Trịnh Bản Kiều, một họa sĩ nổi tiếng trong triều đại nhà Thanh của Trung Quốc (1644-1911), nổi tiếng với những bức tranh đặc tả cây trúc. Ông đã kể lại về việc vì sao ông lại trở thành một bậc thầy về vẽ tranh đặc tả trúc sau tuổi 60.
Ông nói: “Khi tôi bắt đầu quan tâm vẽ cây trúc, tôi không thể đưa nhiều chi tiết vào trong một bức tranh. “Sau đó, khi tôi đã đạt đến một giai đoạn mà có thể vẽ được nhiều cây trúc trong một bức tranh thì tôi lại thấy mình không thể vẽ được nhiều cây trúc nữa. Tôi chợt hiểu rằng đó là một đẳng cấp khó đạt tới hơn. Chỉ khi tôi tới tuổi 60 thì tôi mới đạt đến mức độ thành thạo trong việc lược bớt cành lá trúc trong một bức tranh.”
Ông trích dẫn lời của Su Qin, một chiến lược gia chính trị có tiếng tăm trong giai đoạn chiến tranh của Trung Quốc cổ đại: “Khi viết cũng như khi vẽ, ngắn gọn là tốt nhất.”
Trải nghiệm đó của Trịnh Bản Kiều cũng là tóm tắt của ba giai đoạn phát triển trong sáng tác văn học và nghệ thuật, đó là: ít hơn, nhiều hơn, rồi lại ít hơn.
Khi mới bắt đầu sáng tác, một người tập sự thường gặp nhiều vấn đề do thiếu kinh nghiệm cuộc sống và những kỹ năng cơ bản. Trải qua thời gian, anh ta có nhiều kinh nghiệm sống hơn, nên chân trời của anh đã được rộng mở, và kỹ năng của anh cũng đã được mài giũa. Khi đó, vẽ một bức tranh hoặc sáng tác một bài thơ sẽ đến với anh một cách rất tự nhiên.
Tuy nhiên, nói thì dễ nhưng mà làm được thì không dễ.
Một hành trình kéo dài và đầy đau đớn sẽ phải đi qua, từ khi người nghệ sĩ bắt đầu theo đuổi sự giản dị hóa trong các tác phẩm của mình.
Việc chặt cây bừa bãi sẽ phá hủy một khu rừng. Tương tự như vậy, khi tùy tiện cắt bớt câu chữ trong một đoạn văn có thể sẽ giết chết tính nghệ thuật trong đó. Vì vậy, đã là khó khi người nghệ sĩ muốn đi từ ít đến nhiều hơn, nhưng thậm chí còn khó hơn nữa, nếu anh ta muốn đi theo chiều ngược lại.
Do đó, Trịnh Bản Kiều chỉ thực sự làm chủ được kỹ năng này sau khi ông đã 60 tuổi. Theo đuổi nghệ thuật theo cách này đã khiến ông vất vả biết bao! Nhưng nỗ lực của ông cuối cùng cũng đã được đền đáp, khi tranh ông đã đạt tới cảnh địa “thưa thớt hơn nhưng lại giàu cảm xúc hơn”.
Có lần, ông đã vẽ một cây trúc với chỉ mười lăm chiếc lá. Ông còn đề một bài thơ trên bức tranh này, tạm dịch là: “Càng thưa, càng thưa lại thêm dày. Mưa thu dội trống lá thu bay, Nhảy múa hân hoan trước cửa này “
Trịnh Bản Kiều rất vui mừng khi thành công trong việc chinh phục được triết lý nghệ thuật “ít hơn nhưng lại là nhiều hơn” như thế.
Một bài học có thể rút ra từ kinh nghiệm của Trịnh Bản Kiều trong việc vẽ tranh đặc tả cây trúc: các tác phẩm văn học cũng không nên cầu số lượng, mà phải là chất lượng. Ở bất cứ thời đại nào, một tác phẩm súc tích, tinh tế và sâu sắc chắc chắn sẽ tốt hơn là một sản phẩm dài dòng và đơn điệu.
Một nhà thơ đã từng nói, “Năng lực trí tuệ kiệt xuất nên đi cùng với sự siêng năng. Trong khi đó, làm nghệ thuật là phải xóa đi hai dòng, để chỉ giữ lại một dòng”.
Lão Thư, một tiểu thuyết gia nổi tiếng thường trích dẫn câu này: “Tôi sẽ cắn một miếng đào tươi và quăng đi một giỏ trái mơ hỏng”.
Như vậy, “Ít hơn mà lại nhiều hơn” thực sự là triết lý đỉnh cao của văn học.
Chạy theo số lượng và quên đi chất lượng, đó là cách mà một người sẽ không bao giờ tới được đỉnh cao của sự thành công. Có lẽ là, một bài học sâu sắc vừa được chúng ta rút ra từ vài cành trúc giản dị của nghệ sĩ Trịnh Bản Kiều.