Đế quân Văn Xương từng nói (dịch bạch thoại): “Thượng Thiên thường giáng tai họa xuống những kẻ tham dâm háo sắc, mà quả báo lại phi thường nhanh chóng. Có những kẻ ngu dốt lại tưởng đó là mộng mị mà điên đảo vô tri, không biết sợ là gì, nếu phóng túng hành vi mà không tự biết kiểm điểm bản thân, những người như thế tùy thời sẽ hứng chịu tai ương giáng xuống.”
Ngày nay, chúng ta đang ở chính trong thời kỳ “loạn thế” như được mô tả trong ca khúc “La sát hải thị”, khi trắng đen điên đảo, ma quỷ lộng hành, dâm loạn ngông cuồng, đạo đức băng hoại. Có người có vấn đề về sắc dục lại thuộc tầng lớp “tinh anh”, có năng lực, có phong độ, thậm chí có người còn tự cảm thấy mình nhân phẩm tốt. Nhưng những người thực sự tốt đẹp sẽ không ai động tà tâm về phương diện này. Một số nhân vật trong phim ngôn tình cũng triển hiện ưu điểm như dũng cảm trượng nghĩa v.v. nhưng lại trình diễn những cuộc tình phi đạo đức, kỳ thực họ chỉ là kẻ đạo đức giả. Sắc chính là lửa thử vàng của đạo đức.
Càng đọc những câu chuyện nhân quả, càng kính sợ Thiên lý. Có một người vì nói lời giả dối mà bị Thần thủ tiêu công danh, biểu hiện ra giống như là “ngẫu nhiên”: Ví như, bài thi của anh chàng thư sinh kia mỗi trang đều có thể đạt điểm tuyệt đối, nhưng nửa trang vô tình bị đèn than đốt cháy, không thể nộp bài. Lại có một thư sinh nọ, vì viết hộ đơn ly hôn cho người khác mà cũng bị Thần thủ tiêu công danh.
Chúng ta thân trong hồng trần loạn thế, đã đi chệch quá xa chân lý, những câu chuyện này chính là tiêu chuẩn thưởng phạt mà Thiên thượng khải thị cho con người. Sau này tôi mới minh bạch, ly hôn là trái với ý chỉ của Thần, là không phù hợp với truyền thống, ngay cả người giúp ly hôn cũng bị Thần trừng phạt. Sau này, vị thư sinh kia đã tìm ra cách thuyết phục được hai người đã ly hôn kia hàn gắn lại với nhau, từ đó thanh danh lan truyền, sau này phàm có sự tình ly hôn nào ông lại đứng ra hòa giải, bảo toàn cho rất nhiều gia đình. Chẳng trách người xưa có câu: “Phá mười ngôi chùa, chớ hủy hôn nhân”. Người xưa tin rằng hôn nhân là “Thiên tác chi hợp”, là sự sắp đặt của Thần, không thể tùy tiện hủy hoại.
Chuyển họa thành phúc
Trong “Thái Thượng cảm ứng thiên vị biên” có câu chuyện “Chuyển sang khuyến thiện, chuyển họa thành phúc”, tóm tắt câu chuyện như sau:
Yến Huệ An từng lang thang phóng đãng trong những phố hoa hẻm liễu. Một hôm, ông gặp một người phát sách từ thiện trên đường, nhìn thấy đó là sách “Cảm ứng thiên” và “Âm chất văn”, khi mở ra đọc, ông không khỏi bàng hoàng kinh tâm, chuyển sang sám hối: “Những hành vi mô tả trong những cuốn sách này đều giống như tôi, như thể viết về bản thân tôi, tôi ngu ngốc đến mức nào? Thật đáng xấu hổ! Cổ Thánh khuyến giới tà dâm, dặn dặn dò dò giáo hối, còn tôi tham luyến không bỏ, không biết cấm kỵ, quả là tự dày vò tự vứt bỏ chính mình!”
Ngày hôm đó, ông đã thắp hương và quỳ gối cầu nguyện, phát thệ sẽ không bao giờ phạm tội tà dâm nữa, đồng thời cũng phát nguyện sẽ in và tặng hàng nghìn cuốn sách hay như vậy để mong tiêu giảm tội lỗi mình đã phạm. Nhờ kịp thời sám hối, nỗ lực hướng tới mọi người khuyến thiện, không chỉ bản thân ông được hưởng thọ cao, mà con cháu cũng được vinh quý. Hành thiện để sửa chữa lỗi lầm là vô cùng trọng yếu. Đó gọi là “Thiên đạo họa dâm, bất gia hối tội chi nhân”, ý tứ là ông Trời sẽ tha tội đối với những người biết hối cải.
Sám hối và sửa chữa lỗi lầm
Con người dễ lừa dối người khác và cũng dễ lừa dối chính mình, nhưng họ không cách nào lừa dối Thần. Tôi lý giải rằng bản thân phải chịu trách nhiệm về hết thảy những việc nho nhỏ mình làm, đều cần nhìn vào động cơ; Con người sau khi chết mới được biết rõ những việc bản thân từng làm là tốt hay xấu. Trong một số câu chuyện nhân quả, người tại âm gian khi bị quan âm phủ thẩm vấn, hoàn toàn không thể phủ nhận hay bào chữa, vì khi đó hết thảy đều được triển hiện rất rõ ràng.
Dù không thể nhìn thấy không gian khác, nhưng tôi càng nghĩ càng kinh, tương lai khi hết thảy được triển hiện, từng ý từng niệm bị phán xử thế nào, mỗi niệm bất thiện dẫn đến điều gì, rất nhiều ác niệm tích lũy thành cái gì… đến khi thực sự nhìn thấy nó, chẳng phải sẽ thống thiết hối tiếc vì bản thân đã vô tri không biết sợ là gì trong loạn thế điên đảo này sao? Tục ngữ có câu “Thiên kim nan mãi tảo tri Đạo, vạn kim nan mãi hậu hối dược” – ngàn vàng không mua được hiểu biết đạo lý, vạn vàng chẳng mua nổi thuốc sám hối.
Trong một câu chuyện khác, một thư sinh gặp một bầy quỷ, hỏi chúng tại sao không sám hối cầu giải thoát. Quỷ đáp: “Sám hối tất phải làm trước khi chết, chết rồi thì chẳng còn gì có thể nỗ lực”. Một con quỷ cảnh báo thư sinh: “Những ngạ quỷ chúng tôi đã được uống rượu của bạn, thực tại không thể làm gì để đền đáp, chỉ có một câu xin tặng bạn: Sám hối tất phải làm khi còn sống”.
Tôi cũng khuyến thiện bạn bè, hãy coi trọng phương diện này, tà niệm nảy sinh trong nội tâm cũng cần cẩn trọng loại trừ. Mắt Thần như điện, nhất niệm đều không qua nổi. Không chỉ cần biết liêm sỉ mà tu cải bản thân, mà còn cần nỗ lực khuyến thiện người khác đừng tạo nghiệp, đó chính là hành thiện, là sửa chữa lỗi lầm của mình.
Nam nữ không thân mật
Có câu chuyện “Thà khuấy động nước ngàn sông, chớ khuấy động tâm đạo sĩ”, kể rằng có một thiếu nữ bố thí giày cho bốn mươi vị tăng nhân. Vẻ đẹp và nghĩa cử của nàng khiến họ rung động. Lão pháp sư nói với nàng: “Bởi vì hôm nay ngươi đã gieo ác duyên, trước mắt chỉ có hai còn đường: Một là ngươi sẽ phải đầu thai làm thân nữ trong 40 kiếp luân hồi để làm vợ 40 vị tăng nhân đã động lòng này, họ cũng sẽ phải luân hồi lục đạo, bất luận họ chuyển sinh đến đạo nào, ngươi cũng sẽ tùy nghiệp làm vợ họ. Thứ hai, nếu ngươi hôm nay chịu chết tại đây, thì mới đoạn được nhân duyên luân hồi bốn mươi kiếp đó”.
