“Ngủ yên dưới đất hàng ngàn năm, thức dậy là kinh thiên động địa”. Di chỉ Tam Tinh Đôi (Sanxingdui), được biết đến là một trong những khám phá khảo cổ quan trọng nhất của nhân loại trong thế kỷ 20 và là kỳ quan thứ chín của thế giới. Hàng nghìn di vật văn hóa đã được khai quật trong hai hố tế thần từ năm 1986, thì mới đây vào ngày 22/3/2021, hơn 500 di vật lại được khai quật từ 6 hố tế thần, hứa hẹn nhiều văn vật hơn nữa sẽ được khai quật trong tương lai.

Việc khai quật Tam Tinh Đôi có thể nói là đã lấp đầy những khoảng trống trong lịch sử, vén màn bí ẩn về nền văn minh cổ đại của nhân loại, đồng thời cho phép những nền văn hóa đã biến mất trong dòng sông dài lịch sử được tái hiện, không chỉ đánh đổ lịch sử quan hiện đại, mà còn lật đổ “Thuyết tiến hóa” đầy sơ hở tồn tại trong hơn 100 năm qua.

1. Nền văn hóa Tam Tinh Đôi là gì?

Di chỉ Tam Tinh Đôi nằm ở bờ nam sông Áp Tử, phía tây bắc thành phố Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên, có diện tích khoảng 12km vuông, với ba gò đất nhấp nhô trên đỉnh Tam Tinh Đôi rộng khoảng 10m. Bởi vì chúng nằm tách biệt ở bên kia sông so với Vịnh Nguyệt trên bờ bắc của con sông, nên vào thời Gia Khánh nhà Thanh, trong cuốn “Hán Châu chí san xuyên chí” có mỹ xưng gọi địa danh này là “Tam Tinh bạn Nguyệt”, ba vì tinh tú bên mặt trăng.

Vào năm 1929, một vị tú tài Đạo giáo là Yên Đạo Thành và con trai ông là Yên Thanh Bảo đã dùng cuốc đào một con mương bên cạnh nhà mình, và vô tình đào được hơn 300 miếng ngọc thạch. Nền văn minh Tam Tinh Đôi bị chôn vùi hàng nghìn năm đã được đánh thức bởi chiếc cuốc lịch sử này. Một giáo sĩ truyền giáo người Anh Đổng Đốc Nghi khi đó đang ở Quảng Hán đã lập tức gọi quân đồn trú địa phương bảo hộ di chỉ. Vào năm 1934, ông đã cùng với Cát Duy Hán, lúc đó là giám đốc Bảo tàng Đại học Tây Trung Quốc, đã tổ chức một đoàn khảo cổ để khai quật hơn 600 văn vật. Tuy nhiên, giới học thuật đương thời chưa thực sự nhận thức được giá trị lịch sử của di chỉ.

Bất ngờ lớn đã không xảy ra cho đến năm 1986. Vào tháng 7 năm đó, các công nhân nhập cư Dương Vận Hồng và Lưu Quang Tài đã xúc đất ở Tam Tinh Đôi cho ​​một nhà máy gạch gần đó, và một lần nữa đào được ngọc thạch. Đây là Hố tế thần số 1 nổi tiếng, với tổng cộng 567 mảnh hiện vật khác nhau đã được khai quật. Hai công nhân nhập cư khác là Dương Vĩnh Thành và Ôn Lập Nguyên đã phát hiện ra Hố số 2, nhưng chúng không phải là ngọc thạch mà là mặt nạ bằng đồng. Tổng cộng 6.095 di vật văn hóa đã được khai quật. Với việc liên tục khai quật tượng người đứng bằng đồng lớn, một cây thiêng bằng đồng, một chiếc mặt nạ với hai mắt lồi ra ngoài, tượng thần bằng đồng, cây trượng bọc vàng, một số lượng lớn ngọc và ngà voi, những di vật văn hóa bí ẩn từ Tam Tinh Đôi cuối cùng đã xuất hiện trước mặt mọi người. Trong một thời gian, nó đã gây chấn động toàn thế giới.

Vào ngày 2/12/2019, 90 năm sau lần phát hiện đầu tiên, các nhân viên của khu Công viên khảo cổ Tam Tinh Đôi đã chạm vào hiện vật bằng một chiếc que thăm dò ở góc đường bằng ván để du khách tham quan, cách mặt đất một mét. Các nhà khảo cổ đã dò theo và tìm thấy sáu hố mới ở Tam Tinh Đôi trong nửa năm, có thể được mô tả là “kinh động thế giới một lần nữa”.

Vào tháng 10/2020, theo lời mời của Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ tỉnh Tứ Xuyên, hơn một trăm nhà khảo cổ học từ 34 viện nghiên cứu và trường đại học ở Trung Quốc đã tham gia vào giai đoạn hai của cuộc khai quật khảo cổ tại di chỉ Tam Tinh Đôi. Từ ngày 20 đến 23/3/2021, CCTV đã ngoại lệ phát sóng trực tiếp các hoạt động khai quật mới nhất của di chỉ Tam Tinh Đôi trong thời gian thực trong 4 ngày liên tiếp. Dự kiến, công việc khai quật tại hiện trường sẽ được hoàn thành trước cuối năm nay, và việc kiểm trắc sau đó trong phòng thí nghiệm, cũng như phục hồi và sắp xếp các hiện vật khai quật được sẽ mất từ ​​ba đến năm năm để hoàn thành.

Việc phát hiện ra Tam Tinh Đôi là một phát hiện lớn trong lịch sử khảo cổ học thế giới, đủ sức làm thay đổi hiểu biết của con người về lịch sử hay văn hóa cổ đại. Do đó, các nhà khảo cổ học đã đặt tên cho dữ liệu thu được từ một số cuộc điều tra và khai quật khảo cổ tại di chỉ Tam Tinh Đôi là “Văn hóa Tam Tinh Đôi”.

Cây thiêng bằng đồng được trưng bày tại Bảo tàng Tam Tinh Đôi ở Quảng Sơn, Tứ Xuyên vào ngày 13/4/2005. (Ảnh Getty)

2. Có bao nhiêu văn vật truyền kỳ lịch sử được chôn cất ở Tam Tinh Đôi thần bí?

“Chúng tôi đã quen nhìn thấy những đỉnh, bình, vại ở Trung Nguyên, chúng tôi thấy kỳ lạ khi nhìn vào Tam Tinh Đôi. Nó khiến chúng tôi chấn động và cảm thấy chưa từng thấy bao giờ. Nó đúc tượng con người, thần thánh, giữa nhân và thần đều được tái hiện. Nó triển hiện cuộc sống xã hội của người dân Tam Tinh Đôi lúc bấy giờ dưới dạng những đồ tượng”, ông Tôn Hoa, giáo sư tại Trường Khảo cổ, Văn hóa và Bảo tàng thuộc Đại học Bắc Kinh cho biết.

Kể từ cuộc khai quật khảo cổ đầu tiên vào năm 1934, di chỉ Tam Tinh Đôi đã được khai quật hàng chục lần. Năm 1986, “Hố tế thần” số 1 và số 2 được phát hiện, cùng hơn một nghìn văn vật quý như tượng thần bằng đồng, tượng người bằng đồng, cây thiêng bằng đồng, mặt nạ bằng vàng, cây trượng vàng, đại ngọc am, và ngà voi đã được khai quật. Sáu “hố tế thần” mới được phát hiện lần này, và hơn 500 mảnh văn vật quan trọng như mảnh mặt nạ vàng, đồ trang trí bằng vàng hình con chim, lá vàng, đầu đồng sơn và ngà voi đã được khai quật. Một số học giả chia hàng ngàn văn vật quý giá đã được khai quật thành ba loại:

Loại đầu tiên là những bức chân dung bằng đồng chưa từng thấy

Di vật văn hóa đáng kinh ngạc nhất ở Tam Tinh Đôi là vô số bức tượng đồng với hình thù kỳ dị chưa từng có trong lịch sử nhân loại, với đôi mắt phóng ra ngoài. Đôi mắt này có hình trụ và lồi ra ngoài, phần lồi dài 16cm, hình dáng rất khoa trương, hai tai cũng xòe rộng ra hai bên, trên mặt có một nụ cười bí ẩn và kỳ dị, được gọi là “thiên lý nhãn, thuận phong nhĩ”.

Ngoài “mắt lồi và tai to”, còn có “chân chim hình người”, “đại lập nhân”, “tiểu lập nhân”, và một đầu người bằng đồng với mũ bảo hiểm và mặt nạ vàng tựa như một phi hành gia. Trong số đó, một tượng đồng cao mảnh khảnh, có dáng vẻ rất khác với nền văn minh Trung Hoa, được khai quật ở hố tế thần số 2 ở Tam Tinh Đôi năm 1986, mặc áo khoác kiểu đuôi yến, chân trần đứng trên một chiếc đế cao. Chiều cao tổng thể của tượng là 2,62 mét, trong đó thân tượng đồng cao 1,70 mét. Đây là bức tượng đồng cổ nhất, kỳ dị nhất, bí ẩn nhất và cao nhất được phát hiện trong lịch sử thế giới tính đến thời điểm hiện tại, được mệnh danh là “vua của những bức tượng đồng”.

“Lấy con người làm chủ thể biểu hiện của đồ đồng không phải là truyền thống văn minh đồ đồng của Trung Nguyên, mà là điểm khác biệt của Tam Tinh Đôi”, ông Lôi Vũ, trạm trưởng trạm khảo cổ Tam Tinh Đôi cho biết. Đôi mắt to, mũi cao, miệng rộng và tai dài là những tiêu chí căn bản của những bức tượng đồng này. Đương nhiên là người bình thường không thể nào có được tướng mạo này. Vậy câu hỏi đặt ra là những bức “nhân tượng” kỳ quái này phỏng tạo theo hình tượng của ai? Nếu người dân Tam Tinh Đôi có thể chế tác ra những bức chân dung bằng đồng sống động như thật như vậy, thì hẳn phải có tồn tại những nhân mẫu tương ứng. Chẳng lẽ cách đây hàng nghìn năm trên mảnh đất Trung Hoa, thực sự đã từng có “dị nhân” trông kỳ lạ như vậy sinh sống?

Bức tượng đồng đứng hiện đang được đặt ở Bảo tàng Tam Tinh Đôi ở Quảng Hán, Tứ Xuyên, có lịch sử hơn 3.000 năm, và là bức tượng đồng cao nhất và lâu đời nhất được phát hiện ở Trung Quốc. (ShutterStock)

Loại thứ hai là các hiện vật kết hợp các yếu tố của văn hóa Trung Nguyên

Tượng đồng chế tác tại Trung Nguyên có đặc điểm của văn hóa Trung Nguyên, có đuôi phượng và nhiều hoa văn, ngọc bội thường được thấy trong tế tự Trung Nguyên so với ngọc tông (vật bằng ngọc dùng để tế thần thời xưa, hình lăng trụ, bốn hoặc tám góc, giữa có trục tròn) gần giống các văn vật của văn hóa Lương Chử; dùng kiềng ba chân để nấu thức ăn, cùng tàn tích của các sản phẩm tơ lụa và các vật dụng khác đều có tất cả hoặc một phần của các yếu tố văn hóa Trung Nguyên. Cũng có một báo cáo vào ngày 28/3 rằng các đồ đồng ở di chỉ Tam Tinh Đôi và di chỉ Ngô Thành được làm bằng vật liệu kim loại từ cùng một nguồn.

Loại thứ ba: các vật phẩm sinh thái nguyên bản

Các vật phẩm sinh thái nguyên bản chưa chế tác được khai quật chủ yếu là ngà voi và vỏ sò, tuy là đơn nhất nhưng số lượng rất lớn. Những con voi này đến từ đâu, chúng bị săn bắt như thế nào, xác để ở đâu, và cần nhiều ngà voi như vậy để làm gì? Còn có lượng lớn vỏ sò đến từ đâu? Đây là một bí ẩn.

Các văn vật nói trên đều có đặc điểm chung: thứ nhất là hình dáng, phong cách khác với đặc điểm của nhà Thục, thứ hai là việc sản xuất vô cùng khó khăn. Ví dụ, đồng có chứa kẽm, và nhiệt độ nóng chảy của vàng cao tới 1.064 °C. Không thể sản xuất nó dựa trên năng lực của nhà Thục vào thời điểm đó. Thứ ba, không có mỏ đồng quy mô lớn và nguyên liệu vàng khoáng trong lãnh địa nhà Thục, chưa nói đến địa điểm và thiết bị gia công.

Vào ngày 15/6/2005, một chiếc mặt nạ mắt lồi bằng đồng được trưng bày tại Bảo tàng Sanxingdui ở Quảng Sơn, Tứ Xuyên. (Ảnh Trung Quốc / ảnh Getty Images)

3. Văn hóa Tam Tinh Đôi bắt nguồn từ đâu? Tại sao nó đột nhiên biến mất?

Từ những phân tích trên, mọi người có thể thấy văn hóa Tam Tinh Đôi rất khác biệt với văn hóa Trung Nguyên. Đặc biệt, chiếc mặt nạ đồng lớn được khai quật có hình thù kỳ dị, chưa từng xuất hiện trong văn hóa Trung Nguyên, thậm chí còn trông giống người ngoài hành tinh. Số lượng lớn ngà voi và hàng nghìn vỏ sò được khai quật cùng lúc đến từ đâu? Có những con voi ở đất Thục cổ đại hàng ngàn năm trước? Có phải nó ở gần biển không? Tại sao một nền văn minh đồ đồng phát triển cao như vậy lại không tìm ra bất kỳ một văn tự nào? Tại sao số ít văn vật được khai quật được so với văn hóa Trung Nguyên và các nền văn minh cổ đại khác lại tương tự?

Chính vì nhiều bí ẩn khó hiểu này mà các nhà khảo cổ học trên khắp thế giới như thể “Trượng Nhị hòa thượng sờ không tới đầu”. Sau hơn nửa thế kỷ tranh cãi, vẫn còn rất nhiều bí ẩn muôn thuở khó giải mã, và nhiều phương tiện truyền thông gọi đó là một nền văn hóa đến từ “người ngoài hành tinh”.

Về nguồn gốc của văn hóa Tam Tinh Đôi, các nhận xét trên mạng cũng rất cởi mở, kỳ quái không gì không có. Có thuyết “Văn minh Thục cổ đại”, thuyết “Văn minh Hoa Hạ”, thuyết “Sơn Hải kinh”, còn có thuyết “Văn minh Ai Cập”, thuyết “Văn minh Tây Á”, thậm chí có người còn cho rằng, đó là sản phẩm của sự “lai tạp” giữa văn hóa bản địa và văn hóa ngoại lai, v.v., có nhiều lý thuyết khác nhau, giữa chúng không có sự thống nhất.

Thuyết “Văn minh Thục cổ đại”: Theo các chuyên gia đại lục, Tam Tinh Đôi nên là trung tâm của Vương quốc Thục cổ với lịch sử lâu đời nhất ở đồng bằng Thành Đô, và nó nằm ở vị trí trung tâm của một loạt các di chỉ văn hóa cổ đại có mối liên hệ liên tục tương quan lẫn nhau. Vì vậy, một số người cho rằng di chỉ Tam Tinh Đôi đã biến mất ở vương quốc Thục cổ đại, những tượng người bằng đồng đó chính là “Tàm Tùng” và “Ngư Phù” trong bài thơ “Thục đạo nan lý” của nhà thơ Lí Bạch.

Thuyết “Sơn Hải kinh” cho rằng: Cây thiêng bằng đồng Tam Tinh Sơn lớn nhất đã được khai quật, cao 3,95m, là văn vật bằng đồng lớn nhất được khai quật trên thế giới. Cây thiêng đồng được chia thành ba tầng, mỗi tầng có ba nhánh, trên cành có một con chim đứng, tổng cộng có chín con, cũng có một con rồng bay xuống thân chính, hướng về phía trước và trông đợi. tắt. Vì vậy, một số người dựa vào “Sơn Hải Kinh-Hải ngoại Đông Kinh” và “Sơn Hải Kinh-Đại Hoang Đông Kinh” cho rằng cây thiêng này là cây phù tang nơi cư ngụ của chín con chim quạ vàng được ghi lại trong đó. Nó tương tự như truyền thuyết “Hậu Nghệ bắn mặt trời” trong “Hoài Nam Tử – Bổn Kinh Huấn”. Ngoài ra, hoa văn rồng trên cây thiêng, cùng rồng và quỳ  (theo truyền thuyết là một loài quái, ở gỗ đá, giống như rồng, có một chân) trên đồ đồng mới phát hiện cũng có thể được tìm thấy trong “Sơn Hải Kinh”.

Thuyết “Văn minh Trung Nguyên”: Ông Vương Nguy, chủ tịch Hiệp hội Khảo cổ học Trung Quốc, tin rằng những đồ tế lễ mới được khai quật từ Tam Tinh Đôi gồm ngọc tông, ngọc bích, ngọc qua, ngà voi cùng những tượng đồng, bình đồng v.v. đều là phong cách của văn hóa Trung Nguyên. Phong cách của các di vật này về cơ bản được hình thành tại di chỉ Nhị Lý Đầu vào cuối vương triều nhà Hạ, và một phần lớn trong số đó được kế thừa bởi nhà Thương. Điều này có nghĩa là tổ tiên của Tam Tinh Đôi đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của triều đại nhà Hạ và nhà Thương, và cũng rõ ràng rằng nền văn minh Thục cổ đại mà đại diện là Tam Tinh Đôi có mối quan hệ rất chặt chẽ với triều đại nhà Hạ và nhà Thương ở Trung Nguyên.

Thuyết “Văn minh Ai Cập” thì nói: Trong số lượng lớn đồ đồng khai quật được tại Tam Tinh Đôi, về cơ bản không có đồ dùng thiết yếu hàng ngày, và hầu hết chúng đều là vật phẩm tế lễ. Đặc biệt, thiết bị kiểu bánh xe mặt trời, mũ hình mặt trời đứng, hình mặt trời trên thanh vàng, hình mặt trời trên ngọc bội, chim mặt trời đều là những ví dụ thể hiện về tín ngưỡng thờ thần mặt trời. Nó rất gần với nền văn hóa Maya nổi tiếng thế giới và văn hóa Ai Cập cổ đại. Do đó, ông Trương Kế Trung, phó giám đốc Bảo tàng Tam Tinh Đôi, tin rằng một số lượng lớn các vật phẩm tế lễ với các di chỉ địa lý khác nhau cho thấy Tam Tinh Đôi đã từng là trung tâm hành hương của thế giới.

“Thuyết văn minh Sumer”: Hình dạng của đồ đồng Tam Tinh Đôi rất khác biệt với văn hóa chính thống của Trung Quốc ở lưu vực sông Hoàng Hà. Đồ đồng của Trung Nguyên chủ yếu là các dụng cụ nghi lễ của hoàng gia, chẳng hạn như lễ khí, nhạc khí, đỉnh (cái vạc), tượng, bình và chuông. Còn Tam Tinh Đôi về cơ bản có hình dạng của người, thần, chim và động vật. Trong số đó, chiếc mặt nạ bằng đồng mắt lồi là dễ thấy nhất. Hình dạng của những chiếc mặt nạ này so với những chiếc mặt nạ ở vùng Trung Nguyên là hoàn toàn bất đồng, nhưng chúng lại mang những nét đặc trưng rõ ràng của văn hóa phương Tây với lông mày nhô ra, mũi nhọn và cong. Trang phục và kiểu tóc của các nhân vật cũng mang những nét đặc trưng của Trung Đông và Ba Tư. Vì vậy, một số người suy đoán rằng văn hóa Tam Tinh Đôi đến từ nền văn minh Sumer ở ​​Lưỡng Hà, và nó được du nhập từ Trung Đông, Tây Á, Nam Á về phía bắc thay vì văn hóa Trung Nguyên trên dãy núi Tần Lĩnh.

Các di tích văn hóa được khai quật ở Tam Tinh Đôi có thể được gọi là những kiệt tác độc nhất vô nhị, và hầu hết chúng đều là những báu vật quý hiếm chưa từng thấy trước đây. Những nhận định trên chỉ là kết luận rút ra từ việc lựa chọn một hoặc một số loại văn vật được khai quật ở Tam Tinh Đôi và so sánh chúng với các nền văn minh khác. Tuy nhiên, nếu so sánh từng văn vật khai quật được với từng nền văn minh nói trên thì những suy luận và kết luận chung chung này không thể biện minh và giải quyết xác đáng được.

Ai cũng biết nền văn minh Tam Tinh Đôi, Maya cổ đại và Ai Cập nằm ở vĩ độ 30 độ Bắc bí ẩn, người Maya của năm nghìn năm trước cũng giống như người Tam Tinh Đôi bỗng nhiên biến mất một cách bí ẩn vào dòng sông dài lịch sử vì một lý do nào đó. Mọi người đã đưa ra giả thuyết vì nhiều lý do khác nhau, nhưng họ luôn ở trên giả thuyết do không đủ bằng chứng. Chẳng hạn như thuyết hồng thủy, thuyết chiến tranh, thuyết di cư, thuyết bị sét đánh, thuyết xung đột nội bộ, v.v.

Đầu đồng được khai quật ở Tam Tinh Đôi, Quảng Hán, Tứ Xuyên (ShutterStock)

4. Văn hóa Tam Tinh Đôi là một loại “văn hóa tiền sử”

Một thánh nhân từng tiết lộ bí mật cho đồ đệ của ngài: “Kim tự tháp không liên quan gì đến người Ai Cập, nó được tạo ra trong một nền văn minh tiền sử. Sau đó kim tự tháp chìm xuống đáy biển trong một cuộc trôi dạt của đại lục. Khi tân đại lục xuất hiện và tạo ra thế giới mới, nó trồi lên từ đáy nước. Những người đã tạo ra nó đã không còn tồn tại. Sau đó xuất hiện người Ai Cập. Sau khi người Ai Cập phát hiện ra năng lực của kim tự tháp này, họ đã xây dựng thêm một số kim tự tháp nhỏ. Họ phát hiện rằng bên trong nó có thể đặt quan tài rất tốt, họ liền đặt quan tài vào. Có cái mới, có cái cũ. Bây giờ người ta không có cách nào biết được cuối cùng nó hình thành vào thời kỳ nào, và lịch sử đều bị đảo loạn”.

Một số học giả cũng chỉ ra trong bài báo “Nguyên nhân của hiện tượng lưu vực Tứ Xuyên và giải mã bí ẩn về di chỉ Tam Tinh Đôi” rằng, theo quy luật tiến hóa của trái đất, có thể suy ra rằng hiện tượng lòng chảo Tứ Xuyên được hình thành do sự chuyển động trầm xuống và trồi lên giữa các mảng đất liền và đại dương trong chu kỳ sống của trái đất. Bị ảnh hưởng bởi dãy núi Himalaya, lưu vực Tứ Xuyên đã trải qua sự biến đổi thăng trầm của lưu vực biển – lưu vực hồ – lưu vực lục địa.

Hiện tượng văn minh Tam Tinh Đôi xảy ra vào thời kỳ bán ẩm của trái đất, tức là thời kỳ sau khi hình thành bề mặt lục địa và đại dương, đồng thời cũng là thời kỳ sau khi bề mặt địa chất bắt đầu lộ ra. Do vĩ ​​độ thấp của lưu vực Tứ Xuyên và độ dày khá mỏng của các sông băng ở vùng biển nông, vì vậy, sau khi trái đất bắt đầu ấm lên, khiến băng tan chảy và làm lộ ra bề mặt địa chất, sinh ra sự sống mới trên trái đất. Do đó, văn minh Tam Tinh Đôi là một trong những hiện tượng văn minh nhân loại tiền sử trên trái đất. Lưu vực Tứ Xuyên bị phong bế do vị trí địa lý, đã tạo nên một nền văn minh nhân loại độc đáo đặc biệt ở Tam Tinh Đôi. Sự biến mất của nền văn minh này là do sự sụp đổ của hồ băng ở phía tây hoặc tây bắc của lưu vực, nó bị tiêu hủy trong chớp mắt bởi hồng thủy, vì vậy nền văn minh này đã không còn tồn tại. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể giải thích tại sao một số lượng lớn ngà voi và vỏ sò được khai quật tại địa điểm Tam Tinh Đôi.

Như các bạn đã biết, “Kinh thánh” nói rằng Chúa tạo ra con người từ đất sét; người Trung Quốc nói rằng Nữ Oa đã tạo ra người Trung Quốc từ đất sét; có những vị thần khác nhau đã tạo ra những nhân chủng khác. Vì vậy, trong vấn đề này, con người trên trái đất đều được thần linh tạo ra theo hình tượng của chính các vị thần. Các nền văn minh của loài người trong các thời kỳ khác nhau có thể có những hình tượng khác nhau. Có thể thấy, những bức tượng đồng cổ quái được khai quật ở Tam Tinh Đôi có thể là hình tượng của con người văn minh thời tiền sử, hoặc hình tượng của các nền văn minh tiền sử khác, hoặc hình tượng các vị thần trong tín ngưỡng của văn minh nhân loại trong các thời kỳ khác nhau, nên có sức hút rất lớn đối với nhân loại ngày nay.

Một số người dưới sự dẫn dắt của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, dưới ngọn cờ của cái gọi là “lòng yêu nước”, đã tìm cách gán ghép nền văn hóa Tam Tinh Đôi tiền sử với nền văn minh Trung Hoa hiện đại; Thật cực kỳ hoang đường khi dùng bản đồ lãnh thổ quốc gia ngày nay để đối ứng với lịch sử trước Công Nguyên, rồi đưa ra luận đàm về yêu nước hay không yêu nước; Và thật nực cười khi áp đặt các khái niệm “vô thần luận”, “duy vật luận” và “thuyết tiến hóa” từ phương Tây để phân tích diễn biến lịch sử của các nền văn minh cổ đại ở Trung Quốc và trên thế giới.

Tóm lại, nền văn minh Tam Tinh Đôi tuy không còn lưu lại chữ viết, nhưng nó đã viết lại nguồn gốc lịch sử của loài người, và trở thành chiếc chìa khóa vàng để mở ra những nền văn minh cổ đại, điều đó cũng hoàn toàn chứng minh rằng loài người hoàn toàn không tiến hóa từ loài khỉ!

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch