Khi nhắc tới nghệ thuật điêu khắc, người ta liền nghĩ tới ngay những quốc gia có bề dầy lịch sử cùng những công trình điêu khắc đồ sộ làm mê mẩn người xem như Trung Quốc, Ấn Độ, hay nghệ thuật Kito giáo ở Châu Âu. Nhưng có một dân tộc mà sử sách ghi chép là đất không rộng, người không đông, lại là chủ sở hữu của các công trình được đánh giá là kiệt tác, đặc biệt là điêu khắc. Đó là dân tộc Chăm. 

Tượng thần Siva (Ảnh: mytour.vn)

Những tác phẩm của dân tộc Chăm được đánh giá ngang bằng với những nền nghệ thuật lớn, ở quy mô thế giới cũng như ở quy mô vùng Đông Nam Á, như: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Java, Khơ-me, nghệ thuật roman (Kitô giáo Âu châu, thời trung cổ), v.v.

Tháp cổ (Ảnh: mytour.vn)

Kiến trúc Chăm có từ thế kỷ thứ I sau công nguyên, là sự phát triển nghệ thuật sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á, chịu ảnh hưởng tư tưởng đạo giáo Ấn Độ. Có thể nhìn thấy một tổng quan kiến trúc qua các di tích đền tháp xây dựng một kalan (ngôi đền chính, bao quanh là những tháp nhỏ, những công trình phụ).

Các nhà kiến trúc đã nghiên cứu, tổng kết các phong cách nghệ thuật kiến trúc Chăm, tựu trung là: Phong cách Mỹ Sơn, phong cách Hòa Lai, phong cách Đồng Dương và phong cách Panagar.

Phong cách Đồng Dương được phát hiện vào thế kỷ thứ X, đưa nghệ thuật Chăm lên tới đỉnh cao của nghệ thuật dân tộc bản địa.

Các công trình kiến trúc trường tồn qua lịch sử, tự thân nó đã bộc bạch những niềm tin của con người vào sự tồn tại của Thần, Phật, chính là khát vọng chân chính của con người tìm về cội nguồn. 

Điêu khắc của dân tộc Chăm cũng thể hiện nét đẹp kỳ vĩ, hùng tráng trong các nhân vật, nay vẫn còn lưu giữ.

Câu chuyện lịch sử dân tộc Chăm

(Ảnh: mytour.vn)

Dân tộc Chăm, thuộc ngữ hệ Nam đảo, và theo giả thuyết của các học giả phương tây, thì thiên di từ đảo Borneo, thuộc Indonesia ngày nay, từ vài thế kỷ trước công nguyên đến vùng đất mà sau này trở thành nước Lâm Ấp (192), phía bắc giáp với quận Nhật Nam, phía nam giáp với nước Phù Nam, phía tây giáp nước Chân Lạp.

Năm 192, người Lâm Ấp (tức tổ tiên trực tiếp của người Chăm) tự giải phóng được khỏi ách đô hộ của nhà Hán, và lập ra nước Lâm Ấp, đến thế kỷ V thì mới trở thành vương quốc Chămpa.

Vương quốc Chăm-pa là một quốc gia độc lập, tồn tại từ năm 192- 1932 qua các tên gọi Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành và cuối cùng là Panduranga Chăm-pa trên phần đất nay thuộc miền trung Việt Nam.

Cương vực của Chăm-pa lúc mở rộng dài nhất cũng chỉ từ Hoành Sơn ở phía bắc tới cho đến Bình Thuận ở Miền Nam và cho từ Biển Đông cho tới tận phía tây nước Lào ngày nay.

(Ảnh: mytour.vn)

Văn hóa Chăm chịu ảnh hưởng nhiều từ Ấn độ giáo, và Phật giáo thể hiện trong các công trình kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc mà vẫn còn tồn tại cho tới ngày hôm nay.

Chăm-pa hưng thịnh nhất vào thế kỉ thứ 9 và 10 sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép nam tiến của quân vương Đại Việt  từ phía bắc và các cuộc chiến tranh của Khơ-me.

Năm 1471, Chăm-pa bị thất bại nặng nề trước Đại Việt và bị mất một phần lớn lãnh thổ sát nhập vào Đại Việt. Phần lãnh thổ còn lại sau này lại bị chúa Nguyễn tiếp tục thôn tính và đến năm 1983 thì toàn bộ lãnh thổ của Chăm sát nhập vào Việt nam.

Điệu múa của người Chăm (Ảnh: dulichvietnam.com)

Người Chăm để lại nhiều di sản nghệ thuật như: Điêu khắc đá, kiến trúc, hội họa, âm nhạc, trong đó nổi bật nhất là kiến trúc và điêu khắc trong các tháp Chăm.

Tín ngưỡng Thần, Phật là hơi thở của các công trình kiến trúc và điêu khắc trong tháp của người Chăm

Trên cơ sở kinh Veda của Bà La Môn giáo, Ấn Độ, (thế kỷ XVI-V tr. Kitô), người Chăm thờ Brahmâ, là vị thần tạo ra nguồn gốc của vũ trụ, và là vị thần đứng trên hết tất cả các vị thần khác, là vương của các vương.

Brahmâ là thể thống nhất của ba vị thần, ba ngôi: Brahmâ: thần Sáng tạo, Visnu: thần Bảo tồn, và Siva: thần Huỷ diệt. Các tháp Chiên Đàn, Khương Mỹ (Tam Kỳ, Quảng Nam), tháp Dương Long (Bình Định), đều là những bộ ba tháp thờ cả ba vị thần này ở cùng một nơi.