Dựa trên câu chuyện này, con người không nên hy vọng “hấp dẫn người khác” như cách nghĩ hiện đại, mà nên nghĩ cách tránh xa nó, bởi vì vô tâm làm nhiễu động nhân tâm cũng đều tạo nghiệp. Từ đây, chúng ta có thể minh bạch hơn về trí huệ của xã hội truyền thống. Đó là tránh xa người khác giới để giảm thiểu nguy cơ tổn đức, chiêu họa và bị đọa vào địa ngục. Người xưa có câu “Nam chủ ngoại, nữ chủ nội”, nghi lễ cổ xưa quy định khu vực hoạt động của nam và nữ cần giữ được sự tách biệt nhất có thể.
Có người nghĩ, xã hội hiện đại làm sao có thể so sánh được với xã hội cổ đại? Kỳ thực, để tuân thủ nguyên tắc “nam nữ thụ thụ bất thân”, mỗi người đều có thể cố gắng làm tốt trong khả năng của mình. Giữ gìn thiện tâm bảo vệ người khác và bảo vệ chính bản thân mình, thì thần linh đều bảo hộ họ. Mặc dù thời hiện đại, nam giới và nữ giới không “tách biệt”, nhưng bản thân nên có một “rào cản ngăn cách”, hành vi của họ nên cố gắng thể hiện lễ nghi “giữ gìn khoảng cách”, tôn trọng lẫn nhau.
Cũng giống như bảo quản hóa chất, hãy cất giữ riêng những đồ vật dễ phát sinh phản ứng hóa học để giảm thiểu nguy cơ cháy nổ. Nam nữ cũng vậy, nếu trong nội tâm phát sinh “phản ứng hóa học” thì rất nguy hiểm. Ví dụ, thắt dây an toàn khi đi ô tô hoặc mặc áo phao khi đi thuyền, bình thường rất nhiều khi không có vẫn ổn, nhưng đó không phải là cái cớ để bỏ qua các biện pháp phòng ngừa.
Hôn nhân không có tình yêu có phải là trái đạo đức?
Có thể bạn đã từng nghe câu nói “Hôn nhân không có tình yêu là trái đạo đức”, một số người cảm thấy đây là lý do đường đường chính chính để theo đuổi ái tình. Kỳ thực, câu nói này xuất phát từ Ăng-ghen. Ông ta nói rằng: “Chỉ có hôn nhân dựa trên ái tình mới là phù hợp đạo đức.” Tuyên bố này kỳ thực không phải là chân lý, mà là thứ tà đạo tà thuyết.
Cuốn sách “Ma quỷ đang thống trị thế giới của chúng ta” viết: “Mác, người sáng lập chủ nghĩa Cộng sản, đã cưỡng hiếp người giúp việc của mình, sinh ra một đứa con đưa cho Ăng-ghen nuôi; Ăng-ghen thì chung sống với cả hai chị em; Lê-nin, lãnh tụ của ĐCS Liên Xô và Inessa Armand đã ngoại tình trong mười năm.” “Điều Mác cổ súy, mặc dù ông ta thường dùng những từ như ‘tự do’, ‘giải phóng’ và “tình yêu” để che đậy hàm ý chân thực của nó, nhưng thực tế là vứt bỏ trách nhiệm đạo đức của con người, khiến hành vi của con người hoàn toàn bị dục vọng thống trị”.
Hạnh phúc trong cuộc đời không đơn giản chỉ là yêu nhau, rất nhiều người sau khi biết được quả báo của ngoại tình, đã cảm thán rằng: “Thiên đạo luân hồi, Trời không tha ai”. Những nhà xuất bản và đài truyền hình vì lợi nhuận mà kích thích tình cảm của con người, tuy kiếm được nhiều tiền nhưng cũng làm tổn hại khán giả, khiến rất nhiều người trở nên hồ đồ, thậm chí còn bắt chước theo, làm tổn hại nghiêm trọng đến phúc phận của chính mình, nhưng lại cho rằng bản thân đang theo đuổi hạnh phúc.
Theo đuổi mối tình ngoài hôn nhân chẳng qua là muốn tìm được một người tâm đầu ý hợp hơn, hạnh phúc hơn, cho rằng những phúc phận khác sẽ bất biến, chỉ có thêm vào. Tuy nhiên, lý niệm truyền thống nhìn nhận rằng phúc phận nhân sinh sớm đã được đặt định, vì tham cầu mà làm tổn hại người khác thì kết quả sẽ là phản lại chính mình.
Sự ích kỷ phải trả giá
Dương Giáng từng nói: “Có người ngoại tình mà mất mạng, có người ngoại tình mà mắc bệnh, có người ngoại tình mà vạn sự bất thuận, có người ngoại tình mà gia phá nhân vong”.
Một số điều tra phát hiện, việc tái hôn của những người ngoại tình nhìn chung còn tệ hơn cuộc hôn nhân trước, có người gặp phải tai nạn, có người thất vọng vì cuộc hôn nhân tiếp theo của họ còn tệ hơn rất nhiều so với cuộc hôn nhân trước, và họ lại tiếp tục ngoại tình. Một số bình luận chỉ ra rằng, những người ngoại tình có phẩm cấp đạo đức thấp, ích kỷ hơn người thường, bên nhau lâu ngày sẽ bùng phát nhược điểm nhân tính. Ở thời đại truyền thống, người ta tìm kiếm đối tượng coi trọng nhân phẩm, đạo đức, tinh thần trách nhiệm, còn ngoại tình lại coi trọng tình ái, sự quyến rũ v.v. Họ không coi trọng nguyên tắc đạo đức, chỉ nói về những cảm xúc tình cảm, điều này tương đương với đào thải ngược và tự mình nhận lấy hậu quả.
Người ích kỷ cho rằng mình rất chu toàn cho bản thân, chiếm được tiện nghi mà không phải chịu bất lợi nào, nhưng thực tế họ còn cách rất xa hạnh phúc. Người vô tư ít nghĩ về bản thân, trái lại sẽ hạnh phúc hơn. Hành vi tự tư sẽ mang đến những hậu quả cay đắng, tâm tự tư sẽ đưa đến bất hạnh, không biết đủ, bất mãn, giận dữ, đố kị, v.v. Xem ra, người mà không vì mình mới chính là đối tốt với bản thân mình, bi hoan họa phúc thế nào là do Trời định, phàm sự cần suy nghĩ xem hành động của mình có thuận ứng Thiên lý hay không.
Một hiện tượng thú vị là ngay cả trong làng giải trí hiện đại, nhìn về lâu dài, những ngôi sao nam, nữ vừa có sự nghiệp thành công vừa sống hạnh phúc thường không phải là những người lạm tình, mà là những người thanh tỉnh, lý trí, không lăng nhăng, làm người có nguyên tắc, có giới hạn đạo đức. Ông Trời bảo hộ người lương thiện mà.
Kết luận
Nhu cầu của con người kỳ thực là có hạn, có đủ cơm ăn áo mặc, sức khỏe kiện toàn thì nên biết đủ, giống như những gì bao hàm trong “Ngũ Phúc”. Những quan niệm hiện đại dẫn con người vào ảo tưởng, truy cầu kích thích, khiến thế đạo suy tàn. Trước đây, việc truy cầu kích thích biểu hiện ở nghiện thuốc lá, nghiện rượu; Hiện nay, nó biểu hiện ở nghiện ma túy, loạn tính, trầm cảm. Sau khi bị đắm chìm trong những quan niệm hiện đại, người ta lao như bay vào con đường tham cầu vô đáy, từ lâu đã viễn ly tâm thái đạm bạc ninh tĩnh để có được hạnh phúc.
Người xưa không mệt mỏi giảng giải về đạo lý truyền thống và ghi chép lại những câu chuyện nhân quả, dụng ý thâm sâu của nó chính là ngăn thế nhân chìm đắm vào dục vọng và tư lợi, làm bại hoại đạo đức và lương tâm, cuối cùng bị Trời trừng phạt.
Mong mọi người hãy thiện đãi chính vợ chồng mình, trân trọng những gì mình đang có. Làm người cần biết đủ, biết cảm ơn, bảo vệ sự lương thiện trong trái tim mình, đó mới chính là phúc điền của bạn.
Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch