Năm 2020, ĐCSTQ mạnh tay cưỡng chế “Luật An ninh quốc gia phiên bản Hồng Kông” ở Hồng Kông, chấm dứt “một quốc gia, hai chế độ” trước 27 năm so với kế hoạch, thay thế “quyền tự trị cao độ” của người Hồng Kông bằng “một đảng chuyên chế”. Đảng trị Hồng Kông đến nay mới có 3 năm, mà xứ cảng thơm đã biến thành thế nào? Hãy xem chín thảm nạn lớn do ĐCSTQ gây ra tại Hồng Kông. 

Chào mừng các bạn đến với “Trăm Năm Chân Tướng“!

ĐCSTQ từng công khai hứa hẹn với thế giới sau khi thu hồi Hồng Kông vào ngày 1/7/1997, rằng họ sẽ thực hành “một quốc gia, hai chế độ” ở Hồng Kông trong 50 năm bất biến. Tuy nhiên, vào năm 2020, trong khi đại dịch đang lan rộng toàn Trung Quốc và toàn thế giới, ĐCSTQ đã cưỡng chế ban hành “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” ở Hồng Kông, chấm dứt “một quốc gia, hai chế độ” trước 27 năm so với kế hoạch, thay thế “quyền tự trị cao độ” của người dân Hồng Kông bằng “một đảng chuyên chế”.

Đảng cai trị Hồng Kông mới hơn ba năm, Hồng Kông đã biến thành thứ gì? Hòn ngọc Phương Đông huy hoàng trước đây giờ đã âm ám vô quang.

Hôm nay, chúng ta sẽ nói về chín thảm họa lớn do ĐCSTQ gây ra ở Hồng Kông chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

Thị trường chứng khoán tồi tệ nhất trên thế giới

Thảm họa thứ nhất: Thị trường chứng khoán Hồng Kông trở thành thị trường chứng khoán tồi tệ nhất thế giới.

Thị trường chứng khoán là phong vũ biểu của nền kinh tế. Năm 2023, giá cổ phiếu của sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông giảm mạnh 25%. Trong số 24 sàn giao dịch chứng khoán và hàng hóa niêm yết trên thế giới được Bloomberg Information đánh giá, sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông chịu mức giảm lớn nhất, với giá trị thị trường giảm gần 14 tỷ Đô la Mỹ, trở thành thị trường chứng khoán hoạt động kém nhất toàn cầu.

Chỉ số Hang Seng, phản ánh một chỉ tiêu quan trọng của thị trường chứng khoán Hồng Kông, đã giảm 4 năm liên tiếp, xuống dưới 15.000 điểm vào ngày 22/1/2024, thấp hơn 1.800 điểm so với thời điểm Hồng Kông được chuyển giao chủ quyền cách đây 27 năm.

Vào năm 2023, số tiền tài trợ cho đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Hồng Kông chỉ là 46,3 tỷ đô la Hồng Kông, mức thấp mới trong 20 năm qua; vào tháng 2 và tháng 8 còn chứng kiến ​​hai đợt IPO bằng 0. Rõ ràng, nhà đầu tư đã mất niềm tin vào Trung tâm tài chính quốc tế Hồng Kông.

Một số cư dân mạng cho rằng: “Người Anh phải mất hơn một trăm năm để xây dựng Hồng Kông thành trung tâm tài chính lớn thứ ba thế giới, nhưng ĐCSTQ chỉ mất 3 năm để biến Hồng Kông thành đống đổ nát của trung tâm tài chính thế giới!”

Cuộc bầu cử Hội đồng đặc khu Hồng Kông chỉ còn là “biểu diễn”

Thảm nạn thứ hai: Tính chất của cuộc bầu cử Hội đồng đặc khu Hồng Kông đã bị thay đổi.

Vào ngày 10 tháng 12 năm 2023, Hồng Kông tổ chức cuộc bầu cử Hội đồng Đặc khu đầu tiên sau khi ĐCSTQ cưỡng bức thay đổi chế độ bầu cử Hội đồng Đặc khu, tổng tỷ lệ cử tri đi bầu chỉ là 27,54%, mức thấp nhất trong gần 30 năm qua.

Tất cả các đảng phản đối đều bị cấm chỉ tham gia tuyển cử, đại đa số các nhân vật chính trị thân dân chủ truyền thống vẫn đang ở trong tù, hoặc lưu vong hải ngoại, hoặc đã rút lui khỏi chính trường.

Cuộc bầu cử Hội đồng Đặc khu Hồng Kông này được nhiều người coi là một cuộc “bầu cử giả” dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ.

