Tiêu Ý Tân là người nước Liêu, là vợ của Gia Luật Nô. Cha là  phò mã Đào Tô Oát, mẹ là công chúa nhà Đồ, Tiêu Ý Tân vừa xinh đẹp, giỏi giang lại vừa am hiểu lễ nghĩa, được gia đình gả cho Gia Luật Nô lúc tròn 20 tuổi, là người biết đối nhân xử thế, trọng tình trọng nghĩa, giữ đạo vợ chồng, có được trọn vẹn những đức tính của người phụ nữ Trung Hoa xưa.

Có lần Tiêu Ý Tân đang quây quần cùng mấy chị em dâu, các chị em dâu của cô đang tranh luận, làm thế nào mà dùng ma thuật tà pháp để mê hoặc và chiếm được sự yêu thương của chồng. Tiêu Ý Tân nghe vậy liền nói: “Dùng tà pháp không bằng dùng lễ phép”. Mọi người ngạc nhiên hỏi cô vì sao vậy?

Tiêu Ý Tân nói: “tu dưỡng tốt hơn nữa bản thân, cẩn trọng khiêm nhường trong từng lời nói hành vi, phải đạt được tiêu chuẩn của bậc nữ nhi. Cung kính, hiếu thuận, phụng dưỡng cha me. Dịu dàng hòa thuận với chồng. Phải biết khoan dung độ lượng với con cái… Đây chính là lễ phép, có thể làm được như vậy thì tự khắc có được sự tôn trọng và thương yêu của chồng. Còn nếu dùng tà pháp, chả lẽ lại không tự hổ thẹn với tâm sao?”. Mọi người nghe vậy trong lòng vô cùng ngại ngùng.

Một thời gian sau, có kẻ ác vu khống hãm hại chồng cô, và Gia Luật Nô bị đày ải nơi đất khách. Vì Tiêu Ý Tân là con gái của công chúa, nên hoàng thượng muốn cô lập tức ly hôn với chồng.

Tiêu Ý Tân biết vậy liền thưa với hoàng thượng: “Bệ hạ, người vì tình thân giữa chúng ta mà nghĩ cho con như vậy, con biết người không muốn con phải chịu khổ, đây quả thực là ân tình to lớn, con không bao giờ dám quên. Nhưng đạo nghĩa vợ chồng là gì? Là sống chết có nhau, là có họa cùng chịu có phúc cùng hưởng… Con từ khi còn rất trẻ đã được gả cho Gia Luật, nay chồng con gặp phải nguy nan, lẽ nào con có thể bỏ rơi anh ấy như vậy. Đây chính là trái với luân thường đạo lý. Xin bệ hạ hãy cho con được toại nguyện, cho phép con được đồng cam cộng khổ cùng Gia Luật. Được như vậy dù phải chết con cũng không có gì phải ân hận”. Hoàng thượng nghe xong những lời chân tình đó, đã cảm kích vô cùng, không có lý do gì không đồng ý mong muốn của cô.

Khi đến nơi, Tiêu Ý Tân phải lao động cực khổ cả ngày, nhưng trong lòng cô không hề có một chút oán hận. Mà càng thấy thương yêu kính trọng chồng hơn.

Tại sao quan hệ giữa vợ chồng thời nay lại ngày càng không được sâu đậm như xưa? Các cụ thường nói “trăm năm hạnh phúc”, “tôn trọng nhau như khách”, “hoạn nạn có nhau”… Đó là những câu nói vô cùng đúng đắn và ý nghĩa, mà chung ta nên phải học tập và noi theo. Ngày nay ĐCSTQ đã phá hủy tất cả những lễ giáo và đạo đức truyền thống xưa. Cái đã giúp cho con người có câu thúc về đạo lý làm người. Người xưa cũng nói: “giữa vợ chồng phải có cung kính, trọng đạo trọng nghĩa và có cả sự biết ơn”, đây chính là những thiếu sót rất lớn trong đa số gia đình thời nay.

Thiếu Kỳ

Xem thêm: