Những năm 1930, được sự gợi ý của ông Jules Gustave Besson, Chánh Thanh tra các Trường Mỹ thuật và Mỹ nghệ ở miền Nam và cũng là Hiệu trưởng của Trường Mỹ thuật Gia Định, học sinh của trường Vẽ Gia Định đã tham gia đông đảo để thực hiện Bộ Chuyên khảo bằng tranh vẽ về Đông Dương (Monographie dessinée de l’Indochine). Nội dung tranh mô tả phong cảnh, cách sinh sống của người Việt vào khoảng đầu thập niên 1930.
Bộ Chuyên khảo bằng tranh vẽ về Đông Dương là một series đồ sộ gồm 520 bức vẽ bằng bút chì, in li-tô và phần lớn đều tô màu, được phân thành 4 bộ về xứ Bắc, 1 bộ về miền Trung, 6 bộ về miền Nam và 2 bộ về Cao Miên và Ai Lao. Các tác phẩm này đã được Hội Ấn nghiệp và Trang Trí tập họp lại và in thành « Vựng tập về Thương mại, Văn hóa, Lãnh thổ, và Con người đất Gia Định ». Sách do Nhà xuất bản Paul Geuthner in theo các bản vẽ đã thực hiện trong các năm 1935-1938-1943.
Các bức vẽ được thực hiện theo kỹ thuật vẽ tranh phương Tây nên hình ảnh được tái hiện hết sức chân thực, sống động, giúp ta có thể cảm nhận được rõ ràng cuộc sống của người Việt vào thập niên 1930.
Cảnh đời sống và sinh hoạt của người Việt:
Làng nghề thủ công:
Gánh hát rong:
Cảnh chợ quê:
Thời trang của người Việt những năm 1930:
Bài viết đăng lại từ Fanpage Việt Nam Xưa và Nay
Theo Trithucvn.net
Bạn đang đọc bài viết: “Cuộc sống người Việt vào thập niên 1930 được tái hiện qua tranh vẽ” tại chuyên mục Nghệ thuật của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi: facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/. Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: [email protected]. Xin chân thành cảm ơn! |