Hội nghị thượng đỉnh APEC: Đặc khu trưởng Hồng Kông bị từ chối 

Thảm nạn thứ ba: Từ ngày 11 đến 17/11/2023, Hội nghị thượng đỉnh APEC được tổ chức tại San Francisco, Mỹ. Chính phủ Mỹ đã từ chối mời Đặc khu trưởng Hồng Kông Lý Gia Chiêu tham dự. Lý do là Lý Gia Chiêu đã bị Mỹ chế tài vào năm 2020. Lúc đó, Lý Gia Chiêu là cục trưởng Cục Bảo an của chính phủ Hồng Kông, đã tham gia “cưỡng bức, bắt giữ, tạm giam hoặc bỏ tù” những nhân sĩ phản kháng Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông.

Đầu tháng 11 năm 2023, chính phủ Hồng Kông tuyên bố: “Chính phủ Đặc khu hành chính xác nhận, đích thân đặc khu trưởng hành chính Lý Gia Siêu đã nhận được lời mời từ phía Mỹ tham dự cuộc họp”, tới San Francisco để tham dự hội nghị không chính thức của các nhà lãnh đạo APEC, chỉ là “do vấn đề về lịch trình nghị sự”, ông không thể đích thân đại biểu Hồng Kông tham dự hội nghị lần này, đặc phái ty trưởng Ty Tài chính Trần Mậu Ba thay mặt tham dự.

Tuy nhiên, vào ngày 7 tháng 12 năm 2023, khi Kurt Campbell, người được đề cử làm phó quốc vụ khanh Mỹ, tham dự phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đã nói rõ, rằng chính phủ Mỹ chưa bao giờ mời Lý Gia Siêu vì “ông ta không được hoan nghênh”.

Đây là lần đầu tiên sau 26 năm kể từ khi bàn giao chủ quyền Hồng Kông, đặc khu trưởng bị Hội nghị thượng đỉnh APEC từ chối.

Xếp hạng tín dụng chuyển sang “tiêu cực”

Dưới chuyên chế của ĐCSTQ, thảm nạn thứ tư của Hồng Kông là: Vào ngày 6 tháng 12 năm 2023, Moody’s, một trong ba công ty xếp hạng tín dụng lớn nhất thế giới, đã điều chỉnh triển vọng xếp hạng tín dụng của Hồng Kông từ “ổn định” thành “tiêu cực”.

Moody’s cho biết việc điều chỉnh giảm triển vọng của Hồng Kông phản ánh đánh giá về mối quan hệ chính trị, thể chế, kinh tế và tài chính mật thiết của thành phố với Trung Quốc đại lục.

Một ngày trước đó, Moody’s cũng điều chỉnh triển vọng xếp hạng tín dụng quốc gia của Trung Quốc từ “ổn định” sang “tiêu cực” với lý do rủi ro nợ của chính quyền địa phương và nguy cơ bất động sản ngày càng sâu sắc.

Lưu Mộng Hùng, cựu ủy viên Chính Hiệp ĐCSTQ, chủ tịch Bách Gia Chiến Lược Tri Khố (Baja Strategy Think Tank), nói với The Epoch Times: “Từ tự do, pháp trị, tín tâm, tài chính quốc tế, thương mại quốc tế, vận chuyển quốc tế, đến bất động sản, đến thị trường chứng khoán, đến dự trữ tài chính của chính phủ Hồng Kông, toàn bộ chín chỉ tiêu chính của Hồng Kông đều chìm xuống.”

Do đó, Moody’s đã hạ triển vọng xếp hạng tín dụng của Hồng Kông xuống mức “tiêu cực” là phù hợp với tình hình thực tế.

Truy nã các nhân sĩ dân chủ

Thảm nạn thứ năm của Hồng Kông: Năm 2023, Sở An ninh Quốc gia của Sở Cảnh vụ Hồng Kông lần lượt ban hành lệnh bắt giữ vào tháng 7 và tháng 12, với tổng phần thưởng là 13 triệu đô la Hồng Kông cho việc tróc nã 13 nhân sĩ dân chủ lưu vong ở nước ngoài.

13 người này là: ba cựu thành viên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông Hứa Chí Phong, La Quán Thông, Quách Vinh Khanh, người khởi phát “Nghị hội Hồng Kông” Viên Cung Di, tổng giám đốc điều hành truyền thông “Lăng giác” Lưu Tổ Địch, luật sư Nhậm Kiến Phong, cựu tổng cán sự Liên minh Công chức Hàng Triệu Đạt, tổng giám đốc điều hành “Hội ủy viên dân chủ Hồng Kông” Quách Phụng Nghi, cựu nhân viên của Lãnh sự quán Anh tại Hồng Kông Trịnh Văn Kiệt; cựu thành viên “Học dân tư triều” Hứa Dĩnh Đình, cựu phát ngôn viên đoàn đại biểu Sự vụ Quốc tế của các trường đại học Hồng Kông Thiệu Lam, hai người chủ trì kênh trực tuyến “Giương cờ dễ đắc đạo” Quắc Gia Chí và Thái Minh Đạt.

Sau khi lệnh bắt giữ được ban hành, Trịnh Văn Kiệt, hiện sống ở Anh, đã viết trên nền tảng mạng xã hội X rằng: Bị đương cục ĐCSTQ treo thưởng tróc nã là một loại “vinh dự cả đời”. “Nếu chính phủ coi việc theo đuổi dân chủ và tự do là phạm tội, chúng tôi chấp nhận bị buộc tội để vạch trần bộ mặt thật của chính nghĩa xã hội.”

Quyền lực cảnh sát trên hết, người người lâm nguy

Thảm nạn thứ sáu của Hồng Kông: Trở thành một thành phố khủng bố.

Theo số liệu do Cục Bảo an Hồng Kông cung cấp, kể từ khi thực thi “Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông” vào ngày 1/7/2020 đến ngày 18/8/2023, tổng cộng 277 người ở Hồng Kông trong độ tuổi từ 15 đến 90 tuổi đã bị bắt vì “tội nguy hại an ninh quốc gia”; 161 người và 5 công ty bị khởi tố; 84 người bị kết án hoặc đang chờ tuyên án.

Theo số liệu của Sở Cảnh vụ Hồng Kông, kể từ khi cuộc biểu tình “Chống dẫn độ về Trung Quốc” nổ ra ở Hồng Kông vào ngày 9/6/2019 đến ngày 31/12/2022, có tổng cộng 10.279 người, trong độ tuổi từ 11 đến 87 tuổi, đã bị bắt. Trong số họ có 4.010 người là sinh viên, 1.754 người dưới 18 tuổi.

Tính đến hôm nay năm 2024, còn có bao nhiêu người bị cầm tù? Bao nhiêu người đang trải qua cái gọi là trình tự tư pháp? Con số cụ thể là không rõ ràng.

Hồng Kông ngày nay đã trở thành một thành phố nơi quyền lực của cảnh sát là trên hết, người người lâm nguy.

Mất quy chế đối xử đặc biệt của Mỹ

Hãy nói về thảm nạn thứ bảy: Mỹ hủy bỏ quy chế đối xử đặc biệt dành cho Hồng Kông.

Năm 1992, dựa trên lời hứa của ĐCSTQ rằng sẽ thực thi “một quốc gia, hai chế độ” bất biến trong 50 năm sau khi thu hồi Hồng Kông, Quốc hội Mỹ đã ban hành “Đạo luật Chính sách Hồng Kông” để dành đãi ngộ đặc biệt cho Hồng Kông.

Luật này mang lại cho Hồng Kông địa vị của một lãnh thổ hải quan độc lập; đồng đô la Hồng Kông có thể được tự do trao đổi lấy đô la Mỹ; Hồng Kông được hưởng những ưu đãi hoàn toàn khác với Trung Quốc đại lục về chính trị, pháp quyền, kinh tế, thương mại, chính sách đối ngoại, v.v.; hộ chiếu SAR Hồng Kông được Mỹ thừa nhận, việc xin thị thực vào Mỹ được đối đãi độc lập; Hồng Kông cũng có thể mua các công nghệ nhạy cảm dưới sự kiểm soát xuất khẩu của Mỹ.

Tuy nhiên, vào ngày 30/5/2020, do ĐCSTQ vi phạm các cam kết trong Tuyên bố chung Trung-Anh, phá hoại quyền tự do, tự trị của người Hồng Kông, Mỹ đã tuyên bố hủy bỏ ưu đãi dành cho Hồng Kông. 

Cho đến nay, hầu hết các ưu đãi mà Mỹ dành cho Hồng Kông đã bị hủy bỏ, những lợi thế mà Hồng Kông từng có so với các thành phố Trung Quốc đại lục đã biến mất.

Sinh ra một nhóm quan chức bị chế tài

Thảm nạn thứ tám: Kể từ khi thực thi “Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông”, một nhóm quan cao của Trung Quốc và Hồng Kông vi phạm “Tuyên bố chung Trung-Anh” và “Luật căn bản của Hồng Kông” đã bị chính phủ Mỹ ra chế tài trừng phạt.

Trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ, ông Trump đã 5 lần chế tài các quan chức Trung Quốc và Hồng Kông, trong đó có tất cả 14 phó ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Các vấn đề Hồng Kông và Macao của Quốc vụ viên, Văn phòng liên lạc của ĐCSTQ tại Hồng Kông, Văn phòng An ninh Quốc gia của ĐCSTQ tại Hồng Kông, quan viên chính phủ Hồng Kông.

Sau khi Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ, ông đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 24 quan chức Trung Quốc và Hồng Kông vào ngày 16/3/2021, trong đó có 14 phó ủy viên trưởng Quốc hội ĐCSTQ, bộ trưởng Mặt trận Thống nhất của Trung ương ĐCSTQ Vưu Quyền, ủy viên Thường vụ Quốc hội Đàm Diệu Tông, phó chủ nhiệm Văn phòng Các vấn đề Hồng Kông và Ma Cao của Quốc vụ viện Đặng Trung Hoa, phó trưởng Phòng An ninh Quốc gia của ĐCSTQ tại Hồng Kông Lý Giang Chu và Tôn Thanh Dã, sở trưởng Sở An ninh Quốc gia của Sở Cảnh vụ Hồng Kông Thái Triển Bằng, phó sở trưởng Lưu Tứ Huệ, trợ lý sở trưởng Giang Học Lễ, Giản Khải Ân, cảnh sát cấp cao Lý Quế Hoa.

Biện pháp trừng phạt chủ yếu có ba loại: Thứ nhất, các đối tượng bị trừng phạt và gia đình họ không được phép nhập cảnh vào Mỹ; Thứ hai, tài sản ở Mỹ của các đối tượng bị trừng phạt bị phong tỏa, các giao dịch ở Mỹ bị cấm; Thứ ba, “chế tài tài chính thứ cấp”, nghĩa là thực thi chế tài đối với tất cả các tổ chức tài chính hoặc cá nhân có giao dịch kinh doanh với các đối tượng bị chế tài.

Người Hồng Kông bỏ Hồng Kông

Thảm nạn thứ chín mà Hồng Kông gặp phải là tình trạng người dân Hồng Kông liên tục di cư ra nước ngoài.

Theo “Thống kê lưu lượng hành khách xuất nhập” do Cục Di trú Hồng Kông công bố hàng ngày, kể từ khi thực thi “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” vào ngày 1/7/2020 đến ngày 30/6/2023, tổng cộng 6,33 triệu cư dân Hồng Kông đã khởi hành từ Hồng Kông qua sân bay, và chỉ có 5,8 triệu người trở về Hồng Kông. Dựa trên tính toán này, số lượng người rời bỏ Hồng Kông qua sân bay trong ba năm qua là khoảng 530.000 người.

Vào tháng 11 năm 2023, tờ SCMP của Hồng Kông đưa tin, Bộ Nội vụ Anh tuyên bố rằng kể từ khi chương trình nhập cư BNO “5+1” dành cho người Hồng Kông được triển khai vào năm 2021, tổng cộng đã có hơn 190.000 đơn đăng ký, và 97,3% đã được phê duyệt. Trong số này, 166.000 người đã đến hoặc đã ở Vương quốc Anh.

Vào tháng 6 năm 2023, Đài Á Châu Tự Do đã tổng hợp số liệu thống kê về 3 điểm đến nhập cư phổ biến của người Hồng Kông là Vương quốc Anh, Canada và Đài Loan, cho thấy trong 3 năm qua, 3 nơi này đã cấp tổng cộng khoảng 237.000 thị thực cho người Hồng Kông, người Hồng Kông là nhiều nhất.

Tại sao?

“Đảng trị Hồng Kông” mới chỉ vỏn vẹn 3 năm, vì sao lại khiến Hồng Kông phát sinh những biến hóa tiêu cực lớn như vậy?

Trước hết, ĐCSTQ không còn “coi kiến thiết kinh tế làm trung tâm” mà là “coi duy hộ an toàn làm trung tâm”.

Giờ đây, tất cả các vấn đề đã tích tụ trong thời đại Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân cuối cùng đã bùng nổ, ĐCSTQ đang đối mặt với nguy cơ toàn diện nghiêm trọng nhất trong lịch sử, việc bảo toàn quyền lực, bảo toàn tính mạng đã trở thành ưu tiên hàng đầu của ĐCSTQ. Vì vậy, nó một khắc cũng không dừng nội đấu ngoại đấu.

Đặc biệt khi nói đến Hồng Kông, “an ninh quốc gia” đã trở thành một chiếc hộp, mọi thứ đều được đặt bên trong, đến đâu cũng là lằn ranh đỏ của “an ninh quốc gia”, nếu không cẩn thận, bạn có thể “gây nguy hại an ninh quốc gia” mà bị trị tội.

Ngoài ra, đảng quản hết thảy, thì rất nhiên cái gì cũng quản không nổi.

ĐCSTQ chủ trương “Đảng chính quân dân học, đông tây bắc nam trung, đảng lãnh đạo hết thảy”. “Đảng lãnh đạo hết thảy” ở Hồng Kông, điều này có nghĩa là toàn bộ cơ chế cân bằng quyền lực mà Hồng Kông từng có đều mất linh, kéo theo huy hoàng của Hồng Kông lùi vào dĩ vãng.  

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch