“Lắng đọng đêm về” là bộ sưu tập những bản nhạc đặc biệt phù hợp với tiếng lòng đêm khuya mà Ban biên tập Nghệ thuật Đại Kỷ Nguyên lựa chọn và biên soạn dành tặng độc giả, để trải nghiệm những cung bậc của tâm hồn khi cơn sóng náo nhiệt của một ngày tất bật qua đi, khi ta được trở lại là chính mình, thưởng tặng riêng cho mình một vài phút giản dị mà quý giá với âm nhạc, liều thuốc quý nhất của tâm hồn…

Franz Schubert chỉ sống một cuộc đời rất ngắn ngủi 31 năm nhưng đã kịp để lại cho đời một khối lượng kiệt tác đồ sộ ở nhiều thể loại. Và trung tâm của khối kiệt tác ấy, nổi bật nhất chính là bản Serenade, mà người ta đã quen gọi liền với tên ông: Serenade Schubert…

Từ một câu chuyện tình rất đỗi trớ trêu của Franz Schubert…tới bài Serenade bất hủ

Franz Schubert (1797-1728) là nhạc sĩ thiên tài thuộc dòng nhạc lãng mạn
Franz Schubert (1797-1728) là nhạc sĩ thiên tài thuộc dòng nhạc lãng mạn

Bài Serenade bất hủ này là Franz Schubert sáng tác là để tặng sinh nhật cho một thiếu nữ mà ông thầm yêu trộm nhớ.

Ở châu Âu ngay từ thời trung cổ các chàng trai thường có lối tỏ tình bằng cách mượn âm nhạc, ban đêm đến đứng dưới cửa lầu “người đẹp” tự thể hiện bằng tiếng đàn và giọng hát của chính mình.

Những bài nhạc lãng mạn  này gọi là “serenade”. Serenade thời Trung cổ và Phục Hưng được biểu diễn không theo một hình thức đặc biệt nào, ngoại trừ nó được một người hát tự đệm bằng nhạc cụ có thể mang theo được (guitar, mandolin…).

Để làm cho nàng bất ngờ, Schubert nhờ một bạn thân là ca sĩ, trình bày ngay dưới cửa sổ nhà nàng. Tối đó, người ta bí mật khiêng cây đàn piano vào trong vườn, tất cả đã sẵn sàng cho buổi biểu diễn lãng mạn và độc đáo.

Thế nhưng, Schubert lại quên không đến. Trớ trêu thay, cô gái lại đem lòng yêu chính chàng ca sĩ, chứ không dành trái tim cho Schubert.

Trớ trêu thay, cô gái lại đem lòng yêu chàng ca sĩ, chứ không yêu Schubert

Một Ngọc Lan vô cùng ngọt ngào mềm mại mang đến vẻ đẹp riêng của Serenade với dấu ấn thực sự “Ngọc Lan”:

Chiều buồn nhẹ xuống
Đợi.. người tình tìm đến
Người thấy run run trong chiều phai.
Vẻ sầu của dáng

Đời.. hình hài của kiếp
Đã sống mãi trong lòng tôi.

Chiều nay hát cho xanh câu yêu
Đời.. cho người thôi khóc thương ai !
Cho niềm đau đến bên tôi !
Chiều nay lỡ ghé môi trên mi sầu

Ru người qua chốn thương đau
Cho người cứ mãi phụ nhau..

Dù một ngày đời sẽ vỡ tan rồi
Người về khuất chân trời
Nhớ nuôi cho hương một chiều xanh cõi đời
Cuộc tình vĩnh viễn xa xôi
Chỉ còn .. mãi mãi.. mà thôi…

Lời Việt dịch từ nguyên gốc tiếng Đức với giọng hát oanh vàng của Nana Mouskouri: 

Đêm khuya vẳng tiếng anh hát thầm thì, dưới chòm cây tĩnh lặng.

Đến đây hỡi người! Gió đùa lá xào xạc dưới trăng; đừng sợ chi kẻ phản trắc rình rập đâu đó.

Em nghe chăng tiếng họa mi vang rền?

 

Chúng gọi em đấy, chúng chuyển lời của anh cho em, vì chúng hiểu nỗi khắc khoải con tim, nỗi đau tình si.

Giọng hót vang của chúng làm mỗi trái tim nồng nàn bớt thổn thức.

Người yêu hỡi, em hãy để cho tiếng chim ca trong tim… Anh đang run rẩy, bồi hồi chờ em nơi đây. đây chúc mừng anh! 

Chim sơn ca chỉ hót ban ngày, chỉ họa mi mới hót ban đêm, sơn ca hót vang lừng khi đang bay, họa mi hót vang cả cánh rừng

Khi Nana Mouskouri cất những lời oanh vàng cao vút hát Serenade, trái tim người nghe thực sự tan chảy trong dòng cảm xúc quá trong vắt, mãnh liệt.

Giới nghệ thuật đã nói gì về Serenade Schubert? 

Những lời nỉ non, thổn thức của ca từ quyện với một giai điệu lãng mạn, quyến rũ, bản Dạ Khúc Schubert là một thông điệp tình yêu chuyển tải bẳng âm nhạc tuyệt vời, một bài nhạc hoàn hảo cho kẻ tỏ tình trong đêm.

Nhưng hơn thế, nhạc phẩm “Dạ Khúc” của Schubert là một bức tranh toàn bích, sâu lắng… mang dáng dấp hơi thở không chỉ của thời đại ông mà của muôn mọi thời đại. Nhạc sĩ thiên tài đã nói lên tiếng lòng mình trong thời khắc đêm về, ngoài niềm khắc khoải thường tình về tình yêu đôi lứa, còn như thân phận con người nhỏ nhoi đầy bất trắc trước mênh mông vũ trụ.

Hà Phương Linh