Lịch sử âm nhạc phương Tây có nhiều huyền thoại thú vị. Từ “Sử thi Homer”, Sirens là những yêu nữ thú có giọng ca vô cùng hấp dẫn khiến bất cứ thủy thủ nào nghe giọng hát đều bị mê hoặc. Đến Orpheus trong “Thần thoại Hy Lạp” với tiếng đàn xúc động cả thần Chết…

Những truyền thuyết về thứ âm nhạc kì lạ có thể điều khiển hành vi

Truyện rằng Odysseus, người anh hùng giành thắng lợi trong cuộc chiến thành Troia khi quay trở về trên chặng đường biển đã gặp phải Sirens. Nghe theo lời khuyên của nữ thần, anh ta liền lệnh bảo thủ hạ dùng khăn buộc chặt quanh đầu họ, bịt kín hai lỗ tai, cũng tự đem mình buộc chặt vào cột buồm, chỉ để thử nghiệm một lần giọng hát ma thuật của Sirens.

Ngay sau khi vào vùng biển có Sirens, Odysseus đã nghe thấy những bài hát cực kì hấp dẫn, bỗng nhiên không thể tự mình làm chủ và xuất hiện cảm giác tuyệt vọng, vùng vẫy muốn thoát ra khỏi sợi dây trói. Anh ta còn hét lên với đoàn tùy tùng để ra lệnh cho họ lái thuyền đến đảo quỷ, nhưng không ai nghe theo lời anh. Các thủy thủ đã chèo thuyền một mạch đi về phía trước, cho đến khi họ không thể nghe thấy những bài hát ấy nữa, mới cởi sợi dây thừng cho Odysseus và giúp anh bình an thoát nạn.

(Nguồn: National Audubon Society)

Có thể bình an khi đi qua khu vực của Sirens còn có Orpheus, con trai của thần Apollo và nữ thần Muse. Ông là người duy nhất đánh bại được giọng hát ma mị bằng âm thanh của tiếng đàn. Ông được sinh ra với tài năng âm nhạc phi thường. Apollo đã dạy ông chơi đàn từ khi ông còn rất trẻ. Truyền thuyết kể rằng âm thanh từ âm nhạc của Orpheus có thể khiến cho mãnh thú cúi đầu và sai khiến  được chúng.

Trong hành trình tìm kiếm con cừu xù lông vàng, ông cũng phải đi qua lãnh thổ của Sirens, giọng hát ma thuật một lần nữa vang lên. Các vị anh hùng trên con thuyền này trong nháy mắt đều lạc thần trí, quên cả lái thuyền, quên hết thảy, chỉ nguyện ở lại với yêu nữ Sirens mãi mãi. Thấy vậy, Orpheus bèn ngồi xuống và chậm rãi bấm lên các phím đàn; một bản nhạc xuyên suốt qua những đám mây, trấn áp tiếng hát dâm mỹ của nữ yêu quái. Tâm trí của du hành đoàn đã được đánh thức trở lại, các vị anh hùng được hồi sinh, vật lộn chèo lái con thuyền rời khỏi khu vực đảo quỷ.

(Nguồn: keywordhouse)

Sau đó, để cứu người vợ xinh đẹp là Eurydice, ông đã một mình đi vào địa ngục, đi bộ khắp mọi nẻo đường, tiếng đàn đi theo ông vang lên khắp nơi và dường như các vị thần cũng mở đường cho ông. Cuối cùng, ngay cả Thần chết là Pluto HadesPersephone tàn nhẫn cũng bị tiếng đàn làm rung động, phá vỡ các quy định mà hứa để cho Eurydice hồi sinh, nhưng cảnh báo Orpheus rằng đã ra khỏi địa ngục thì không được phép quay đầu nhìn lại. Ngay khi Orpheus bước nốt bước cuối cùng ra khỏi địa ngục, ông đã không cầm lòng được mà quay lại nhìn người vợ yêu dấu của mình, khiến mọi việc đều hỏng hết, vợ ông không được sống lại nữa, còn ông thì ân hận và bị dằn vặt đến chết.

“Orpheus và Eurydice” – Edward Poynter, 1862. (Nguồn: Greek Mythology)

Ngoài Orpheus còn có Amphion, con trai của thần Zeus, cũng có thể gảy lên những tiếng đàn khiến cho cây cối nham thạch phải cảm động. Khi anh chơi đàn, âm thanh của chúng có thể làm cho những hòn đá tự chuyển động để xây nên một tòa thành… Những câu chuyện trên đều đến từ những truyền thuyết về âm nhạc của Hy Lạp cổ đại.

Huyền thoại về Pythagos (Pi-ta-go)

Vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, một nhân vật huyền thoại đã được sinh ra tại đảo Samos của Hy Lạp cổ đại. Ông là nhà triết học, toán học và lý thuyết âm nhạc nổi tiếng người Hy Lạp Pythagoras (Pi-ta-go). Ông là người đầu tiên phát hiện mối quan hệ bí ẩn giữa âm nhạc và toán học. Ông được gọi là “cha đẻ của âm nhạc“, “cha đẻ của toán học“, “cha đẻ của hình học“, và là người sáng lập thiên văn học cổ đại. Ông đã tạo ra “học phái Pythagoras của thế giới”. Trong truyền thuyết lịch sử, Pythagoras là một nhân vật kỳ diệu có năng lực xen lẫn giữa con người và thần linh.

Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Heraclides đã nói: “Pythagoras thường kể rằng ông ta là con trai của Hermes, một trong 12 vị thần của Olympus – Aethalides. Hermes cho phép ông chọn bất kỳ năng lực nào, trừ sự bất tử, vì vậy ông đã chọn giữ những ký ức của riêng mình, cho dù đó là trước hay sau khi chết, tất cả sẽ không bị xóa đi khi luân hồi. Vì vậy, ông biết rằng mình đã được chuyển kiếp đến 5 lần. Lần chuyển kiếp thứ hai ông đã được tái sinh thành Euphorbus, người đã tham gia vào Cuộc chiến thành Troia. Sau khi chết, ông cũng đã du hành đến địa ngục và tiến nhập vào thế giới của nhiều loài thực vật và động vật.

Pythagoras (Nguồn: Greek Reporter)

Thế giới thứ ba ông được chuyển kiếp chính là được tái sinh thành Hermotimus, lần thứ tư được tái sinh thành Pyrrhus và cuối cùng lần này ông được tái sinh thành Pythagoras. Mỗi lần tái sinh, ông lại nhớ đến những mảnh đời và những ký ức của mỗi kiếp trước, tất cả điều đó đã góp phần làm nên trí tuệ phi thường của Pythagoras.

Minh họa Định lý Pythagore (Nguồn: epochtimes)

Một ngày nọ, Pythagoras đi ngang qua một cửa hàng thợ rèn và nghe thấy tiếng búa đập vào cái đe sắt. Ông cảm thấy âm thanh đó rất dễ nghe, liền có thể phân biệt được bốn âm thanh của ba hợp âm trong các quãng bốn, quãng năm và quãng tám. Ông ngờ rằng sự khác biệt về âm thanh phát ra có thể là do trọng lượng của các loại búa khác nhau. Sau đó ông về nhà dựa theo tỷ lệ này mà sắp xếp dây đàn theo từng hàng. Thí nghiệm được ông lặp lại để tìm ra các thang đo khác nhau.

Trong Harmonices Mundi (1619), nhà thiên văn học Julian Kepler đã viết các ký hiệu âm nhạc cho các bài hát hành tinh. Những hòa âm thiên thể này dựa trên ý tưởng của Pythagora (Nguồn: newyorker)

Trên thực tế, trong mỗi quãng nhạc có một mối quan hệ tỷ lệ định lượng khác nhau, và các tỷ lệ trong quãng tám, quãng năm và quãng bốn lần lượt là 2:1, 3:2 và 4:3, đó là nguyên tắc toán học thiết lập cho các quãng. Pythagoras tin rằng bản chất của tất cả mọi thứ đều nằm đằng sau con số, vẻ đẹp của âm nhạc (hòa âm) cũng xuất phát từ một mối quan hệ số học lý tưởng, vì vậy nó được quyết định bởi những tỷ lệ hài hòa.

Pythagoras là người đầu tiên cho rằng trái đất là một hình cầu và vũ trụ nên được gọi là Cosmos (trật tự). Ông tin rằng toàn bộ vũ trụ là một hệ thống hài hòa của các con số cùng với các mối quan hệ của chúng. Trật tự của vũ trụ nằm trong sự chuyển động hài hòa của các thiên thể. Các con số về kích thước của hành tinh, chiều dài của quỹ đạo, tốc độ di chuyển, khoảng cách giữa các thiên thể, v.v., cũng tạo nên một loại hình “âm nhạc thiên thể” vĩnh cửu và hài hòa.

Bí ẩn của âm nhạc nằm ở sự bắt chước số lượng các sóng âm được biểu lộ bởi thiên thể; âm nhạc tuyệt diệu phản ánh quy luật điều hòa của vũ trụ. Pythagoras đã kết hợp âm nhạc, toán học và thiên văn học làm một thể, tạo ra một tư duy triết học có tên “Âm nhạc thiên thể” (Musica Universalis). Pythagoras tuyên bố rằng chỉ có ông mới có thể nghe và hiểu được âm nhạc thiên thể và sử dụng một phương pháp bí ẩn để đắm mình vào trong sự hòa hợp của vũ trụ.

Quy luật vũ trụ trong âm nhạc – Ranh giới giữa thần và người

Ở đây, quy luật tự nhiên của vũ trụ được sử dụng như một mô hình lý tưởng và hoàn hảo để được bắt chước, trở thành tiêu chuẩn của cái đẹp và trở thành nguồn cho trí tuệ và khả năng của con người. Từ thời xa xưa, loài người đã tin rằng chúng ta được tạo ra bởi thần linh, vũ trụ tự nhiên cũng vậy. Mọi thứ đều đến từ thần linh. Thần hiện hữu khắp nơi trong mọi thứ mà họ đã tạo ra. Họ vun đắp mọi thứ, hợp nhất với vũ trụ tự nhiên và khống chế hoạt động của toàn bộ vũ trụ. Đạo giáo tin rằng mọi thứ trong vũ trụ đều do Đạo tạo ra. Đạo là luật lệ thiết lập nên tất cả mọi thứ trong vũ trụ và là luật vĩnh cửu, và Đạo có nguồn gốc từ trí huệ của các vị thần.

Trong truyền thuyết phương Đông, ở khởi đầu của nền văn minh nhân loại thần từng hạ thế chuyển kiếp thành thánh nhân, mang lại sự khôn ngoan cho loài người, dạy dỗ văn hóa cho loài người và bảo vệ con người trong môi trường hoang dã ban đầu. Âm nhạc phương Đông cũng được tạo ra theo cách này; nền văn minh Trung Hoa bí ẩn cũng theo cách này mà được sinh ra, vì vậy đã được gọi là nền văn hóa thần truyền. Ví dụ như Nữ Oa, Thần Nông, v.v., đều là những thánh nhân hạ thế. Họ sống trong trạng thái nửa người nửa thần. Họ cũng đã để lại nhiều thần tích trong lịch sử cổ đại.

(Nguồn: Renegade Tribune)

Những điều tương tự cũng xảy ở phương Tây. Trong thần thoại Hy Lạp, nền văn minh của loài người được tạo ra và kiểm soát bởi thần linh. Ví dụ, lĩnh vực nghệ thuật là do thần Apollo đứng đầu, cùng với 9 nữ thần Muse phụ trách âm nhạc, lịch sử, thơ ca, kịch và khiêu vũ. Do đó, từ “music” (âm nhạc) trong tiếng Anh chính là có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại (mousike), có nghĩa là “Nghệ thuật của Muse“.

Cho dù đó là ở phương Đông hay phương Tây, trong một thời gian lịch sử lâu dài, thần linh và con người đã cùng ở trên trái đất, để lại nhiều thần tích, cùng rất nhiều bí ẩn và dòng chảy ngầm trong xã hội nhân loại. Sau khi con người đã bị mê mờ và không còn tin vào sự tồn tại của thần linh nữa, thì họ vẫn còn một cơ hội để có thể khám phá những dấu vết trong văn hóa do thần để lại, từ đó đánh thức ký ức khởi nguyên của con người và trở về trong vòng tay bảo hộ vĩ đại của các vị thần.

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch

Clip hay:

videoinfo__video2.dkn.tv||2ea4c64ce__