Tháp Chiên Đàn, Khương Mỹ (Tam Kỳ, Quảng Nam) (Ảnh: Wikipedia)

Do ảnh hưởng sâu đậm của tín ngưỡng trong văn hóa Ấn Độ, nên người Chăm chủ yếu thờ thần Siva và do đó trong các tượng thờ, tượng Siva có nhiều nhất và xuất hiện dưới nhiều hình thức nhất. Thánh địa Mỹ Sơn, được bắt đầu xây dựng từ thế kỷ IV-V bởi vua Bhadravarman, chính là nơi dành riêng cho các vua chúa để thờ vị thần này.

Tín ngưỡng thờ Thần, Phật là nguồn cảm hứng cho các tác phẩm nghệ thuật bằng tượng kim loại và tranh thờ của người Chăm, đây là những kiệt tác nghệ thuật làm cả thế giới phải trầm trồ tán thưởng.

(Ảnh: mytour.vn)

Khi con người thấm đẫm tư tưởng và văn hóa tín ngưỡng nơi Thần, Phật, điều đó có nghĩa Đức tin ngự trị óc sáng tạo và tác động tới đời sống tinh thần của người Chăm thì sẽ cho ra đời những tác phẩm có sức thuyết phục, sức truyền cảm mạnh mẽ, một đức tin bền vững, một tình yêu và lòng đam mê nghệ thuật của những nghệ nhân thực hiện tác phẩm ấy.

(Ảnh: muavietnam.vn)

Khi tín ngưỡng và niềm tin nơi Thần, Phật được thắp sáng và là điểm tựa tinh thần cho con người, thì người ta sẽ tìm được mọi lời giải đáp cho những khổ đau và những khát vọng của mình, cho nên không lấy gì làm lạ là nghệ thuật tôn giáo trước hết là một nền nghệ thuật giàu tính chất đạo lý, giàu tính dân gian và nhất là giàu óc tưởng tượng.

(Ảnh: mytour.vn)

Trong nghệ thuật điêu khắc của người Chăm, ta thấy hình tượng của các thần Siva, Visnu, Ganesa, Garuda…

(Ảnh: Docsity)

Kiến trúc Chăm đặc biệt là tháp Chăm, được xây dựng và thiết kế một cách đặc biệt.

(Ảnh: Wikipedia)

Nghệ thuật Chăm để lại dấu ấn mạnh mẽ trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, trên văn bia, kiến trúc và điêu khắc. Kiến trúc Chăm giờ không còn nhiều, nhất là không còn những cung điện nguy nga, tráng lệ.

Nhưng những tháp Chàm đậm vẻ uy nghiêm, thần bí đã hàm chứa rất nhiều giá trị nghệ thuật. Đi dọc dải đất bờ biển miền Trung, ở đâu có cư dân Chăm, ở đấy có tháp Chàm như tháp Poklông Garai (Ninh Thuận), tháp Panagar (Nha Trang), thành Đồ Bàn, tháp Trà Kiệu (Quảng Nam), tháp Linh Thái (Thừa Thiên – Huế).

Tháp chùa có một dáng vẻ kiến trúc độc đáo, xây dựng bằng gạch đất nung, phản ánh trình độ một dân tộc có nền văn hóa cao.

Bí ẩn trong xây dựng Tháp Chăm

Có giả thiết cho rằng, người Chăm cổ xếp gạch mộc lên thành hình tháp, sau đó đốt gạch nung khô rồi bới đống tro than ra là thành tháp Chăm. Vì thế, những viên gạch tự kết dính với nhau, không có mạch xây ngăn cách như lối xây tường của người Việt.

(Ảnh: wikipedia.vn)

Giả thiết này lập tức bị bác bỏ, bởi những viên gạch mộc chồng lên nhau, làm sao chịu nổi cả một cái tháp lớn nặng hàng trăm tấn?

Giả thiết thứ hai: Một số người Chăm nói là đồng bào ngày ấy xây tháp bằng cách nung gạch. Khi còn nóng, họ lấy một loại lá cây lót trên lòng bàn tay, truyền nhau đặt viên gạch lên trên lá cây đó. Cứ thế, họ xếp gạch lên thành hình tháp.

Khi những viên gạch nguội đi thì chúng đã kết dính bởi nhựa của lá cây đó. Nên giữa các viên gạch không có mạch xây ngăn cách. Còn nhiều giả thiết nữa, nhưng có một giả thiết được nhiều người đồng tình là đồng bào đã dùng dầu rái để gắn những viên gạch lại. Ngày xưa, loại cây này mọc như rừng ở khu vực người Chăm.

Điêu khắc cũng thể hiện nét đẹp hùng vĩ của dân tộc Chăm (Ảnh: Dulichvietnam.com)
(Ảnh: dulichvietnam.com)

 Được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới, song những công trình kiến trúc và tác phẩm điêu khắc của người Chăm cho thấy giá trị của nó không chỉ nằm ở giá trị hiện thực, mà hơn hết là cả một câu chuyện có giá trị tinh thần về tín ngưỡng, về niềm tin và cả thông điệp sinh tồn của con người.

Tịnh Tâm – Hà Phương

Xem thêm: