Sự hài hước có hương vị gì? Là ngọt ngào? Vì sao nói nó là ngọt ngào, mà không phải là cay đắng, chua xót, mặn chát, hay cay xè?

Bởi vì nó là dí dỏm, tinh tế, ấm áp và tươi sáng. Có người từng hỏi Mark Twain rằng: “Cai thuốc lá có dễ dàng không?” Ông trả lời: “Dễ mà, tôi đã cai nó một nghìn lần rồi!”. Lời nói này thật khéo léo, vừa có thể nói rõ rằng cai thuốc lá không dễ dàng, lại vừa có thể khiến bạn bật cười nữa chứ. Đây chính là sự hài hước, là sự hài hước của điều trong bình thường mà lại không bình thường.

Hóa ra, không có cười thì không gọi là hài hước, bạn có tin hay không? Không tin, vậy mời các bạn xem tiểu phẩm nhỏ có một chút hài hước của Anh Quốc. Một trang báo có đăng một thông báo tìm của như sau:

Tôi có làm rơi một con vẹt rất đặc biệt, bạn chỉ cần nói với nó một câu: “Cô nương thân yêu của tôi ơi!”, nó sẽ ngay lập tức trả lời: “Cái gì vậy, lão quỷ hám sắc này?”.

Bộ dạng của bạn lúc đó sẽ thế nào? Nghe xong mẩu chuyện hài hước này, bạn có thể không cười sao? Bạn có thể không vui sao? Vì vậy, làm cho người ta cười, đó mới xác thực là bản chất của sự hài hước.

Hài hước là một loại dí dỏm cao cấp, là cầu nối của sự thoải mái, hoan nghênh và vui mừng tiếp nhận. Hài hước là bản chất của con người. Người không biết hài hước thì rất là đáng buồn – ngồi nghiêm nghị mà xụ mặt ra cả ngày, ai còn muốn nhìn khuôn mặt ấy chứ! Cả ngày cứ hoa tay múa chân đi dạy bảo người ta như thế, thì ai còn muốn lắng nghe chứ!

Có lần khi Kỷ Hiểu Cương đang biên soạn cuốn ”Tứ khố toàn thư”, đang vào giữa hè, ông cởi trần ngồi bên án thư. Đúng lúc đó Càn Long xa giá đến. Mũ áo không chỉnh tề mà gặp nhà vua cũng phạm vào tội khi quân, huống hồ là bộ dạng của Kỷ Hiểu Cương lúc này. Ông hoảng sợ vội vàng chui xuống dưới gầm bàn trốn.

Càn Long đã nhìn thấy cảnh đó, liền vẫy tay ra hiệu cho tả hữu ý bảo bọn họ không lên tiếng còn mình ngồi xuống bên cái bàn mà Kỷ Hiểu Cương đang nấp. Rất lâu sau, Kỷ Hiểu Cương cảm thấy ngột ngạt, nghe ở bên ngoài im hơi lặng tiếng, lại bởi vì cái bàn kín quá không nhìn thấy gì cả nên không rõ hoàng thượng đã đi chưa, ông liền len lén thò một ngón tay giữa ra, thấp giọng hơi nhỏ:

“Lão đầu tử” (lão già) đã đi chưa?

Càn Long vừa tức vừa buồn cười, cố ý quát to:

– Hỗn láo ! Ai ở trong đó? Có mau chui ra không?

Kỷ Hiểu Cương đành phải bò ra quỳ xuống đất. Càn Long nói:

– Tại sao khanh lại gọi ta là ”lão đầu tử”?

– Bệ hạ là vạn tuế đáng được xưng là ”già” lão; tôn là quân vương, đứng đầu cả nước, muôn dân kính trọng, đương nhiên là “đầu” rồi; còn ”tử” là con yêu của trời đó. Cho nên gọi “lão đầu tử” là cách gọi tôn kính nhất.

– Thế cái ngón tay giữa thì là chỉ cái gì?

Là đại diện cho “quân” (vua), quân trong ”thiên địa quân thân sư” đó.

Kỷ Hiểu Cương giơ một bàn tay lên, động đậy ngón tay giữa nói:

– Tính từ bên trái, thiên địa quân thân sư, ngón giữa là quân; tính từ bên phải lại, thiên địa quân thân sư, ngón giữa vẫn là quân. Cho nên ngón giữa đại diện cho ”quân” (vua).

Càn Long cười nói:

– Trí thông minh của khanh thật đáng khen, tha tội cho khanh.

Nam Quân biên dịch và tổng hợp nguồn từ bachkhoatrithuc.vn

Xem thêm: