Mặc dù lười biếng là một điểm yếu của con người nhưng nếu lười một cách đúng lúc, đúng chỗ thì lại là phúc ấm. Cái lười biếng ấy không phải là siêng ăn nhác làm mà là một thái độ sống nhàn nhã và giản dị.

Não lười biếng: Bớt so đo, tính toán

Trong cuộc sống, nhiều rắc rối là do bản thân tự mình quàng vào, là do suy nghĩ quá nhiều mà nên. Bộ não con người vốn nhỏ, những phiền não quá nhiều cũng khiến nó không có đủ sức chứa.

Lười động não một chút không phải là không để tâm đến những chuyện khác mà chỉ là để tâm đến những chuyện lớn, chuyện cần thiết.

Lười động não thì sẽ bớt lo lắng, bớt so đo, tất cả đều thuận theo tự nhiên để tâm mình được nhẹ nhàng.

Cung tên lên dây quá lâu, căng rồi sẽ đứt. Con người cũng vậy, bỏ qua được thì hãy bỏ qua, nâng lên được đặt xuống được, đừng ép bản thân phải quá ôm đồm. 

Nhà văn nổi tiếng thời Bắc Tống, Tô Đông Pha là người có thái độ sống rất tích cực. Dù gặp phải chuyện không như ý cỡ nào, ông cũng luôn vui vẻ. Những đau khổ không thể quật ngã ông, mà chỉ làm Tô Đông Pha trở nên mạnh mẽ hơn. 

Lười mở miệng: Ít tranh luận

Có câu: “Trước khi nói người khác, hãy ngồi tĩnh lại suy nghĩ về bản thân mình”. Trước khi chỉ trích bất kỳ ai, hãy xem lại bản thân mình. “Tiên trách kỷ hậu trách nhân” chính là như vậy. Mọi xung đột đều từ ngữ khí và lời nói bất hảo, từ cái tâm chỉ trích và thái độ không nghĩ cho người khác mà ra. 

Nếu lười mở miệng một chút thì sẽ ít lời đi, quan sát và lắng nghe nhiều hơn, tự rút ra cho bản thân mình thế nào là đúng là sai. Đôi khi không nhất thiết phải nói ra hết những lời trong lòng. 

Nói chuyện cũng phải có nghệ thuật, có ý thức và chừng mực, cái gì nên nói, cái gì không nên nói cũng cần cân nhắc, suy nghĩ một cách cẩn thận. Đừng nói xấu sau lưng người khác, điều này chỉ dẫn đến những rắc rối và mâu thuẫn.

Ít nói chuyện của người khác có thể giúp bản thân mình tránh xa muộn phiền, giảm bớt kẻ thù. Trong cuộc sống, hãy biến bạn thành thù. Người không có kẻ thù mới là người mạnh mẽ và hạnh phúc nhất. 

Lười động tay: Bớt chỉ đạo

Hãy tự quản tốt việc của bạn, đừng ôm đồm lo cho chuyện của người khác. Nếu lúc nào cũng chỉ đạo người khác phải làm cái này cái kia, bạn sẽ khiến họ cảm thấy rất khó chịu. Bạn có thể giúp đỡ người khác hoàn thành công việc tốt hơn chứ đừng bao giờ áp đặt ý chí của mình. 

Bạn không thể thay người khác quyết định cuộc đời của họ, dù đó có là người thân, gia đình của mình đi chăng nữa. Trong gia đình, đừng can thiệp quá sâu vào cuộc sống riêng của vợ, chồng, con cái. Để cho mỗi người có một khoảng không riêng, gia đình mới có thể hòa thuận. Ép người khác phải theo ý mình chính là khởi nguồn của nhiều bi kịch đau lòng. 

Hãy lười động tay động chân một chút, hãy ngừng can thiệp vào chuyện của người khác, bạn sẽ thấy cuộc đời mình nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Mỗi người là một cá thể độc lập và chính vì chúng ta biết giữ khoảng cách với nhau mà mối quan hệ lại càng trở nên đẹp hơn, cao quý hơn. 

Làm người đôi khi đừng quá ôm đồm. 

Làm người đôi khi đừng quá so đo, tính toán. 

Làm người đôi khi hãy cứ lười biếng một chút đi! 

Theo secretchina
Ngọc Linh

Video: Người không làm chuyện trái lương tâm, ma quỷ cũng không hại được

videoinfo__video3.dkn.tv||e17ba4cfa__

Từ Khóa: