Trong hội họa cổ đại phương đông, tranh vẽ nhân vật là một thể loại chủ yếu, tuy nhiên không có quá nhiều tranh vẽ về chủ đề hài đồng (trẻ con). Thường thường hài đồng được coi là một đối tượng, một yếu tố phụ, phải cho đến khi đến thời nhà Tống, các bức tranh với chủ đề này mới bắt đầu được lưu hành.

Bức “Đông nhật anh hí đồ” của Tô Hán Thần từ thời nhà Tống đã miêu tả hoạt động vui chơi của hai hài đồng trong khu vườn mùa đông. Nhân vật chính của bức họa là hai hài đồng, một trai một gái, hình ảnh phía bên trái có bối cảnh kỳ thạch, mai, trúc, sơn trà. Hai đứa bé đang chơi đùa cùng chú mèo trắng nhỏ dạo chơi trong vườn.

“Đông nhật anh hí đồ” – Tô Hán Thần (nhà Tống) (Ảnh: epochtimes)

Sự hài hòa của chủ thể

Người chị gái trong bức họa nhìn rất thông minh lanh lợi, cũng lại rất đoan trang, một tay cô bé cầm một cây cờ ngũ sắc cán tre, cây cờ vừa đủ dùng với đôi tay nhỏ bé, một tay nghiêng nghiêng đưa về phía cậu em trai như muốn ngăn chặn hay bảo vệ cậu. Đầu của cô bé hơi lệch về phía bên trái bức hình, hai mắt đồng thời nhìn sang, chăm chú quan sát chú mèo trắng trên mặt đất cách hai hài đồng không xa, tựa hồ như đang đề phòng hay chỉ huy điều gì đó.

“Đông nhật anh hí đồ” – Tô Hán Thần (nhà Tống) (Ảnh: epochtimes)

Cậu em trai bé nhỏ cầm một sợi chỉ đỏ, đầu kia sợi chỉ có gắng với sợi lông chim khổng tước. Có lẽ cậu động tác này của cậu có ý định gì đó, nên đã bị chị gái ngăn lại. Tay người chị chắn trước ngực cậu nên cậu không thể làm gì khác hơn ngoài việc đưa hai mắt nhìn về phía chú mèo. Lúc này, ta có thể nhìn thấy “tiểu bạch hoa miêu” (chú mèo trắng nhỏ) xù lông, đưa chân về phía trước, có thể nó nhìn thấy hai đồ vật của đứa trẻ cầm trên tay đung đưa nên hứng thú muốn nhảy tới bắt. Thần thái rất sinh động và thú vị.

“Đông nhật anh hí đồ” – Tô Hán Thần (nhà Tống) (Ảnh: epochtimes)
“Đông nhật anh hí đồ” – Tô Hán Thần (nhà Tống) (Ảnh: epochtimes)

Toàn bộ tác phẩm hiện ra sự thiên chân tự nhiên của trẻ con, dẫn đến một khung cảnh không động dường như có động, đồng thời tạo cho người nhìn một ấn tượng về sự hài hòa giữa các sự vật.

Bối cảnh náo nhiệt

Bối cảnh của bức họa bao gồm có hoa mai, cây sơn trà, xen kẽ với hoa lan, trúc cùng với những rạn đá lớn nhỏ. Các đối tượng này đều được các họa gia thực hiện theo siết pháp, tức phương pháp móc nối liên kết sự vật. Cũng chính là mỗi một đối tượng được khắc họa theo các đường cong, sau đó sẽ được tỉ mỉ tiến hành các bước: suân (một lối vẽ của Trung Quốc, đặt nghiêng ngọn bút lông quệt mực khô nhạt để thể hiện vân đá và mặt nam mặt bắc của núi, sau khi phác ra đường nét chung), xoa, điểm, nhuộm màu, để tạo ra cảm nhận các sự vật như đang sống, sau đó tạo ra một ý nghĩa tổng thể.

Hoa mai tạo cho người ta một cảm giác ngay thẳng, mạnh mẽ, như kim như thiết, trên long đằng (trên cành) được điểm tô những bông hoa nhỏ trắng như tuyết, từng nhánh lan đều mở rộng, cuối cùng định lại với một dáng vẻ như khiêu vũ.

“Đông nhật anh hí đồ” – Tô Hán Thần (nhà Tống) (Ảnh: epochtimes)

Sơn trà thì một bên kề sát tảng đá, một bên lấy những phiến lá dày dặn sinh sôi khắp nơi tràn đầy sức sống, cánh hoa đỏ tươi nở rộ như mỉm cười nghênh nhân (mỉm cười chào đón con người).

“Đông nhật anh hí đồ” – Tô Hán Thần (nhà Tống) (Ảnh: epochtimes)

Cây trúc mang đậm bản sắc người quân tử, thân trúc nghiêm nghiêm cẩn cẩn (nghiêm khắc, thận trọng) từ đất hướng thẳng lên, từng đôi lá trúc tươi tốt. Môi chùm đều giống như thanh kiếm, xung quanh là những đóa hoa mai rậm rạp phơi bày một thế cục cương nhu nhưng lại hòa hợp với nhau. Còn có một điểm tương đối thú vị, họa gia tựa hồ như cố ý an bài một vở kịch phần phía trên bức họa: cây trúc có thân nhỏ dài, những lá trúc vẫy vẫy trong gió, phía bên phải lại là những cành nhánh hoa mai giống như kim loại, giương nanh múa vuốt cùng cây trúc ứng đối, tạo thành một bầu không khí đầy kịch tính.

“Đông nhật anh hí đồ” – Tô Hán Thần (nhà Tống) (Ảnh: epochtimes)

Kỳ thạch được coi là nhân vật chính trong phần bối cảnh, các rạn đá gồ ghề được mô tả rất chi tiết bởi người họa gia, các lỗ hổng rõ ràng, phân biệt mặt trong mặt ngoài. Đây được cho là một hòn đá kỳ lạ, dường như nó có linh tính, phía dưới cùng của kỳ thạch còn xuất hiện một ít cỏ mịn như bông, trông rất khả ái.

Nếu đây là một vũ đài, bắt đầu từ kỳ thạch nằm phía bên trái bức họa dẫn theo những bông hoa và cỏ cây đua nhau bày ra những tư thái trong một vở kịch, từng nhánh cây vòng quanh như đang gắng sức chiến đấu để làm trung tâm của vũ đài. Họa gia khéo léo sắp xếp những sự vật tưởng như hỗn loạn nhưng lại tạo nên một cảnh trí có trật tự, các họa gia cổ đại thường mượn điều này để tạo ra một không gian an tường, phù hợp cho trẻ em vui chơi.

Nơi tập trung mỹ cảm

Kiểu tóc sáng tạo

Hai tỷ – đệ (chị – em) là nhân vật chính của bức họa, được họa gia khắc họa hình ảnh mái tóc với kiểu tóc lưu hành vào thời điểm đó. Nhìn qua ta có thể xác định được hai hài đồng chắc hẳn có người chuyên hầu hạ, kiểu tóc được vấn như một tác phẩm nghệ thuật, rất hoàn mỹ, chải chuốt rất gọn gàng chỉn chu.

“Đông nhật anh hí đồ” – Tô Hán Thần (nhà Tống) (Ảnh: epochtimes)

Trên đầu tỷ tỷ là có ba búi tóc, cột cùng với một dải gấm hoa trắng nền đỏ, phần đuôi của dải gấm còn có những hạt châu nhỏ rủ xuống, cao cao thấp thấp, mỗi hạt mang một nét kỳ diệu riêng của nó.

Chúng ta lại nhìn kỹ lại lần nữa mái tóc này của cô bé, mái tóc mịn đen nhánh, họa gia còn cố ý phác họa từng sợi từng sợi nhỏ, ngoài ra còn có sự biến hóa về ánh sáng cùng với một cảm giác trật tự phân lớp của búi tóc quanh co. Đây chính là một điểm sáng tạo và kỹ năng vượt trội của Tô Hán Thần, nó cũng là một phần đem lại một nguồn cảm hứng vô hạn cho những họa gia ngày nay!

Kiểu tóc của cậu em trai càng kinh điển hơn nữa, đây là một kiểu đầu hao tốn rất nhiều công sức và thời gian để tết, giống như nhà nông cày ruộng trên cả một khoảnh đất lớn vậy. Bắt đầu với việc chia đường chéo trên mái tóc, sau đó trên mỗi đường lại lấy ra từng nhúm từng nhúm tóc nhỏ, mỗi nhúm tóc đều được buộc nơ màu đỏ, và điều khó khăn nhất ở đây là việc chải thế nào buộc thế nào cho tất cả các nhúm tóc đều rất mịn màng, gọn gàng không tỳ vết.

“Đông nhật anh hí đồ” – Tô Hán Thần (nhà Tống) (Ảnh: epochtimes)

Nếp nhăn trên y phục

Khi Tô Hán Thần họa y phục của hai hài đồng, các đường gấp trên quần áo được dùng với những nét vẽ cực kỳ mảnh. Từ đây ta có thể thấy được “công lực thâm hậu” của Hán Thần. Các đường cong về cơ bản là giống nhau, đều vô cùng tỉ mỉ và rất đều đặn, chỉ hơi thay đổi khu thu đầu bút.

Những nếp nhăn trên y phục đều được vẽ mặc mực loãng, cũng tiết lộ một tâm cảnh của Tô Hán Thần, khi hội họa ông luôn để tâm thái yên tĩnh an tường, cho nên những y văn này mới giữ được sự thanh lịch chất phác đến vậy. Mặc dù kiểu tóc và trang phục của hai hài đồng đã trải qua mấy trăm năm, nhưng vẫn toát lên một sự mới mẻ tao nhã nhất định.

“Đông nhật anh hí đồ” – Tô Hán Thần (nhà Tống) (Ảnh: epochtimes)

Tác giả và tác phẩm

Tô Hán Thần sống vào khoảng thế kỷ XII, ông là người Hà Nam, một họa sĩ cung đình thời vua Tống Huy Tông. Sau khi Bắc Tống diệt vong, ông tiến đến Nam Tống và được phục hồi chức vị trong thời vua Tống Cao Tông Thiệu Hưng.

Trong lúc đề chữ trên bức họa “Đông nhật anh hí đồ”, ông chỉ đề hai chữ “Tống nhân”, nhưng mọi người vẫn tin tưởng đây là tác phẩm của Tô Hán Thần. Bởi khi đem ra so sánh, bất kể là trên phương diện về đề tài, bút pháp, bầu không khí trong tranh đều hết sức tương cận.

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch