Cổ nhân có câu “Tiên học lễ, hậu học văn” đủ cho thấy lễ nghĩa có vai trò quan trọng như thế nào. Ngày nay, hầu hết các công ty hoạt động thành công trên trị trường, họ đều có những quy chuẩn lễ phép để ứng sử và kiềm chế chính mình.
Vậy lễ nghi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách con người và công ty như thế nào?
Ông Nghiêm Trường Thọ, một nhân vật đã giữ rất nhiều chức chủ tịch tại Đài loan, trong mỗi quá trình bàn giao công việc cho từng người, ông đều dùng “Xin ngài”.
Khi làm chủ tịch tập đoàn Landis, mỗi lần gửi văn bản phân công công việc, ông Nghiêm Trường Thọ đều mở đầu bằng hai từ “Xin Ngài”. Lúc bình thường, ông nói nhanh nhưng nhỏ và nhẹ đi kèm cùng với sắc mặt nghiêm nghị. Cho dù lúc răn dạy cấp dưới, lời nói của ông cũng vô cùng hòa nhã. Với cương vị người đứng đầu, trong 12 năm ông đã gây dựng thành công tập đoàn Landis thành một tập đoàn khách sạn lớn.
Phó tổng giám đốc điều hành của tập đoàn là Phạm Hi Bình đã nhận xét tự đáy lòng: “Ông vô cùng khâm phục khả năng tu dưỡng của Chủ tịch Nghiêm Trường Thọ”.
Tại sao lại gọi là “tu dưỡng”? Bởi vì trong đối nhân xử thế, những biểu hiện của ông Nghiêm Trường Thọ cho thấy sự chi tiết tỉ mỉ. Mọi thời mọi lúc đều có thể nhìn thấy ông đối đãi với mọi người bằng sự kiến giải lý tính và sự tôn trọng.
Thời điểm ông Phạm Hi Bình vừa mới lên nhận chức vị trợ lý đặc biệt cho ông Nghiêm, trong lúc làm việc với hai vị trợ lý khác làm việc tại phòng trực tổng đài, ông Phạm liền hỏi hai vị kia: “Xin hỏi, ngài ở đâu tìm đến?”.
Hôm đó, ông Nghiêm Trường Thọ bất ngờ nghe được cuộc hội thoại của ông Phạm Hi Bình và hai vị trợ lý kia. ông đã nhắn nhủ rất cẩn thận: “Không nên hỏi người đối diện mình là ‘ở đâu tìm đến’, bất kể là người nào, đầu tiên nên nói là ‘chủ tịch đi vắng’” và “Tôi muốn biết rõ ngài là ai, để còn báo cho ngài Chủ tịch biết vì ông hiện đang đi vắng, ngài nghĩ có được không?”
Phạm Hi Bình đã ngay lập tức học được bài học giáo huấn này: Cho dù có nói chuyện khách sáo, hỏi dò về tư cách và địa vị công tác, cũng đều sẽ làm tổn thương đối phương. Một thời gian dài bên cạnh Nghiêm Trường Thọ, mưa dầm thấm đất, nhân cách của ông Nghiêm đã làm thay đổi lối tư duy quan niệm của Phạm Hi Bình.
Từng có một giám đốc công ty đến để chiêu mộ nhân tài và mời Phạm Hi Bình ăn cơm, trong suốt cuộc nói chuyện, ông Phạm thấy toàn bộ quá trình đều tiếp đãi rất long trọng. Sau cùng vị giám đốc này gọi người lái xe cầm tài liệu đến cho ông nhưng do lơ đễnh nên bị mắng giữ dội: “Đầu cậu là đầu đất à! Nói với cậu bỏ nó vào bên trong xe rồi, nhưng sao bây giờ lại không tìm thấy? Thật đần hơn cả heo!”
Phạm Hi Bình lúc ngày nghĩ: “Nếu tôi vì ngài mà làm việc, chẳng phải ngài cũng mắng tôi như vậy hay sao?”
Chỉ với suy nghĩ này đã khiến Phạm Hi Bình ở lại công ty tiếp tục cống hiến. Đến hôm nay, công ty của vị giám đốc mời ông khi đó đã bị phá sản. Còn ông làm việc tại tập đoàn Landis cũng đã tu dưỡng được thành một con người lễ nghĩa và đảm đương một phương diện phát triển của tập đoàn.
Đây không phải là một hình thức khác của “Dĩ tiểu khuy đại” (lấy nhỏ làm lớn). Dưới sự dẫn dắt của Nghiêm Trường Thọ, lễ nghi phép tắc đã trở thành DNA (liên kết gen) cốt lõi của tập đoàn. Yêu cầu của ông không chỉ dừng lại ở “Khách hàng là thượng đế”. Ông cho rằng: “Dù không bước vào, chỉ nhìn biển hiệu cũng phải đối đãi như là khách của Landis, cho dù chỉ đến dùng nhờ toa-lét, hong hơi lạnh, cũng phải dùng lễ để tiếp đón.”
Chúng ta vẫn thường xuyên hỏi: “Hữu lễ” và “Dối trá” khác nhau ở điểm gì?
Câu trả lời rất đơn giản. Hành vi lễ phép và tính nhất quán chính là bài kiểm tra chuẩn tắc. Có lễ nghĩa, quý nhân sẽ tự tìm đến cửa. Mọi người đều biết rằng, đối với người lớn phải lễ phép, nhưng cũng có nhiều người đối với công tác, vấn đề này dường như lại coi nhẹ. Người như vậy chẳng phải được xem như là người nhỏ mọn sao?
Nếu dùng lễ nghi đối đãi với người qua đường chúng ta cũng sẽ thấy được “Sơn thủy hữu tương phùng” (tình bạn thắm thiết vượt sông núi). Mỗi người mình gặp hôm nay, biết đâu một ngày nào đó họ lại chính là quý nhân trong tương lai. Vì vậy, mỗi người hãy nên đóng thành công nhân vật “Lâm môn nhất cước” (Người rất hiểu lễ nghĩa trong đối nhân xử thế).
San San
Xem thêm: