Trong quan hệ gia đình, đồng nghiệp, hay bạn bè, nếu quá gần gũi sẽ sinh ra phiền toái, quá thân thiết cũng có thể nảy sinh mâu thuẫn. Khi tốt đẹp hai người có thể mặc chung một chiếc áo, nhưng khi xích mích thì chỉ nhìn mặt cũng không thấy vừa lòng.
Tình cảm giữa người với người nên hài hòa, chừng mực, có như vậy mới duy trì lâu dài được. Nếu lúc nào cũng quá mặn nồng sâu đậm thì lúc ngọt ngào nhất cũng có thể dẫn đến chia tay. Nếu tình cảm luôn thăng hoa, thì khi bất ngờ tuột dốc sẽ khiến người trong cuộc hụt hẫng, chơi vơi.
Người và người nên duy trì một khoảng cách nhất định, lời nói cần có chừng mực, không nên đi quá đà, lời nhiều sẽ không tránh được lời kém khôn ngoan. Dù là vợ chồng hay họ hàng thân thích, vẫn nên giữ khoảng cách. Khoảng cách là để biết tôn trọng, biết lễ nghĩa và biết gìn giữ gia phong, có như vậy tình cảm mới bền vững được.
Gần gũi quá sẽ mất đi sự tôn trọng, kính nể, không nhìn ra được phẩm chất tốt của nhau. Tình cảm sâu sắc quá sẽ có tư tưởng sở hữu, mà sở hữu chính là nguyên nhân gây hận thù sau này. Giữa người và người khi không còn sự tôn kính sẽ khó duy trì được tình cảm lâu dài, chúng ta phải luôn duy trì ân và đức, có ân và đức tình cảm mới bền vững.
Giao tiếp giữa người với người là một nghệ thuật. Muốn học tốt môn nghệ thuật này thật không đơn giản. Trước tiên cần có phong thái thanh cao, biết mở lòng và rộng lượng, từ đó sẽ không mưu cầu, không đòi hỏi, như vậy chúng ta sẽ cư xử với đối phương một cách vô tư, có như vậy quan hệ hai bên mới bền vững và trường tồn. Rất nhiều mối quan hệ ngày càng xấu đi chỉ vì đối phương đòi hỏi quá nhiều, đây là nguyên nhân “thay lòng đổi dạ” của con người.
Mỗi con người có mặt trong cuộc đời này đều mang một hoặc nhiều sứ mệnh to lớn. Khi sứ mệnh hoàn thành họ sẽ ra đi. Duyên phận người và người cũng là một nhiệm vụ. Mối quan hệ vừa phải, kiếp sau còn có cơ hội tiếp tục gặp nhau.
Quỳnh Chi
Xem thêm: