Thái Tông tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi ít ỏi đọc cẩn thận các kinh điển, thả mình vào kinh thư mà xem ngắm thế giới trải dài hàng ngàn năm cùng những dấu tích của đế vương. Hữu sử ghi lại ngôn luận, tả sử ghi lại các sự tình, văn dĩ tải đạo, truyền thừa lịch sử, sách sử có tác dụng vô cùng to lớn.
Mỗi triều thiên tử một triều dân, đối ứng thiên địa vạn vật
Đường Thái Tông rất coi trọng văn tự ghi chép lại lịch sử các triều đại, có tác dụng hình thành nên tư tưởng của nhân loại. Ông đã đích thân cho tu sửa lại thành 6 bộ sách sử là ‘Lương thư’, ‘Trần thư’, ‘Bắc Tề thư’, ‘Chu thư’, ‘Tùy thư’, ‘Tấn thư’, chiếm 1/4 của 24 bộ sách chính sử mà hoàng đế Càn Long thời nhà Thanh thiết lập. 6 bộ sách lịch sử được biên soạn lại đã có những sửa đổi triệt để, ví như các tư liệu tra cứu mở rộng hết mức, trong đó bao gồm cả dữ liệu nói về Phật, Đạo, tu luyện, thần tích đặc dị… Những bộ sách này đã thể hiện được nét đặc sắc mà triều đại giao phó. Thái Tông đã cho khai mở Kiến Sử Quán để biên soạn lại lịch sử các đời trước, ghi chép cả phương diện đời sống hàng ngày cùng lịch sử đất nước đương triều. Tể tướng phụ trách giám sát việc biên soạn, ảnh hưởng đến hậu thế qua hàng nghìn năm.
Tư Mã Bưu soạn ‘Tục Hán thư’, ghi lại lịch sử thời Quang Vũ Đế Lưu Tú thành lập nhà Đông Hán. Đường Thái Tông đã làm thơ vịnh ‘Vịnh Tư Mã Bưu tục Hán chí’ như sau:
‘Vịnh Tư Mã Bưu tục Hán chí’
Nhị nghi sơ sang tượng, tam tài nãi phân vị. Phi duy thụ ti mục, cố diệc thùy văn tự. (Nhị Nghi sơ chế tượng, Tam tài mới phân vị.
Miên đại canh ưng kỳ, phương đồ vô xuyết ký. Viêm hán thừa quân đạo, anh mô toản thần khí.
Tiềm long ký khả dược, quỳ thỏ hề nan trí. Tiền sử đàn diệu từ, hậu côn trầm nhã tư.
Thư ngôn dương thịnh tích, bổ khuyết hưng hồng chí. Xuyên cốc do cựu đồ, quận quốc khai tân ý.
Mai sơn vị giác hủ, cốc thủy thùy vân dị. Xa phục tùy danh biểu, văn vật nhân thì trí.
Phượng kích dực khang cù, loan dư tổng nhu bí. Thanh trọc tất năng rừng, hồng tiêm hạnh vô khí.
Quan nghi bất thất tự, tuân lễ phương do sự. Chính tuyên trúc luật hòa, thì bình ngọc điều bị.
Văn hữu điêu kỳ thải, nghệ môn uẩn thâm trí. Vân phi tinh cộng lưu, phong dương nguyệt kiêm chí.
Loại nhân tuân lệnh điển, đàm đàn tư lương địa. Ngũ thắng cánh vô vi, bách ti thành hữu tí.
Việt dư thừa hạ cảnh, đàm tùng dẫn tuyền bí. Thảo luận cùng nghĩa phủ, khán hạch phi kinh tứ.
Đại biện lương nan ngưỡng, tiểu học chung tiên quỹ. Văn đạo lượng tri vinh, hàm hào thục vong quý.
Diễn nghĩa: “Tư Mã Bưu kế thừa Hán chí vịnh”
Thuở sơ khai Nhị Nghi lập tượng, Tam Tài (Thiên – Địa – Nhân) vào chỗ phân vị. Không chỉ nuôi dưỡng bậc quân vương, lại bảo lưu truyền thừa văn tự.
Qua chiến chinh thế thời biến đổi, sách lược vang danh muôn đời nhớ, Hán Triều tiếp nối đạo minh vương, phát thần khí tài hoa mưu lược.
Tiềm long tận lực có thể bay, đường đến mặt trăng sao khó tới. Tiền sử như bài thơ mỹ diệu, hậu duệ tựa khúc nhạc trầm tư.
Thư ngôn phát hào khí hùng hồn, sửa khiếm khuyết đắp bồi chí lớn. Sông cốc quen đường mòn lối cũ, quận quốc triển khai chiến lược cách tân.
Mai trên núi chưa đến mùa tàn úa, nước trong hang ai nói thật quái kỳ, xa phục lựa nghĩa danh biểu hiện, văn vật xếp đặt theo thời gian.
Phượng sải cánh trên con đường rộng mở, long xa (kiệu vua) một mạch thắng dây cương. Đục – trong ắt đến ngày lắng đọng, hạnh phúc nhỏ to đâu thể bỏ qua.
Nghi thức không thất truyền trong trường học, lễ giáo tuân thủ vì trách nhiệm. Khai thông chính trị, pháp luật hài hòa, thời đại thái bình đã mở ra.
Văn tự chạm khắc nét tinh hoa, nghệ thuật ẩn chứa hồn tinh túy. Mây bay sao trôi dọc ngân hà, gió thổi trăng lên đi tới đâu.
Lễ tế Trời dựa theo chuẩn mực, đàn tế địa mong cầu sung túc. Năm thắng lợi không trái đạo thế gian, bách quan trung thực người người chở che.
Lưỡng Quảng kế thừa cục diện bình an, đàm phán khơi ngọn nguồn bí mật. Thảo luận coi trọng lợi ích chung, nhìn vào hạch tâm mở ra kinh điển.
Đề cao việc rạch ròi xấu tốt, dù học vấn trước đây hạn chế. Vẫn vang danh lương thiện phồn vinh, không mảy may chút hổ thẹn lãng quên”.
Ý nghĩa chung của bài vịnh là: Vô Cực sinh Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh tứ tượng, tam tài (Thiên Địa Nhân) định vị, Thần khai sáng Thần Châu. Từ thiên quốc chúng sinh hạ thế, tiến vào làm chủ Trung Nguyên, các triều đại nối tiếp không ngừng, chỉ có mảnh đất Hoa Hạ là được Thần truyền văn tự ghi lại mỗi triều thiên tử một triều dân, một triều phục sức, một triều văn vật, một triều pháp lệnh, một triều lễ nghi, một triều luật lữ, một triều dân, một triều văn vẻ, một triều thiên văn, một triều điển chương, một triều ngũ hành, một triều quan lại, để đối ứng với thiên địa vạn vật trong vũ trụ.
Cuốn 63 ‘Đường Hội yếu’ có đoạn viết: “Ngày 20 tháng Giêng năm Trinh Quán thứ 10, Thượng thư Tả phó xạ Phòng Huyền Linh, Thị trung Ngụy Trưng, Tán kỵ Thường thị Diêu Tư Liêm, Thái tử Hữu thứ tử Lý Bách Dược, Khổng Dĩnh Đạt, Lễ bộ Thị lang Lệnh Hồ Đức Phân, Trung thư Thị lang Sầm Văn Bản, Trung thư Xá nhân Hứa Kinh Tông cùng những người khác đã biên soạn thành công bộ lịch sử của Chu, Tùy, Lương, Trần, Tề thời Ngũ Đại và trình lên trên. Dựa theo cấp bậc nhận phần thưởng phù hợp.”
Cách phân loại tài liệu lịch sử
“Tùy thư – Kinh tịch chí” có 6520 bộ và 56881 quyển, được phân thành 6 loại gồm: Kinh, sử, tử, tập, Đạo, Phật. Đây cũng là cách thức phân loại sách tốt nhất, nó không như người ngày nay nghĩ nhầm là chỉ dừng lại ở bốn loại: Kinh, sử, tử, tập. Phương pháp phân loại này còn ảnh hưởng tới ngày nay. Trong đó ‘sử’ bao gồm: Chính sử, cổ sử, tạp sử, bá sử, khởi cư chú, cựu sự, chức quan, nghi chú, hình pháp, tạp truyện, địa lý, phổ hệ, 13 loại danh mục, đều là ghi lại lịch sử. 6 đầu sách mà triều đại nhà Đường phân ra đã bị người thời nay bỏ mất 2 loại là ‘Đạo và Phật”, chỉ để lại 4 đầu mục sách. Đây cũng là một dấu tích minh chứng cho sự trượt dốc về đạo đức của người đời sau.
Chính sử chỉ dựa vào bản kỷ đế vương làm cơ sở chính yếu, thể loại Thể kỷ truyện của sách sử cũng giống như ‘Sử ký’, ‘Hán thư’… ‘Sử ký’ là ngôn luận của một nhà Tư Mã Thiên, không phải là lịch sử mà triều đình biên soạn.
Ngày nay ‘cổ sử’ được gọi là Biên niên thể, giống như ‘Xuân Thu tả truyện’, bộ sách được viết theo thứ tự thời gian. Tạp sử giống như ‘Chiến quốc sách’, ‘Ngô Việt xuân thu’. Đó là sách mà bậc sĩ hiểu thông biết rộng ghi lại những điều họ nhớ được, nghe thấy. Bá sử, ngày nay được gọi là biệt sử, là sử ghi chép lại thời điểm thiên hạ phân chia, các nước sụp đổ. Khởi cư chú được gọi là Thực lục, ghi lại những hành động và lời nói mà các bậc quân vương thực hiện hằng ngày. Cựu sự được người thời nay gọi là Tái ký, ví như ‘Hán Vũ đế cố sự’, ‘Tấn Kiến Vũ cố sự’…
Tạp truyện hiện tại được gọi là truyện ký, chẳng hạn như ‘Liệt tiên truyện tán’ của tác giả Lưu Hướng, ‘Thần tiên truyện’ của Cát Hồng, ‘Cao ẩn truyện’ của Nguyễn Hiếu Tục, ‘Cao tăng truyện’ của Tuệ Kiểu, ‘Đông Phương Sóc truyện’ của Ban Cố, ‘Thuật dị ký’ của Nhâm Phưởng, ‘Sưu thần ký’ của Kiền Bảo, ‘Sưu thần hậu ký’ của Đào Tiềm… ghi lại các hiện tượng kỳ lạ cùng chí sĩ nơi thế ngoại đào viên. Các sử gia thời cổ đại ghi lại những truyện diễn ra trên phạm vi rộng chứ không thực hiện viết riêng cho một hoàng đế hay tướng lĩnh nào.
Trong ‘Thuyết văn giải tự’ của Hứa Thận có viết: “Sử, ký sự giả dã; tòng hựu trì trung, trung, chính dã”. Ý nghĩa là: Sử, là ghi chép sự việc xảy ra một cách kiên trì, công chính và liền mạch. Kỳ thực, dù là thể loại gì, người và vật ở địa phương nào, năm nào đời nào, trong hơn trăm triệu chúng sinh đông đảo mà được lựa chọn và lưu danh sử sách, thì đó đã là sự việc vô cùng vinh danh rồi.
‘Văn dĩ tải Đạo’, Thái Tông coi trọng biên soạn sách sử
Quyển 63 “Đường hội yếu” có viết: “Sắc lệnh ngày 4 tháng 3 nhuận năm thứ 20, lệnh sửa những thay đổi trong lịch sử biên soạn thành sách… Thế là Tư không Phòng Huyền Linh, Trung thư lệnh Chử Toại Lương, Thái tử tả thứ tử Hứa Kinh Tông, Chưởng Kỳ Sự, Hựu trung thư xá nhân Lai Tể, Trứ tác lang Lưu Tử Dực, Chủ khách lang trung Lô Thừa Cơ, Thái sử lệnh Lý Thuần Phong, Thái tử xá nhân Lý Nghĩa Phủ, Tiết Nguyên Siêu, Khởi cư lang Thượng Quan Nghi, Chủ khách viên ngoại lang Thôi Hành Công, Hình bộ viên ngoại lang Tân Khâu Ngự, Trứ tác lang Lưu Duẫn Chi, Quang lộc tự chủ bộ Dương Nhân Khanh, Ngự sử thái chủ bộ Lý Duyên Thọ, Giáo thư lang Trương Văn Cung nhận lệnh phân công biên soạn sao lục. Thêm nữa là lệnh cho Thứ sử Nhã Châu cũ là Lệnh Hồ Đức Phân, Thái tử Tư nghi Lang Kính Bá, Chủ khách viên ngoại lang Lý An Kỳ, Truân điền viên ngoại lang Lý Hoài Nghiễm trình bày rõ điều lệ, đo lường, thêm mới và kiểm tra, lấy việc đem những điều tốt lành phồn vinh đưa vào sách, tập hợp các gia phái và văn tập thời Tấn, chia thành 10 kỷ, 10 chí, 70 liệt truyện, 30 bản ghi nhớ. Thái Tông đưa thêm vào 4 bài luận của Tuyên Võ Nhị Đế và Lục Cơ Vương Hy Chi, đặt tên theo ý nghĩa. Phòng Huyền Linh trong vai trò là quan ghi chép sử (sử thần), phàm là việc khởi thảo lệ cũ đều là tự mình nghĩ cách lưu truyền. Dùng sách của ông ban thưởng cho Hoàng thái tử và sứ giả Tân La một bộ”. Thái Tông triệu kiến quan đại thần trong triều, biên soạn lịch sử nhà Nho có tâm hồn trong sáng cùng các đạo lớn, cũng tự mình ngự bút viết 4 bài luận. Điều này có thể thấy mức độ coi trọng đối với việc biên soạn lịch sử của ông như thế nào.
30 cuốn ‘Tái ký’ ghi chép lại quá trình chính quyền 16 nước được kiến lập từ dân tộc Hung Nô, Tiên Ti, Yết, Đê, Khương. Đây là đặc điểm nổi bật của ‘Tấn thư’. Nội dung trong ‘Tấn thư’ cũng lấy ra phần lớn câu chuyện thần kỳ dị thường trong ‘Sưu Thần ký’ và những câu truyện lưu truyền bên ngoài cùng với truyền kỳ tu luyện Đạo gia.
“Chiếu thư biên soạn Tấn thư:
“Trẫm chửng nịch sư toàn, tỉnh phương lễ tất, tứ hải vô sự, bách quỹ đa nhàn. Toại nhân hạ nhật, tường quan điển phủ, khảo quy văn vu hi tái, biện điểu sách vu hiên niên. Bất xuất nham lang, thần giao thiên tự chi ngoại; mục nhiên lưu khoáng, lâm nghễ cửu hoàng chi biểu. Thị tri hữu sử tự ngôn, diêu tư bất muội; tả quan thuyên sự, lịch tư vị viễn. Phát huy văn tự chi bản, đạo đạt thư khế chi nguyên, đại hĩ tai, cái sử tịch chi vi dụng dã.
“Tự Tự Tụng nhiếp quan chi hậu, Bá Dương tái bút chi tiền, dịch đại sử thần, giai hữu san trứ. Trọng Ni tu nhi thải “Đào ngột”, ỷ tương tụng nhi xiển “Khâu”, “phần”. Hàng tự Tây kinh, Ban, Mã đằng kỳ mậu thực; đãi vu Đông Hán, Phạm, Tạ chấn kỳ phương thanh. Tối nhĩ đương đồ, Trần Thọ phu kỳ quốc chí; miễu tai hữu Tống, trầm ước tài kỳ đế tịch. Chí nhược Lương, Trần, Cao thị, trẫm mệnh lặc thành, duy Chu cập Tùy, diệc đồng chân lục. Mạc bất chương thiện đản ác, chấn nhất đại chi thanh phân; bao đức trừng hung, bị bách vương chi lệnh điển.”
“Duy Tấn Thị ưng vận, chế hữu Trung Nguyên, thượng đế khải nguyên thạch chi đồ, Hạ Vũ đại hoàng tinh chi đức. Cập trung triêu đỉnh tạ, giang hữu tự hưng, tịnh trạch hoàn khu, luy trọng huy hào, túc dĩ phi anh lệ bút, tương mỹ phương thư. Đãn thập hữu bát gia, tuy tồn ký chú, nhi tài phi Lương sử, thư khuy thực lục. Vinh Tự phiền nhi quả yếu, Hành Tư lao nhi thiểu công. Thúc ninh khóa hư, Tư Vị Đồng vu họa bính; Tử Vân học hải, Quyên Tích Nhân vu hạc lưu. Xử Thúc bất dự vu trung hưng, pháp thịnh mạc thông vu sang nghiệp. Kịp hồ Can, Lục, Tào, Đặng, lược kỷ đế vương; Loan, Thịnh, Nghiễm, Tùng, tài biên tái ký. Kỳ văn ký dã, kỳ sự hãn truyện. Toại sử điển ngọ thanh trần, uẩn di phương vu giản sách; kim hành nẵng chí, khuyết kế mỹ vu ly nguyên. Hà tưởng tịch liêu, thâm vi thán tức. Nghi lệnh tu quốc sử sở canh soạn ‘Tấn thư’,thuyên thứ cựu văn, tài thành nghĩa loại, tỷ phu yên lạc chi cáo, hàm sử phát minh. Kỳ sở tu, khả y tu Ngũ Đại sử cố sự. Nhược thiểu học sĩ, diệc lượng sự truy thủ.”
Đại ý của chiếu thư là: Từ khi cuộc đông chinh tiến đánh Cao Câu Ly chiến thắng trở về, Thái Tông đã thực hiện tuần tra xem xét lễ nghi phong tục tứ phương, nhìn ngắm cảnh thiên hạ thái bình. Ông đã tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi ít ỏi để đọc cẩn thận các kinh điển. Khi xem đến chỗ hình vẽ bát quái của Tiền Sóc Phục Hy, ông dùng triện kiểu chữ điểu in lên sách, không rời khỏi thư quán, thả mình vào kinh thư mà xem ngắm thế giới trải dài hàng ngàn năm cùng những dấu tích của đế vương từ thời Thượng cổ. Hữu sử ghi lại ngôn luận, tả sử ghi lại các sự tình, văn dùng để tải đạo, truyền thừa lịch sử, sách sử có tác dụng vô cùng to lớn, không một ngôn từ nào có thể tả hết.
Hoàng đế có Tự Tụng làm Hữu sử ghi chép văn tự, triều đại nhà Chu có Dương Bá làm Thái sử ghi chép những thay đổi, triều triều đại đại, sử không thể rời sách. Bên cạnh mở rộng các dẫn chứng, Khổng Tử của nước Lỗ chọn lấy sử của nước Sở mà chỉnh lý thành kinh Xuân Thu, Tả sử của Sở Linh Vương dựa vào tự mình nghiên cứu mà thông hiểu 3 phần ngũ điển, tam tác, cửu diệp cùng các tác phẩm khác. Tư Mã Thiên thời Tây Hán đã dựa vào việc viết ‘Sử ký’ mà giúp cho lịch sử các đời trước được thông suốt, Ban Cố viết sách ‘Hán thư’ mở đường cho việc ghi chép lịch sử về sau. Đến thời Đông Hán, Phạm Diệp cùng Tạ Trầm soạn ‘Hậu Hán thư’, Tư Mã Bưu viết ‘Tục Hán thư’; Thời Tam quốc chia 3 thiên hạ, Trần Thọ dùng ghi chép của mình mà viết nên ‘Tam quốc chí’. Nhà Tống thời Nam triều có Thẩm Ước đã viết ‘Tống thư’ để lưu lại cho hậu thế. Thái Tông hạ lệnh tu sửa thành ‘Lương thư’, ‘Trần thư’, ‘Bắc Tề thư’, ‘Chu thư’, ‘Tùy thư’, thuận theo lịch sử thời Nam Bắc triều cùng nhà Tùy. Không có bộ sách sử nào là không mang theo chính khí, nêu cao cái thiện, ức chế cái ác, lấy tôn trọng đạo đức làm nhiệm vụ của mình, ghi lại sự tích cùng điển chương của các triều đại.
Triều Tấn thuận theo đức của kim mà sinh ra, nhà Tào Ngụy mà hưng thịnh, thay đổi lại nền chính trị phương Bắc, thay phục sức, mở ra trời mới đất mới. Sau này vượt sông xuống phía Nam (nay là Kiến Khang thuộc Nam Kinh) rồi phát triển thành nhà Tây Tấn, tạo nên vở kịch lớn hai nhà Đông Tấn và Tây Tấn, thanh âm vang mãi. Tuy có 18 sử gia ghi lại lịch sử triều đại nhà Tấn, tuy nhiên không có một bản ghi chép nào cho thấy được một cách toàn diện và đặc sắc mà chuẩn xác, do vậy Thái Tông đã lệnh cho quan lại biên soạn ‘Tấn thư’ để hoàn thiện lịch sử thời đó.
(Còn tiếp…)
- Xem trọn bộ Thiên cổ anh hùng
- Xem trọn bộ Đường Thái Tông Lý Thế Dân
Theo Epoch Times
San San biên dịch