưng đèn thì ngọn lửa bập bùng được thể hiện sinh động chuẩn xác.

Bút pháp nghệ thuật tinh xảo điêu luyện của Ngô Đạo Tử

(Nhấp vào ảnh để phóng to)

Tổng tử thiên vương đồ là một tác phẩm làm nổi bật tài năng miêu tả nhân vật một cách tinh tế của Đạo Tử.

Sự bài trí nhân vật qua các nhóm hình tượng một cách hài hòa hợp lí khiến cục diện của bức tranh có khoảng không thoáng đạt. Nét vẽ biến hóa không ngừng, lúc mạnh mẽ, rắn chắc khi mềm mại uyển chuyển.

Tác giả rất thành công trong thủ pháp so sánh để làm nổi bật chủ đề cần khắc họa.

Đường nét nặng nhẹ, đậm nhạt, tiết tấu sống động qua từng nét họa. Bức họa có sử dụng thiết màu nhẹ nhàng, rất nhạt. Khiến người xem như đang chiêm ngưỡng một bức tranh thủy mặc.

Trong Tống tử thiên vương đồ qua trang phục và thần thái của từng nhân vật, tác giả cũng đã miêu tả kĩ càng làm nổi bật lên thân thế vai trò của từng nhân vật.

Ngô Đạo Tử với hình thức biểu hiện qua nét họa có sự chỉn chu, chi tiết, tỉ mỉ là minh chứng cho óc quan sát với trí tưởng tượng cao siêu mà người ta gọi đó là nghệ thuật trực giác. Ông dành những nét vẽ ưu mĩ nhất để biểu đạt về Phật và Bồ Tát trong trang phục hay thần thái siêu phàm thoát tục.

Kỹ xảo trong đường nét của Đạo Tử lưu chuyển tùy tâm, nặng nhẹ ngừng ngắt phù hợp với tiết tấu, lấy động thế biểu hiện lên thần thái nội tâm bên trong của nhân vật. Qua bức họa này, Ngô Đạo Tử phá vỡ lối vẽ rập khuôn của Cố Khải Chi. Ông liên tục khai thác những nét vẽ sáng tạo qua thủ pháp của mình.

(Nhấp vào ảnh để phóng to)

Bức tranh “Tống tử Thiên vương đồ” là tác phẩm hội họa duy nhất của Ngô Đạo Tử còn tồn tại tới ngày nay. Bức tranh miêu tả cảnh Phật Thích ca mâu ni ra đời, được phụ thân Tịnh Phan vương ôm đến thái miếu để chư thần làm lễ. Bức tranh rộng lớn, bút mực thanh thoát, khắc họa nhân vật rất tinh tế. Ngô Đạo Tử đã thay đổi phương pháp cân bằng đường nét, sử dụng phương pháp tương phản: nặng – nhẹ, đậm – nhạt thể hiện, gọi là “thuần thái điều”.

Người đời rất sùng bái Ngô Đạo Tử, coi ông như thần tiên. Người ta gọi ông là họa thánh (thánh vẽ) và có rất nhiều giai thoại thần kỳ về việc vẽ tranh của ông.

Tịnh Tâm