Hieronymus Bosch (sinh khoảng 1450 – 9/8/1516) là một họa sĩ giai đoạn Hà Lan sớm. Tác phẩm của ông được biết đến với hình ảnh tuyệt vời, cảnh quan chi tiết, minh họa những ý nghĩa đạo đức và các châm ngôn một cách vô cùng sâu sắc. Bức họa “Thần Chết và kẻ bủn xỉn” qua 500 năm vẫn giúp chúng ta thấy rõ những gì con người có thể mang đi khi rời bỏ thế gian…

Hieronymus Bosch được mệnh danh là người có phong cách hậu Gothic, được biết đến như là đại diện Bắc phái trong thời kỳ tiền Phục Hưng. Một trong những bức họa nổi tiếng thời đó thì tác phẩm “Thần chết và kẻ bủn xỉn” (“Death and the Miser”) mà Bosch vẽ vào năm 1490 sau công nguyên là một câu chuyện ngụ ngôn về đạo đức để cảnh tỉnh bất cứ ai truy cầu sự giàu có trong cuộc sống này và vẫn còn ôm giữ nó cho tới tận lúc chết.

Bức tranh “Thần chết và kẻ bủn xỉn”

Ma tâm quỷ tính hiện hữu khắp nơi, trong từng ngõ ngách của tâm hồn con người

Trong bức họa bố cục được chia ra rõ ràng, cũng chính là giai đoạn và câu chuyện của một chặng đường đời con người.

Khi con người còn trẻ, sung mãn sức khỏe, con người đã bị ma tâm quỷ tính dụ dỗ bằng những địa vị, quyền tước, bằng tiền bạc và nhung lụa. Để rồi con người phải lao vào tranh đấu, dành giật, được biểu đạt bằng cây kiếm, cây đao. Họa sĩ lại tinh tế khéo léo khắc họa một bộ mặt nạ, chính là sự giả tạo của con người để đạt được mục đích xa hoa cung phụng bản thân.

Vì những mục đích của bản thân, người đàn ông trong bức họa có thể làm bất kì điều gì, bất kể thủ đoạn nào.

Vì để có được những thứ đó, vì lợi ích của đồng tiền, con người lao vào vòng chiến như những chiến binh, bỏ mặc cả mạng sống của mình.

Chúng ta lại thấy có một con quỷ lấp ló đâu đó trong mớ nhung lụa, vàng son. Nó không ngừng dụ dỗ, lôi kéo con người, đánh vào lòng tham của họ, mà xúi giục, mà ma lị, rồi mê hoặc con người.

Quyền lực, tiền bạc, danh vọng đều được xem là những điều phù hoa, sớm nở tối tàn…

Trong suốt cả chặng đường đời thời thanh xuân đó, ta cứ lăn lộn, kiếm cho nhiều, vơ cho đầy của cải, tận hưởng cho thỏa những đam mê dục vọng.

Đến khi già tay đã chống gậy, vẫn bị ma quỷ kia dụ dỗ, hả hê thỏa mãn với bạc với tiền, ngồi gặm nhấm những thành công thời trai trẻ. Bạc tiền đó cũng có hình ảnh của ma quỷ, nó vẫn dẫn dụ con người ta sống trong hẹp hòi ích kỉ, họ chẳng cho đi một cắc lẻ, vơ thật nhiều cho chặt cái rương tham. Chiếc chìa khóa luôn bên hông, tiền bạc sát bên mình, chưa một phút rời buông khỏi nó, như thể muốn nắm thật chặt, giữ thật chặt bạc tiền, quyền quý. Keo kiệt bủn xỉn với túi tham chỉ lo sợ vơi đi.

Ngay cả khi thân bắt đầu có bệnh, bởi nghiệp lực luân báo chẳng trừ một ai, thì một đồng cũng muốn ôm cho chặt.

Ma quỷ dùng tiền bạc mà mê hoặc người ta, sức mê hoặc thật là quá lớn. Cho đến tận khi tóc đã hai màu sương khói, thì túi tham kia cũng phải giữ cho đầy.

Ở thời điểm sức vóc không còn, ông ta vẫn có vẻ rất thỏa mãn khi cho thêm một đồng vàng khác vào nơi cất giấu tài sản của mình.

Sinh ra với tấm thân trần, thác đi cũng vẫn tấm thân trần, nằm trên giường hấp hối trong hơi thở cuối cùng, nhưng vẫn không chịu tỉnh mê mà nghĩ lại, lại bị con quỷ của lòng tham mua chuộc. 

Một phần bức họa “Thần chết và kẻ bủn xỉn”.

Con người là mê muội và Thượng Đế luôn từ bi cho họ tia hi vọng cuối cùng

Trong bức họa là hình ảnh của một thiên thần đang cố gắng đánh thức người đàn ông, một tay thiên thần đặt lên vai, một tay hướng ánh nhìn của người đàn ông về cây thánh giá. Khi người đàn ông tham lam, bủn xỉn kia chẳng một chút đoái hoài, khuôn mặt thiên thần lộ ra sự thất vọng.

Trên đầu của người đàn ông là một con ma trong tay như cầm một hung khí, đó chính là nghiệp lực những món nợ do bản thân ông ta làm điều xấu, chúng cũng tới để đòi nợ. Nghiệp này tò mò thích thú nhìn thấy sự nỗ lực của thiên thần trong khi ông ta chẳng thiết tha tới cả sinh mệnh mình. Vẫn là quý tiền hơn cả sinh mệnh, sống vì quyền thế, chết vì tiền bạc.

Thần chết đã mở cửa, lúc này kẻ bủn xỉn sẽ phải chiến đấu một cuộc chiến thực sự, cuộc chiến giữa chính và tà, thiện và ác. Để lựa chọn cho mình con đường của sinh mệnh.

Một cuộc chiến mà sẽ không mang theo áo giáp, chẳng có khiên giáo hay gươm đao. Một cuộc chiến trong vô vọng của một kẻ sức người nhỏ bé, với quyền năng của thế giới bên kia.

Nhưng có một tia hi vọng lóe sáng, chính là từ ánh mắt của Chúa. Người vẫn chờ đợi và tin tưởng rằng, Ngài sẽ đánh thức được và đủ kiên nhẫn chờ đợi con người kia tỉnh cơn mê lạc.

Có thể nói rằng bức họa có bố cục rất chặt chẽ, logic của câu chuyện được mô tả khéo léo và chân thực qua từng nét vẽ. Tác phẩm đã trải qua hơn 500 năm lịch sử, nhưng giá trị đạo đức của nó chưa bao giờ phai nhạt, một bài học đắt giá cho con người vứt bỏ niềm tin chính nghĩa, vứt bỏ lòng tin nơi Thần, để chạy theo những phù phiếm xa hoa. Trong mê lạc mà đi theo sự sắp xếp, dụ dỗ mê hoặc của các chủng loại ma tâm quỷ tính.

Lòng từ bi, sự thương xót đối với con người của các vị Giác giả luôn hé mở cho con người tia sáng ở phía cuối của đường hầm tăm tối, nhưng họ có nhận ra hay chỉ sống chết vì bạc tiền. Những thứ mà họ chẳng thể đem đi khi chết.

Bức họa tuy phảng phất nét buồn và có gì đó của sự vô vọng trong việc làm tỉnh cơn mê lạc của con người. Nhưng lại mang lại cho chúng ta một góc nhìn rất chân thực về cuộc chiến và sự tồn tại của chính và tà, thiện và ác.

Clip hay:

videoinfo__video3.dkn.tv||cbafd04ea__