Ngũ đại danh sứ thời Tống đã chính thức khai sáng một kỷ nguyên mới trong thời đại đồ sứ. Trên thực tế, trước thời nhà Tống, hầu hết các dụng cụ nấu nướng hay trang trí đều được làm từ gốm, chỉ là những chủng loại khác nhau. Vì thế mới nói, ngũ đại danh sứ là sự xuất hiện đúng nghĩa của thời đại đồ sứ.

Khi nói đến ngũ đại danh sứ, bắt đầu từ hoàng thất Minh triều đã cất giữ cuốn “Tuyên Đức đinh di phổ”: Bên trong kho cất giữ nhữ, quan, ca, quân, định tên của 5 loại đồ sứ, kiểu dáng tao nhã, như một bức tranh. Trong “Ẩm lưu trai thuyết diêu” thời Thanh có nói: “Người hoa sáng tạo sứ gồm ba thời kỳ lớn: thời Tống, thời Minh, thời Thanh. Thời Tống có ngũ đại danh sứ bao gồm nhữ, quan, ca, quân, định. Cực kỳ trân quý.”

Văn hóa nghệ thuật nhà Tống trong xã hội Trung Hoa cổ đại được cho là có trình độ tuyệt hậu. Tống sứ trở thành nhân vật chính của nền văn hóa nhà Tống, nó được coi là một đóa hoa mỹ kỳ ba (kỳ ba: đặc sắc). Trong thương mại mậu dịch với nước ngoài, Tống sứ trở thành một thương hiệu hàng hóa nổi tiếng trên thị trường thế giới. Nhà Tống có sự phân chia khu vực đồ sứ, theo các lò nung phía bắc và phía nam hoặc phân theo quan sứ và dân sứ.

Nhữ sứ (Ảnh: npm.gov)

Quan sứ chính là những đồ sứ được dùng trong những người nắm quyền hành, quan chức của quốc gia, đặc biệt là hoàng thất sử dụng. Cái gọi là dân sứ cũng là chỉ dân gian làm đồ sứ. Quan sứ bất kể từ giá vốn đến kỹ thuật sản xuất, công nghệ tinh mỹ tuyệt luân đều được giữ bí mật, nó trở thành trân phẩm hiếm thế. Mà dân sứ lúc ấy sản xuất, người ta chủ yếu xem trọng giá trị sử dụng, sản xuất cần cân nhắc giá vốn, vật liệu không được chú trọng giống quan sứ, nhưng cũng không phải không có sản phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp. Phân theo màu sắc cũng như kỹ thuật nung, đồ sứ thời Tống gồm có năm loại: nhữ, quan, quân, ca, định.

Nhữ sứ

Nhữ sứ là sứ được dùng cho hoàng thất, thuộc về quan sứ, đó được chế tạo vào thời kỳ Tống Huy Tông, chỉ được sản xuất trong vòng 20 năm. Ngoài ra trong lúc đó cũng xuất hiện một loại sứ nổi tiếng ở dân gian, gọi là Nhữ Diêu sứ. Đây là đồ sứ nằm ở tỉnh Hà Nam, màu sắc chủ yếu có màu thiên thanh, thiên lam, hồng phấn nhạt, xanh nhạt v.v. Tầng của sứ mỏng mà oánh nhuận, rạng rỡ. Không có những sợi nhỏ hay hoa văn.

“Vũ quá thiên tình vân phá xử”

(mưa qua phá vỡ trời thanh)

“Thiên phong bích ba thúy sắc lai”

(ngàn đỉnh sóng biếc xanh tới)

Đó là hai câu thơ để miêu tả về vẻ đẹp của Nhữ sứ. Thế nhân xưng là “tự ngọc, phi ngọc, nhi thắng ngọc” (tựa như ngọc mà không phải ngọc, mà hơn cả ngọc).

Nhữ sứ (Ảnh: npm.gov)
Nhữ sứ (Ảnh: dw)

Quan sứ

Quan sứ trong ngũ đại danh sứ là một loại sứ dó quan phủ điều hành sản xuất. Cũng là một đồ sứ được sản xuất cho cung đình trong thời kỳ nhà Minh, nhà Thanh. Trong thời nhà Tống nó được phân thành hai đơn vị là Nam Tống quan sứ và Bắc Tống quan sứ. Thời Nguyên nó được gọi là “khu phủ sứ”, trong thời nhà Minh và nhà Thanh nó được đặt theo tên và năm của vị hoàng đế, chẳng hạn như “Tuyên Đức sứ”, “Thành Hóa sứ”, “Khang Hy sứ” v.v.

Quan sứ thời Tống nổi bật tinh tế, cổ khí dồi dào, được coi như một viên ngọc. Quan sứ chuyên dùng cho hoàng gia sử dụng, được ngự từ năm cuối Tống Huy Tông, quyền thần dòng dõi quý tộc cũng chỉ có thể ngắm từ xa than thở, có thể thấy mà không thể dùng. Vì thế mà nó quý phái và quý hiếm đến vậy.

Quan sứ (Ảnh: sns.91ddcc)
Quan sứ (Ảnh: blog.xuite)

Ca sứ

Màu sắc phôi đất của Ca sứ chủ yếu là màu đen, xám đen, xám nhạt hoặc thổ hoàng v.v.. Các men tất cả đều lấy màu sắc u tối, xanh xám làm chủ. Những khí vật thường được chế tạo là lô hườn, bình, chén, đĩa, đồ rửa bút lông. Ca sứ có phẩm chất tốt, chế tạo tinh xảo, cũng chủ yếu được đưa vào cung đình làm vật phẩm, khác xa với dân sứ.

Truyền lại rằng Ca sứ không được thấy khi khai quật mộ hoàng thất thời Tống, những người nghiên cứu cho rằng Ca sứ thuộc về sự sở hữu của các đại quan. Từ lâu nay mọi người chủ yếu căn cứ vào văn hiến ghi lại cùng những văn vật truyền đời mới tiến hành nghiên cứu. Họ tìm ra được hai lò nung sản xuất Ca sứ, một lò nung được phát hiện trên Quy Sơn, Hàng Châu, một lò thuộc lò nung của quan sứ trong nội cung.  

Ca sứ (Ảnh: m.life)
Ca sứ (Ảnh: blog.91ddcc)

Quân sứ

Lò nung của Quân sứ nằm ở thành phố Vũ Châu, Hà Nam. Danh tiếng của nó được ví như “Dẫu có gia tài vạn quán không bằng Quân sứ một mảnh”. Đây là đồ sứ quốc bảo độc hữu tại Thần Hậu Trấn, Vũ Châu. Nó theo hình dáng phong cách cổ xưa, công nghệ tinh sảo, có sự kết hợp men sứ cùng màu sắc độc đáo, “hồ quang sơn sắc, vân hà sương lộ”, ngoài ra còn kết hợp với đồ hình nhân thú, hoa điểu, cá lặn vô cùng kỳ diệu ý vị.

Quân sứ (Ảnh: blog.sina)
Quân sứ (Ảnh: guwanch)
Quân sứ (Ảnh: guwanch)

Định sứ

Định sứ được nặn tại thôn Gian Tư, Khúc Dương, Hà Bắc, hay còn có tên cổ là Định Châu. Được chế đốt vào triều đại nhà Đường, đến thời nhà Tống mới thịnh vượng. Nó được biết đến với những đồ sứ trắng, kiêm với nung cháy men đen, trong văn học chia làm “hắc định”, “tử định” và “lục định”.

Khi ở thời Đường chủ yếu sản xuất chén, đến thời Tống mới phát triển thêm sản xuất đĩa, bình, hộp. Các loại bình Định sứ có phôi thai mỏng nhẹ nhưng khi nung đôt lên rất cứng rắn, sắc trắng noãn, không quá trong suốt.

Định sứ (Ảnh: xuehua)
Định sứ (Ảnh: blog.sina)

Các kỹ thuật trang trí chủ yếu là ấn hoa hoặc ấn bằng sơn kim. Việc in ấn chủ yếu bao gồm hoa, chủ yếu là hoa sen, hoa cúc, hoa mẫu đơn,… Ngoài ra còn có in động vật như chuồn chuồn, rồng và phượng hoàng, sư tử,… Hình ảnh là nghiêm ngặt và đối xứng, Định sứ men trăng in ấn cố định luôn được coi là một kho báu trong nghệ thuật sứ.

Vào đầu triều đại Bắc Tống, Định sứ được khắc hoa, cấu đồ và văn dạng đơn giản, những cánh hoa sen được trang trí chủ yếu. Các tác phẩm điêu khắc ở giữa và cuối triều đại Bắc Tống được trang trí tinh xảo và độc đáo. Sử dụng một công cụ giống như lược răng hoặc răng đôi, hình ảnh đối tượng bao gồm các đường chính sâu và nông và các đường phụ trợ được khắc, sống động và tự nhiên, với cảm giác lập thể rõ ràng.

Theo sohu.com

Uyển vân biên dịch