Anh là một thần tượng trong xã hội thời mở cửa, ngày càng sùng bái kim tiền, chạy theo sự mê hoặc của đồng tiền, chỉ vì lợi ích cá nhân mà coi tiền như mục tiêu phấn đấu của đời người.

Nhưng tiền không phải là tất cả. Đến khi con trai duy nhất của anh bị ung thư, mong manh giữa sự sống và cái chết, anh mới nhận ra mục đích chân chính của đời người là gì… Nếu biết trân trọng, phát huy những giá trị đạo đức cao đẹp, mỗi chúng ta sẽ trở thành người tốt và xứng đáng được hưởng phúc báo.

(Tiếp theo: Phần 1, Phần 2)

Phần III. Tín Phật được hưởng phúc báo

Anh bỏ ra một ngày đi Quảng Ninh gặp người tu luyện để giãi bày và nhận được những lời khuyên thiết thực. Anh đã hiểu cuộc đời có định mệnh, không nên chạy theo danh vọng, tiền tài, nhiều tiền anh cũng không thể cứu được con. Sau nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ, tóc anh đã bạc trắng. Có hai câu chuyện thực sự thương tâm đã làm anh thay đổi hẳn các quan niệm sống trước đây của mình.

Câu chuyện của người cùng phòng

Bây giờ anh mới thấy tình người quan trọng hơn tiền tài vật chất. Anh thương con, dành nhiều thời gian chăm sóc con ở bệnh viện, bác giúp việc chỉ giúp cơm nước mang vào. Con anh chơi thân với một đứa trẻ trạc tuổi ở cùng phòng, chỉ thấy bà nội chăm sóc và trông thằng bé cả đêm, hai bà cháu nghèo lắm chủ yếu sống bằng sự giúp đỡ của từ thiện. Hai bạn chơi thân, quấn quýt nhau như anh em.

Một hôm cho con ăn tối, toàn những món ngon do bác giúp việc làm, anh nghĩ Thái Sơn của anh thật thiệt thòi, bố chẳng biết con thích món gì, chẳng biết con sở thích thế nào, chẳng biết con nghĩ gì. Anh miên man nhận ra mình đúng là không có tình thương, chưa làm tròn trách nhiệm người cha. Chợt anh thấy cậu bạn nhỏ kia cố quay mặt đi hướng khác nhưng ánh mắt lại cứ rơi tõm vào đĩa thịt gà, lại quay đi, rồi lại rơi tõm vào mâm cơm. Nó nhìn thèm thuồng cổ nuốt nước bọt, trong khi con anh thì như nể bố nên mới cố ăn chứ chẳng thích thú gì. Ôi thằng bé thật đáng thương tội nghiệp làm sao, nó đang đói! Anh nói, cháu ăn cùng Thái Sơn nhé? Nó có vẻ ngại ngùng. Thái Sơn khích lệ, bạn ăn đi, một mình tớ ăn thì buồn lắm mà ăn cũng không hết. Thế là bạn nhỏ luống cuống đi lấy bát đũa rón rén ngồi ăn cùng, ăn như chưa bao giờ được ăn vậy. Con anh nhìn thấy vậy nên cũng vui vẻ ăn ngon hơn. Từ hôm ấy anh dặn bác giúp việc nấu thêm đủ cho cả hai bạn ăn cùng. Bà của bạn nhỏ mừng lắm, quay mặt đi giấu những giọt nước mắt tủi nhục chua xót của người bà mà không lo cho cháu được miếng ăn.

Một buổi tối ở viện, khi cả hai đứa ngủ ngon, anh và bà nội đứa bé mới có dịp trò chuyện. Hỏi ra mới biết bà ấy hơn anh mười tuổi, nhưng vất vả nên nhìn già trước tuổi. Bà lấy chồng người làng Bưởi, ông bà nông dân nghèo lắm, nhà ở rìa làng diện tích khá rộng có cổng quay ra mặt ngõ to, gần cổng chùa làng, nhưng mảnh đất lại hình cái búa – theo thầy phong thủy nói là ở đấy không tốt. Các cụ già làng thì nói rằng vì bố chồng ngày xưa tham gia phá chùa làng nên con cháu sẽ bị quả báo, những người cùng phá chùa đã bị cả rồi, chẳng ai thoát. Quả thật nhà bà làm ăn rất lận đận, nhà chỉ có một con trai, nó lấy vợ sinh được một cháu trai kháu khỉnh. Hai vợ chồng đi xe máy ăn cưới ở trên Thái Nguyên về không may gặp tai nạn rồi qua đời, còn thằng bé thì được ông bà nuôi từ nhỏ. Cách đây 5 năm thằng bé ốm đau suốt, đi khám rồi mới phát hiện bị ung thư não. Vào nằm viện tốn kém quá, hết sạch cả tiền lại không có công ăn việc làm, ông bà quyết tâm bán nhà để mua một túp nhà nhỏ hơn, dư tiền ra chữa bệnh cho cháu.

Bà kể rằng khi ấy nhờ môi giới bán, có vài người đến xem, có công ty của một anh ở Nga về cũng đến xem và trả rẻ bèo chỉ bằng nửa giá thị trường vì lý do nhà đất hình cái búa. Môi giới nói rằng công ty này mạnh lắm, họ đã định mua đâu thì không ai chen vào được, chỉ khi họ không mua nữa thì mới đến lượt người khác. Nghe nói chủ công ty là người cùng làng Bưởi, lại rất thoáng, ông bà đến công ty để xin đề nghị anh mua với giá thị trường thì mới có tiền để mua một cái nhà nhỏ và còn tiền để chữa bệnh, hoặc không mua thì trả lời để người khác mua. Nhưng anh ấy không có thời gian để tiếp và cũng không muốn thỏa thuận thêm về giá, thế là ngôi nhà bị treo vì không ai dại mà qua mặt anh để mua nhà ấy.

Cần gấp tiền để chữa bệnh cho cháu, bí quá ông bà phải vay lãi ngày với lãi suất cắt cổ, đến kỳ trả không có tiền trả gốc thì lãi cộng gốc. Đến lúc số tiền nợ lớn quá không có cách nào trả nổi, bị đòi gắt gao, đành phải nghe người cho vay lãi dẫn đến ngân hàng thế chấp nhà để vay tiền trả cho họ. Mấy năm sau, nợ quá hạn không trả được nên ngân hàng thu nhà để phát mại tài sản thế chấp, ông bà bị mất nhà ở, phải dựng lều ở tạm ngoài đồng.

Ông bà không có nghề gì mà phải nuôi nhau và thêm đứa cháu ở trong viện nên cuộc sống cực kỳ khó khăn bi đát. Không còn cách nào, mỗi ngày bà dành một buổi đi lau dọn nhà thuê, làm chăm chỉ cật lực bốn năm tiếng thì được 200 nghìn, chỉ đủ tiền thuốc và tiền viện. Còn ông thì tự lo cuộc sống bằng nghề mài dao kéo, bà và cháu ăn nhờ suất ăn từ thiện, bữa có bữa không. Khi không có suất ăn từ thiện thì bà mới bỏ vài nghìn tiền dự phòng để mua bánh mì cho cháu ăn tạm, còn bà thì nhịn đói.

Ông bà sống là vì đứa cháu, chấp nhận cực khổ cố sống làm người tốt lương thiện, không làm điều sai trái, sám hối và ngày đêm xin Phật độ cho. Bà vừa khóc vừa kể, còn anh cũng không ngờ mình là tội phạm gây ra chuyện đau xót này. Lúc đó mình còn dư dả tiền lắm, sao lại bắt chẹt thế nhỉ, may mà bà ta không nhận ra anh chính là người đã trốn không muốn gặp ông bà ngày ấy. Vừa nghe vừa toát mồ hôi, anh quay mặt đi chỗ khác để giấu những giọt nước mắt thương cảm hối hận. Đúng là biết rồi mới thấy sợ cái nghiệp của nghề buôn đất, nếu có quả báo thật thì anh khó mà gánh nổi.

Nghe câu chuyện cảu bà, anh mới biết mình đã gây nên lỗi lầm như vậy, anh toát mồ hôi, anh quay mặt đi chỗ khác để giấu những giọt nước mắt thương cảm hối hận.
Nghe câu chuyện của bà, anh mới biết mình đã gây nên tội nghiệp như vậy, anh toát mồ hôi, anh quay mặt đi chỗ khác để giấu những giọt nước mắt thương cảm hối hận. Ảnh: dkn.tv

Chuyện bi ai của người giúp việc

Chuyện của bà hàng xóm đã phần nào làm anh thay đổi dần quan niệm sống, anh cũng quan tâm đến mọi người hơn. Một lần bác giúp việc dẫn anh đi cắt thuốc nam cho con, lúc về tiện đường anh chở bác ấy về qua nhà đưa tiền để bác trai đi đóng tiền học cho cháu nội, anh đã phát hiện ra hoàn cảnh éo le của người mà con anh thân thiết coi như bà nội.

Bà kể mình tên Hợi, sinh năm 1959, trước đây nhà ở làng Mễ Trì đất vườn rộng lắm. Năm 2000 có dự án lấy đất làm đường được đền bù 50 mét đất ở mặt đường mới mở và khoản tiền kha khá. Có tiền ông bà xây nhà đẹp khang trang, mua bàn ghế salon, tủ chè, tivi, xe máy, tưởng là đổi đời thoát khỏi kiếp nông dân nghèo. Nhưng cũng vì có tiền mà bọn người bán thuốc phiện tìm đến nhà để dụ dẫn, hai con của bà đều nghiện ngập. Thằng lớn đã có vợ và con trai, nhưng bị chết thảm vì sốc thuốc, vợ nó bỏ con lại cho ông bà để vào Tây Nguyên kiếm sống.

Còn thằng thứ hai mới 16 tuổi đã nghiện, đưa vào trại cai nghiện mấy lần nhưng không được. Mỗi khi lên cơn nghiện thì thương tâm lắm, không nỡ để nó vật vã đói thuốc, đành lờ đi cho nó bán hết mọi tài sản trong nhà để mua thuốc, những ai không ở hoàn cảnh ấy không thể hình dung được. Ông bà khổ tâm lắm, những lúc bình thường thì nó ngoan ngoãn vâng lời, chăm chỉ lao động, hiền lành như một con cún; còn khi nổi cơn nghiện thì cứ như có con thú dữ lồng lộn ở trong người, nó dám cầm dao dí vào cổ bố đòi tiền mua thuốc.

Hà Nội cái thời ấy cơn lốc thuốc phiện thật khủng khiếp, nó càn quét qua hầu hết các nhà có điều kiện kinh tế, nó làm các thanh niên giàu có khỏe mạnh thành thân tàn ma dại đi vật vờ ở các công viên, các khu nhà bỏ hoang. Cơn lốc ấy xuất phát từ những người chỉ vì kiếm tiền mà không từ thủ đoạn nào, kể cả buôn bán cái chết trắng này, nó làm biết bao gia đình bị hủy hoại đến điêu đứng. Hầu hết những người nghiện cuối cùng đều bị HIV. Con bà cũng vậy, phải bán nhà để nó nằm viện lo thuốc thang, đến lúc không còn tí tài sản gì thì nó mới ra đi. Những người già trong làng nói đấy là nghiệp quả, làng cũng đầy tấm gương tày liếp như thế, họ nói nhân nào quả ấy, vì bố chồng bà cũng làm nhiều sai ác trong thời cải cách ruộng đất.

Ngẫm đến mình, anh thấy lấy vợ muộn, đẻ con muộn lại là may, nếu không con anh sẽ mười mấy tuổi mà lúc nào cũng sẵn tiền thế, bố mẹ đi suốt ngày chẳng quan tâm đến thì chắc chắn cũng bị nghiện rủ rê lôi kéo, biết đâu nó cũng bị HIV, anh rùng mình nghĩ…

Anh dừng xe ở ngoài đường cái để bà Hợi tranh thủ về nhà một lúc. Khi ấy trời đã tối muộn, anh nhớ là chỗ này gần dự án khu nhà liền của mình nên anh lững thững đi bộ vào ngó xem thế nào. Cạnh tường rào dự án khu nhà liền kề đang bỏ hoang của anh có một cái lều như của người chăn vịt. Thật bất ngờ, anh thấy bà Hợi cúi người lách vào túp lều liêu xiêu đó, nó được che tạm bợ bằng mấy tấm tôn và ni lông. Thấp thoáng bóng hai ông cháu dưới ánh đèn đỏ quạch, trước cửa là một cái lu đựng nước, bên cạnh có mấy cái nồi, trời đang mùa đông lạnh buốt, gió thổi mạnh như chực bứng cái lều lên trời. Trời ơi, có người ở khổ thế sao, thật không ngờ, mà lại chính là người mà con anh quý mến, ngày thường nhìn bà rất Hà Nội mà.

Những dự án chục năm sau vẫn quây tôn bỏ hoang chưa làm gì cả, người dẫn không có đất thì chẳng biết đi đâu. Ảnh minh họa: dkn.tv

Bà chỉ tay về phía khu dự án và kể tiếp, ông bà chuyển ra làm nhà tạm ở đất nông nghiệp của nhà, vốn là đất ruộng các cụ để lại từ trước 1945, sau đó xã thu rồi cũng phân lại cho gia đình để canh tác. Gọi là nhà lều để có chỗ trú mưa nắng để tồn tại, vừa làm vườn trồng rau, chăn nuôi lợn gà có thu nhập để nuôi đứa cháu trai. Nhưng tai ác thay, lại có dự án lấy đất nông nghiệp đó để làm khu chung cư liền kề, nhà bà được đền bù 30 mét ở khu dịch vụ và một khoản tiền ít ỏi không thể mua được tí đất để ở. Họ đuổi ông bà ra khỏi nhà lều để quây tôn bảo vệ, cho đến cả chục năm sau khu đất đó vẫn quây tôn bỏ hoang chưa làm gì cả, nên đất gọi là khu dịch vụ đó cũng chưa có để nhận.

Theo chỉ dẫn của nhân viên công ty, ông bà đến xin gặp anh đại gia chủ dự án, là người đi Nga về nghe nói rất hào phóng để xin cho được ứng trước 30 mét trong chính nơi đã ghi nhận sẽ được đền bù để làm nhà ở tạm, nhưng anh đại gia bận lắm nên không cho gặp. Thế là mặc dù có 30 mét vuông trên giấy tờ, nhưng thực tế ông bà vẫn không có nhà ở. Hết cách, ông bà lại phải quây tạm cái lều ở cạnh hàng rào tôn của khu dự án bỏ hoang để lấy chỗ chui ra chui vào, họ chịu đựng sự thử thách vất vả cuộc đời và sự dè bỉu của xóm giềng.

Không thể tưởng tượng được cuộc sống của ông bà và đứa cháu trai đang học tiểu học vất vả thế nào. Ruộng đất canh tác không còn, không biết làm nghề gì để tồn tại, nhưng vẫn phải cho cháu đi học để hy vọng tương lai. Bà đành phải đi làm ô sin giúp việc. May mắn bà vào làm cho nhà anh, gặp được cả hai vợ chồng và cháu bé đều là người rất dễ chịu, bà thương thằng bé như cháu nội của bà.

Đời người có số, cháu bà số khổ, còn Thái Sơn của ông chủ Lợi thì từ bé đã sống trong nhung lụa. Bà chấp nhận số phận nên không bao giờ ghen tị với ai, chỉ thấy tiếc bao nhiêu đồ chơi quý hiếm, đẹp thế mà thằng bé chẳng đoái hoài, chả bù cho cháu bà thì không bao giờ có đồ chơi. Những khi thằng bé vứt đồ chơi, quần áo, đồ dùng cá nhân toàn loại tốt thì bà chỉ gom lại để xin ý kiến bà chủ rồi đưa đến chỗ từ thiện trên đường đi chợ, bà nghĩ không phải của mình thì không thể lấy, bà luôn “đói phải cho sạch, rách phải cho thơm”. Chính thế bà chủ – tức là vợ anh – đã tin tưởng tuyệt đối giao bà chi tiêu, quán xuyến toàn bộ các việc trong nhà.

Con trai anh được sống trong nhung lụa với bao nhiêu đồ chơi quý hiếm, đẹp mà thằng bé chẳng đoái hoài, chả bù cho cháu bà thì không bao giờ có đồ chơi nhưng bà cũng không bao giờ đoái hoài đến thứ đó. Bà luôn tâm niệm phải “đói phải cho sạch, rách phải cho thơm”
Con trai anh được sống trong nhung lụa với bao nhiêu đồ chơi quý hiếm, đẹp mà thằng bé chẳng đoái hoài, chả bù cho cháu bà thì không bao giờ có đồ chơi nhưng bà cũng không bao giờ đoái hoài đến thứ đó. Ảnh minh họa: dkn.tv

Bà Hợi là người tín Phật. Một đêm rằm muộn ra chùa thắp hương, sư chùa làng cũng là chỗ người quen, động viên bà là số mình vậy thì cố chịu, hãy chăm chỉ lao động, làm việc tốt, mấy ai khổ ba đời, hãy tín tâm niệm Phật, vượt qua khó khăn rồi sẽ có ngày tốt lên thôi. Bà cũng nghĩ thế, cứ mỗi tối khi xong công việc bà thường ra sân hướng lên trời cao cầu Trời khấn Phật, bà đã hứa cắn răng chịu đựng mọi khổ nghiệp, không hé miệng kêu than, chỉ mong Phật phù hộ mọi điều tốt lành cho hai ông cháu. Trời thương nên hai ông cháu khổ thế, chịu lạnh, chịu đói, mà chả khi nào ốm đau. Bà nghĩ thương cháu mình quá khổ, không có bố mẹ, quần áo cũ kỹ, tiền lương giúp việc của bà thì trang trải tiền đóng học, tiền sách vở và bao nhiêu chi phí khác cho hai ông cháu, nên cháu ăn chẳng được no, chẳng được miếng ngon bao giờ, quần áo giày dép đồ dùng đều mua hàng cũ.

Thay đổi quan niệm sống, quyết tâm trở lại làm người tốt

Nghe chuyện mà anh đau thắt lòng, như thể chính bố mẹ mình vậy. Anh hối lỗi dằn vặt, chính anh đã đẩy những người khốn khổ ra khỏi nhà. Giờ mới biết, quả là nghiệp chướng, vậy mà chính bà là người nuôi nấng, chăm sóc con anh từ nhỏ đến giờ, chính bà là người tạo ảnh hưởng nhân cách văn hóa cho nó. Ôi! Anh nợ nghiệp không biết bao người, bao nhà rồi, phải dừng lại thôi. Người tu luyện ở Quảng Ninh nói đúng, nếu biết mình đã gây ra nghiệp chướng đến thế thì sẽ phải bỏ nghề kinh doanh bất động sản thất đức này thôi.

Nghe chuyện mà anh đau thắt lòng, như thể chính bố mẹ mình vậy. Anh hối lỗi dằn vặt, chính anh đã đẩy những người khốn khổ ra khỏi nhà
Nghe chuyện mà anh đau thắt lòng, vì tiền mà anh đã đẩy những người khốn khổ ra khỏi nhà. Ảnh minh họa: dkn.tv

Anh thấy những kiếp người quá khó khăn như vậy mà họ vẫn không chút oán thán số phận, vui vẻ vượt qua, dành hết tình cảm cho con cháu. Họ nghèo như vậy mà vẫn không làm gì bất chính, họ kiếm tiền thật vất vả nhưng là những đồng tiền trong sạch, họ nghèo thế nhưng lại hạnh phúc, chính họ đã góp phần cứu cánh cho thay đổi tư duy về quan niệm sống của anh.

Lúc ấy trong tâm anh là một cuộc tranh đấu mãnh liệt giữa từ bỏ tiền tài, danh vọng để quay trở về làm một người lương thiện. Nhưng cám dỗ vật chất, ma lực đồng tiền, quyền uy danh vọng, thú vui rượu trà sắc dục nơi xã hội này vẫn níu kéo anh quyết liệt. Nó nói anh hãy quay lại đỉnh cao đi, hãy quyết tâm khôi phục lại quyền uy, bán hết tài sản kia thì anh vẫn còn nhiều tiền mà?

Nhưng những lời của bố anh lại vang vọng: Con hãy làm người lương thiện, lẽ Trời rất công bằng, được nhiều thì sẽ phải mất, làm sai sẽ bị quả báo, rồi con để dòng họ nhà mình tuyệt tự à? Anh ngồi ngắm thằng bé ngủ, ôi nó đẹp trai giống anh ngày trẻ, nó là người thân cuối cùng của anh ở thế gian này. Nhưng khuôn mặt nó mới đau đớn làm sao, những cơn đau lại ngày một dày hơn. Mỗi khi nó bị cơn đau hành hạ thì anh cũng cảm nhận được, anh cũng như đau xé ruột gan, anh đồng cảm, anh muốn chia sẻ và nhận nỗi đau về mình.

Trong sự giằng co luyến tiếc giữa tiền tài, danh lợi và con trai trước nguy nan sinh tử, anh đã mạnh mẽ dứt khoát quyết định lựa chọn làm người cha lương thiện, cứu con chỉ bằng những đồng tiền trong sạch, có tình người, có niềm tin vào Thần Phật thì còn hy vọng là có thể cứu được con.

Anh thực sự hiểu rằng tiền không phải là tất cả, tiền tài danh vọng, quyền lực không có ý nghĩa gì. Giờ đây những đồng tiền nhơ nhuốc kia đang làm hại chính anh và con, chính nó đã gây ra quả báo mà con anh đang gánh chịu. Anh quyết định sẽ làm người tốt, lương thiện, kiếm tiền chân chính, anh sẽ chỉ dùng những đồng tiền chân chính, tình người và niềm tin vào Trời Phật để chữa bệnh cho con trai.

Anh thực sự hiểu rằng tiền không phải là tất cả, tiền tài danh vọng, quyền lực không có ý nghĩa gì. Giờ đây những đồng tiền nhơ nhuốc kia đang làm hại chính anh và con, chính nó đã gây ra quả báo mà con anh đang gánh chịu
Anh thực sự hiểu rằng tiền không phải là tất cả, tiền tài danh vọng, quyền lực không có ý nghĩa gì. Ảnh minh họa: dkn.tv

Anh quyết định ủy quyền cho một công ty luật làm thủ tục bán nợ ngân hàng cho công ty mua bán nợ của chính ngân hàng để hạn chế tổn thất, giao toàn bộ tài sản thế chấp cho ngân hàng. Đồng thời công ty luật cũng giúp làm mọi thủ tục giải thể công ty, bán cả biệt thự anh đang ở để trả những khoản nợ còn lại và đền bù hỗ trợ cho người lao động. Cũng trước sự chứng kiến của công ty luật, anh hủy toàn bộ các giấy cho vay nợ các công ty bạn bè, sau này ai có điều kiện trả thì tự đưa đến đơn vị từ thiện giúp đỡ các bệnh nhân nghèo khó.

Sau khi thanh lý toàn bộ tài sản, những đồng tiền còn lại, anh quyết định nhờ bên từ thiện chuyển từ thiện cho các bệnh nhân nghèo và cho hai gia đình khó khăn nói trên mỗi nhà mấy trăm triệu, giấu tên với ý là giúp họ có thể mua được một nơi ở xoàng xĩnh chứ không phải ở lều tạm nữa.

Anh vui vẻ về lại căn nhà xưa ở Bưởi, lại nhờ mấy người bạn nghèo đến cùng mình tự sơn sửa lại nhà, cải tạo lại cửa hàng và mở lại cửa hàng bán vật liệu xây dựng. Anh quyết tâm trở lại là con người thật thà, tốt bụng, nhiệt tình thủa xưa. Cửa hàng của anh lại đông khách như trước, anh xúc động run run nhận những đồng tiền lao động chính đáng của mình, toàn là tiền lẻ, quăn queo đẫm mồ hôi của người lao động, anh tự hào đem những đồng tiền ấy nộp tiền viện cho con.

Một lòng tín Phật

Từ nhỏ anh đã thuộc lòng Truyện Kiều của Nguyễn Du:

Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Có đâu thiên vị người nào

Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài.

Một thời mải mê kiếm tiền, tưởng rằng có tiền sẽ làm được tất cả, nhưng anh đã nhận ra Trời Phật thật công bằng, không thiên vị, dần dần anh đã trở thành người tín Phật. Anh biết người Nga họ văn minh thế, nhưng rất tín ngưỡng sùng kính Chúa, họ tôn vinh, tin tưởng vào sự che chở ban phước lành của Chúa. Hầu hết những công trình vĩ đại trải khắp đất nước Nga, là đất nước rộng lớn nhất thế giới, đều là những công trình nhà thờ Chúa. Còn các bác anh quen cũng thế, họ sùng kính Phật lắm, họ quyên tiền cho rất nhiều chùa, còn đưa sang xây chùa ở Myanmar. Rồi còn nhiều trải nghiệm thực tế đã giúp anh thay đổi căn bản nhận thức vô Thần của mình, anh hoàn toàn tin vào Phật, hứa làm người tốt và ngày đêm cầu xin Phật giúp cho con anh.

Sau một ngày lao động vất vả, anh vào viện đưa cơm cho con và ở lại cả buổi tối với nó. Thái Sơn và bạn ăn khoái chí vì các món ăn bố nấu thô kệch, không màu mè đẹp mắt nhưng ăn rất ngon, rất hợp gu của chúng. Hai đứa chơi một lúc rồi đi ngủ, anh ngồi ở cái ghế nhựa xanh cạnh giường ngắm con. Dạo này anh thích ngắm con ngủ, thằng bé ngủ ngon lành nhưng vẫn không thư thái thể hiện nỗi đau âm ỉ… Bỗng anh thấy Bồ Tát Quan Âm đến, đứng trên trời cao mỉm cười với Thái Sơn, một tay cầm chiếc bình đựng nước Cam Lồ, một tay cầm cành dương liễu vẩy nước tịnh thủy vào người nó. Ngài vẩy đến đâu thì những chất đen ngòm từ người nó rơi ra đến đấy, đến lúc toàn thân Thái Sơn thành trong suốt sạch sẽ vô cùng. Anh quỳ xuống hướng về Ngài chắp tay tạ ơn, anh khóc sung sướng, nước mắt chảy dài trên má.

Ngay lúc ấy thằng bé cũng cảm nhận được một luồng năng lượng làm nó khoan khoái khỏe mạnh như chưa hề bị đau đớn gì. Nó tỉnh giấc vươn vai mở mắt ra thì nhìn thấy bố ngồi ngủ ở cạnh giường, những giọt nước mắt còn in nguyên trên khuôn mặt mệt mỏi do thiếu ngủ triền miên, mái tóc bạc phơ, tay vẫn đặt nhè nhẹ lên người nó. Thái Sơn giờ mới cảm nhận bố thật đáng thương, vất vả hết lòng vì nó. Nó không kìm hãm được những giọt nước mắt cứ trào ra, lần đầu tiên nó khóc vì thương bố, những giọt nước mắt của nó rơi vào tay bố âm ấm. Anh ngẩng lên mở mắt, không phải là mơ, con anh đã tỉnh táo lại rồi. Anh ôm lấy nó thật chặt, nó thì dụi dụi mặt vào ngực bố, hai bố con cùng cảm thấy hạnh phúc dạt dào.

Anh đã thay đổi hoàn toàn thành người tốt, dành tâm huyết để cứu con, thế nên Trời xanh đã thấu. Chỉ vài tháng sau đó, phép màu đến thật. Bác sĩ nói với anh rằng, những xét nghiệm mới cho thấy con anh đã có tiến triển rất tốt, khối u dường như cũng bé lại rất nhiều, đã mấy tháng liền Thái Sơn khỏe lên, vui vẻ. Bác sĩ nói con anh đã có thể về nhà tự điều trị, một tháng vào viện một lần để kiểm tra. Anh sung sướng đón con về nhà, con anh lại được đến trường học dù bị trễ mất một năm. Anh cũng đưa con đi thăm bà giúp việc và đứa bạn thân cùng phòng bệnh. Cả hai gia đình họ đều đã có ngôi nhà đơn sơ để ở, họ vui mừng gặp lại bố con anh và kể chuyện được một người giấu tên tặng tiền qua tổ chức từ thiện đủ mua căn nhà nhỏ này, vì thế cuộc sống của họ đỡ vất vả hơn trước rồi. Anh lặng thinh không nói gì, trong tâm mừng cho họ và cũng vơi nhẹ đi một khoản nợ đời người…

(Hết)

Nắng Mới