Kinh kịch là loại hình nghệ thuật được coi là nghệ thuật tinh túy, là quốc bảo hay có cái tên là Ca kịch Phương Đông. Trải qua 200 năm lịch sử, kinh kịch được đánh giá là một loại hình nghệ thuật biểu diễn sân khấu đặc sắc, nội hàm thâm thúy.

Kinh kịch phát triển mạnh mẽ từ thời nhà Thanh, vào khoảng cuối thế kỉ 18

Kinh kịch được bắt nguồn từ mấy loại tuồng cổ địa phương, đặc biệt là “Huy Ban” tức “đoàn tuồng An Huy” lưu hành tại miền Nam Trung Quốc hồi thế kỷ 18. Năm 1790, “đoàn tuồng An Huy” đầu tiên đến Bắc Kinh biểu diễn chúc mừng sinh nhật nhà vua.

Sau đó lại có nhiều đoàn tuồng An Huy đến Bắc Kinh biểu diễn. Ban biểu diễn tuồng Huy vốn có tính lưu động mạnh, do hấp thụ nhiều phương pháp biểu diễn của các chủng loại tuồng khác nhau, Bắc Kinh là nơi tập trung nhiều chủng loại tuồng địa phương, điều này khiến nghệ thuật biểu diễn của đoàn tuồng Huy được nâng cao nhanh chóng.

Về sau Huy kịch được pha trộn với Hán kịch tạo thành một loại hình nghệ thuật cực thịnh vào thời vua Càn Long, đó chính là Kinh kịch mà ngày nay còn lưu truyền.

Kinh kịch đóng vai trò rất lớn trong lĩnh vực giải trí của người Trung Quốc xưa

Ban đầu kinh kịch là một thể loại diễn tuồng bao gồm ca múa (ngâm khúc kèm theo nghệ thuật vũ đạo), thậm chí có cả các loại tạp kĩ pha trộn như kể chuyện, các màn nhào lộn, xiếc, diễn hoạt kê (tiếu lâm khôi hài), đối thoại trào lộng và võ thuật.

Kinh kịch là một thể loại diễn tuồng bao gồm ca múa (ngâm khúc kèm theo nghệ thuật vũ đạo), thậm chí có cả các loại tạp kĩ pha trộn như kể chuyện, các màn nhào lộn, xiếc, diễn hoạt kê (tiếu lâm khôi hài), đối thoại trào lộng và võ thuật. (Ảnh: MobiTV)

Đến thời Nhà Đường nó được gọi là hí kịch. Các thể loại kịch của Trung Quốc thường lấy các sự tích câu chuyện những vị anh hùng trong dân gian và lịch sử làm đề tài chủ đạo. Thời nhà Tống nó được gọi là Tham Quân hí hay Tạp Kịch. Các nhân vật trong tạp kịch thời nhà Nguyên là anh hùng, văn nhân, kĩ nữ, cường đạo, quan tòa, ẩn sĩ, và các nhân vật cõi âm (ma, quỷ, v.v…) và Thần Phật. Trải qua nhiều giai đoạn nó có tên là Nam hí, Truyền kì, Côn khúc, Huy Kịch và cuối cùng được gọi là Kinh Kịch.

Xuyên suốt quá trình lịch sử, sự thay đổi của các triều đại đã minh chứng được rằng, Kinh kịch là một loại hình nghệ thuật rất được ưa chuộng thời đó.

Các đoàn hát Kinh kịch được chào đón trong các sự kiện trọng đại, hay được mời biểu diễn tại các tư gia của những gia đình quyền thế, từ dân thường tới chính khách, vương quan, đều say mê và thích thú thể loại nghệ thuật này.

Nó mang những nét gần gũi hay những câu chuyện cổ tích, hay cả những hàm ý thâm sâu phía sau mỗi vở diễn, khiến người thưởng thức bị cuốn hút ly kỳ.

Nét đặc sắc trong nghệ thuật biểu diễn sân khấu của Kinh kịch

Kinh kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, bằng cả quá trình thể hiện hợp nhất giữa “Ca, nói, biểu hiện, đấu võ, múa ”, để thuật lại các cốt truyện, khắc họa nhân vật. Các nhân vật trong Kinh kịch chủ yếu chia làm bốn vai lớn : Sinh <vai nam >, Đào <vai nữ>, Tĩnh <vai nam >, Hài <nam nữ đều có>, ngoài ra còn có một số vai phụ. Mặt nạ là nghệ thuật đặc sắc nhất trong Kinh kịch.

Qua mặt nạ có thể khán giả có thể nhận biết các nhân vật trung thành hoặc gian trá, tốt đẹp hay xấu xa, lương thiện hay gian ác, cao thượng hay thấp hèn. Ví dụ như, nặt nạ tô đỏ thể hiện nhân vật trung thành nhất mực, nếu là màu trắng thì nhân vật đó có tính cách gian trá, độc ác, màu xanh lam thể hiện nhân vật đó kiên cường dũng cảm, màu vàng nói nên nhân vật đó tàn bạo, màu vàng hoặc màu bạc tượng trưng cho những cõi không gian khác, khiến khán giả có một cảm giác huyền ảo.

Qua lớp mặt nạ khán giả sẽ đóng được tính cách nhân vật là thiện lương hay tà ác. (Ảnh: Chinesecio.com)

Mặt nạ trong kinh kịch được gọi là kiểm phổ. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên sự thành công của kinh kịch. Qua mặt nạ khán giả có thể nhận dạnh được tính cách nhân vật. Màu sắc chính được dùng trong kiểm phổ là  màu đỏ – tính cách trung thành nhất mực; màu trắng – tính cách gian trá, độc ác; màu xanh dương – tính cách kiên cường, dũng cảm; màu vàng – đại diện cho Thần Phật…

Kiểm phổ là hình thức hóa trang để diễn viên Kinh kịch nhập vai nhân vật định sẵn, cách vẽ và hình vẽ sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhân vật thể hiện, và không được vẽ lẫn lộn giữa các vai khác nhau.

Trong đó, phương pháp vẽ lại thiên hình vạn trạng, mỗi kiểm phổ có nét kỳ diệu riêng. Một số kiểm phổ chỉ đơn thuần dùng tay chấm màu vẽ và bôi nhẹ lên mặt, không cần dùng bút kẻ các đường nét, ví dụ như trong các tuồng Võ hí, diễn viên đóng các vai anh hùng đều áp dụng cách vẽ này.

Những tướng võ thông thường đa số đều phải vẽ mặt, nghĩa là dùng dầu trang điểm pha trộn các màu sắc khác nhau và vẽ lên mặt, màu sắc đậm nhạt, vòng mắt to nhỏ, lông mày thẳng hoặc cong, hoa văn biến hóa, lực vận bút mạnh nhẹ đều phải tuân theo chuẩn mực quy định, không được sơ suất; vai gian thần thì phải dùng mạt kiểm (mặt bôi, dùng tay bôi màu lên mặt) – lông mày được bôi đậm thêm, mắt vẽ hình tam giác, và vẽ thêm hai đường vân gian ác (giống như chân ruồi), bôi phấn lên mặt sao cho cả mặt có màu trắng xóa giống như bộ mặt giả, không được để lộ bộ mặt thật ra ngoài.

Kiểm phổ được vẽ tinh xảo, màu sắc rực rỡ, khuôn mặt có thể méo mó nhưng cũng có thể ngay thẳng, đường nét có thể thô hoặc mỏng, rất đa dạng. Kiểm phổ thể hiện nên tính cách tốt – xấu, trung trực – gian xảo, vừa có thể nói lên quan hệ huyết thống, tính cách, lại có thể nói lên thân phận của nhân vật, và cũng có thể gây nên sự chú ý của khán giả, từ đó bù đắp những thiếu sót về biểu hiện cảm xúc của diễn viên, do đó kiểm phổ là nét đặc trưng lớn của Kinh kịch.

Kiểm phổ thể hiện tính cách, ví dụ như mặt đỏ thể hiện tính cách trung liệt, dũng cảm, chính nghĩa; mặt đen biểu thị sự thô bạo, hung dữ; mặt xanh dương biểu thị sự ngoan cường, dũng mãnh; mặt trắng biểu thị sự gian xảo, nham hiểm; “mặt đậu phụ” biểu thị sự a dua, nịnh bợ…;

Ngoài ra còn rất nhiều kiểm phổ mà không thể liệt kê ra hết, vừa có thể dùng các màu sắc khác nhau để vẽ nên các hoa văn khác nhau nhằm lột tả hết tính cách của nhân vật trong vở kịch, giúp khán giả có cái nhìn cụ thể hơn.

Kiểm phổ được vẽ tinh xảo, màu sắc rực rỡ, khuôn mặt có thể méo mó nhưng cũng có thể ngay thẳng, đường nét có thể thô hoặc mỏng, rất đa dạng. (Ảnh: Linkhay.com)

Để biểu thị quan hệ huyết thống, có thể nhân vật cha con trong kịch sẽ được vẽ mặt cùng một màu, cách vẽ và hình vẽ sẽ to nhỏ khác nhau. Để biểu thị thân phận: nhân vật được vẽ màu vàng kim hoặc màu bạc không là tiên thì cũng là Phật; nhân vật được vẽ hình rắn, sâu bọ, cá, tôm thì chắc chắn sẽ là thủy quái hoặc sơn yêu; khuôn mặt lộ vẻ uy nghiêm đa phần là trung thần hoặc hiếu tử; mặt vẽ màu xanh lá hoặc xanh dương đều là những bậc anh hùng xuất thân trong tầng lớp nhân dân; vẽ “mắt eo”, “mày dùi cui” (nghĩa là ở giữa thô, phía dưới có hình tròn nhọn, phía trên rất nhọn, lông mày ngắn có hình dạng như chiếc dùi cui) cho nhân vật hòa thượng; kiểm phổ có mắt đen với vòng mắt nhỏ, miệng nhỏ chắc chắn sẽ là thái giám cung đình; bôi “miếng đậu phụ” màu trắng ở ngay giữa sống mũi đều là những vai phụ xuất hiện để chọc cười mua vui trong kịch.

Kiểm phổ còn có thể mở rộng phạm vi diễn xuất của diễn viên, diễn viên có thể đóng luôn các vai động vật, không cần phải kéo trâu thật ngựa thật lên sân khấu, và diễn viên vừa lột tả được hết tính cách của vai diễn, lại vừa có thể nói chuyện được, thú vị vô cùng.

Trong Kinh kịch cũng có các màn nhào lộn, xiếc, và diễn trò. Sau này dưới sự ảnh hưởng của võ thuật Trung Hoa, những tiết mục kinh kịch bắt đầu có các màn biểu diễn võ thuật. Làm cho buổi biểu diễn trở nên sinh động và cuốn hút hơn.

Một trong những vở kịch được đánh giá là hấp dẫn và hay nhất đó chính là vở “Bá Vương Biệt Cơ”, vở diễn này lấy đi rất nhiều nước mắt của người xem, khiến người đời xót xa thương tiếc, nó cũng đi cùng với năm tháng của kinh kịch. Hay những màn múa gậy của Tôn Ngộ Không,… đều chứa rất nhiều sự hấp dẫn mới lạ cho người thưởng thức.

Kinh kịch vẫn giữ nguyên giá trị vốn có của nó mặc dù nó trải qua các thời kì trị vì khác nhau của các vương triều cổ đại. (Ảnh: Medium)

Phải nói rằng, người xưa có phong cách thưởng thức nghệ thuật rất thanh tao, chú trọng vào nội hàm chứ không chỉ là những màn phô diễn nghệ thuật. Bởi vậy mà kinh kịch có sức sống tới mấy trăm năm mà không hề bị phai nhòa. Kinh kịch vẫn giữ nguyên giá trị vốn có của nó mặc dù nó trải qua các thời kì trị vì khác nhau của các vương triều cổ đại.

Tịnh Tâm