Hôm nay, chúng tôi sẽ kể cho các bạn nghe một bí mật đau đớn ít người biết đến của vị cự phú Lưu Văn Thái và gia tộc của ông, khi trải qua chuyện này, gia tộc họ Lưu đã cảm nhận sự thống khổ, cay đắng và oan khuất biết chừng nào!…
Xin chào quý vị độc giả, chào mừng đến với “Trăm Năm Chân Tướng“! Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu sự thực về Lưu Văn Thái và những điều mà nhiều người chưa biết về gia tộc này.
Nếu bạn đi du lịch đến huyện Đại Ấp, thị trấn An Nhân, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, bạn sẽ thấy nơi đó có một danh lam thắng cảnh cấp 4A được gọi là “Bảo tàng trang viên Lưu Thị của Đại Ấp”. Đây là tên mới được đổi vào năm 1997, trước đây được gọi là “Khu trưng bày trang viên địa chủ”. Đây nguyên lai là trang viên tư nhân của đại địa chủ địa phương – Lưu Văn Thái.
Khi bạn bước vào bên trong, bạn sẽ thấy một quần thể tượng điêu khắc được làm bằng đất sét, có 114 hình người có kích thước như người thật, dài 100 mét. Các bức tượng này được tạo ra vào tháng 6 năm 1965 bởi các giáo viên và sinh viên của Học viện Mỹ thuật Tứ Xuyên, lấy Lưu Văn Thái làm nguyên mẫu. Nó mô tả cái gọi là các loại tội ác của Lưu Văn Thái, bao gồm xây địa lao riêng, coi rẻ sinh mệnh, thậm chí uống máu, bú sữa của người ta, v.v.
Sau khi quần thể tượng điêu khắc này được tạo ra, các chế phục phẩm (bản sao) không chỉ được triển lãm liên tục ở Trung Quốc, mà còn được trưng bày ở Nhật Bản, Pháp, Canada và các nước khác. Kể từ đó, “Lưu Văn Thái” trở thành một danh từ thời đại đồng nghĩa với “địa chủ ác bá”. Đương thời khi người ta nhắc đến ông, không ai không nghiến răng nghiến lợi.
‘Thủy lao’ liệu có thực sự tồn tại?
Vậy thì, Lưu Văn Thái có thực sự tối đại gian ác như những gì mà ĐCSTQ tuyên truyền?
Đầu tiên chúng ta hãy vào xem “Khu trưng bày trang viên địa chủ”, một “Thủy lao” có thể khơi dậy tình cảm phẫn nộ của mọi người. Lời chú giải về “Thủy lao” cho biết: Lưu Văn Thái đã bí mật xây dựng một nhà ngục dưới nước ở bên cạnh Phật đường, và tất cả công nhân đã bị giết sau khi công trình hoàn thành. ĐCSTQ cũng tuyên truyền rằng Lưu gia đã ngược đãi những người nợ tiền trong thủy lao, chỉ cần bước vào nhà tù này không ai có thể còn sống sót mà ra, trừ một người – Lãnh Nguyệt Anh.
Lãnh Nguyệt Anh là ai? Bà ta vốn là một nông phụ mù chữ ở địa phương, vì bà ta nói đã trải qua cái gọi là “thủy lao”, nên sau này bà ta được ĐCSTQ biến thành nhân vật bị áp bức điển hình, liên tiếp được đề bạt các chức vụ trưởng nông trường, bí thư đảng ủy, và cho đi diễn giảng toàn quốc.
Trên thực tế, Lãnh Nguyệt Anh là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “Thủy lao”. Tại một hội nghị vào năm 1951, Lãnh Nguyệt Anh nói: “Năm 1943, vì nợ tô địa chủ Lưu Bách Hoa năm đấu ngũ cốc, mới sinh con ba ngày, tôi đã bị bịt mắt và tống vào thủy lao của Lưu gia trong 7 ngày 7 đêm!” Địa chủ này là ai? Ông ta là cháu trai của Lưu Văn Thái. Căn cứ lời tố giác này, vào tháng 1/1954, huyện Đại Ấp đã tổ chức một cuộc triển lãm “Hợp tác hóa nông nghiệp”, dùng mô hình và hình ảnh để thuyết minh, đề xuất phương án thiết kế ngụy tạo bối cảnh “Lãnh Nguyệt Anh bị giam tại thủy lao nhà Lưu Văn Thái” để tuyên truyền. Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban tổ chức bắt đầu “dàn cảnh” theo kế hoạch.
Năm 1958, “Khu trưng bày trang viên địa chủ” được hoàn thành. Nó sao chép mô hình thủy lao Lưu Văn Thái được chế tác năm 1954, đổ đầy nước vào một gian hầm ở phía tây của trang viên Lưu Văn Thái, phỏng chế các dụng cụ tra tấn như lồng sắt, đinh tam giác và các hình cụ khác… Cùng lúc đó, Lãnh Nguyệt Anh, người đã ‘sáng tạo’ ra khái niệm “thủy lao”, cũng không chịu ngơi, bắt đầu tố cáo tội ác tày trời của địa chủ Lưu Văn Thái ở khắp mọi nơi.
Khi Lãnh Nguyệt Anh kể chuyện, bà ta thường khóc lóc, nhưng những điều này có đúng sự thật không? Sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, một phóng viên điều tra sự thật đã đến gặp Lãnh Nguyệt Anh, hỏi về chuyện Lưu Văn Thái và thủy lao, bà ta quanh quanh co co, cự tuyệt trả lời chính diện, nhanh chóng khoái thác mà nói: “Các người tìm tôi hỏi cái gì? Đó không phải là lời tôi muốn nói, mà là điều huyện ủy yêu cầu tôi nói!”
Nhà phê bình Tiếu Thục đã xuất bản cuốn sách “Chân tướng Lưu Văn Thái” vào tháng 11/1999. Cuốn sách tiết lộ rằng: từ năm 1981, “Khu trưng bày trang viên địa chủ” đã phái nhân viên đặc biệt đến phỏng vấn hơn 70 người trong cuộc và lật lại một lượng lớn tài liệu lịch sử về đương án. Sau hơn một năm bôn ba, không tìm thấy một nhân chứng nào của thủy lao, vật chứng cũng không có dấu vết. Bản “Báo cáo về thủy lao” do “Khu trưng bày trang viên địa chủ” trình cơ quan có thẩm quyền nêu rõ: Căn cứ vào tài liệu chúng tôi nắm trong tay, có thể sơ bộ khẳng định “thủy lao” là thiếu căn cứ.
Bằng cách này, vào năm 1988, các quan chức Tứ Xuyên đã chính thức công nhận rằng “thủy lao” trong “Khu trưng bày trang viên địa chủ” chỉ là bịa đặt, biên tạo, vì vậy nước trong căn hầm đã được rút hết, và một tấm biển mới ghi “Phòng hút thuốc phiện” đã được treo lên kể từ đó. Tuy nhiên, cháu trai của Lưu Văn Thái, Lưu Hiểu Phi, không đồng ý với tấm biển ghi “Phòng hút thuốc phiện” này. Ông nói: “Thuốc phiện dễ bị ẩm. Nào ai để thuốc phiện ở nơi ẩm thấp? Điều đó không phù hợp với lẽ thường!” Vậy thì mục đích của căn hầm này là gì? Theo Lưu Tiểu Phi, đó thực sự là nơi Lưu Văn Thái cất giữ bưởi!
Cuộc đời chân thực của Lưu Văn Thái
Có vẻ như tất cả những điều này đều là hoang ngôn được dàn dựng tinh vi, vậy địa chủ Lưu Văn Thái ngoài đời thực sự là người như thế nào?
Theo cuốn sách “Chân tướng về Lưu Văn Thái”, Lưu Văn Thái luôn là người tốt bụng và nhiệt tình với sự nghiệp công ích. Ông không chỉ bỏ tiền tài trợ xây dựng công trình thủy lợi và đường sá ở quê hương, mà còn xây dựng trường học. Lưu Tiểu Phi, cháu trai của Lưu Văn Thái, cho biết vào năm 1942, Lưu Văn Thái gần như cạn kiệt tài sản vì đầu tư 320 triệu Pháp tệ để xây dựng trường trung học Văn Thái với thiết bị dạy học tốt nhất ở Tứ Xuyên, thậm chí tốt nhất cả nước vào thời điểm đó, và quyên góp một ngàn mẫu đất làm tài sản công của trường.
Giá trị 320 triệu Pháp tệ lúc đó như thế nào? Lưu Tiểu Phi nói rằng số tiền đó có thể mua được khoảng 4.400 mẫu đất màu mỡ vào thời điểm đó. Lưu Văn Thái xây dựng trường hoàn toàn để ươm mầm tài năng và miễn học phí cho học sinh gia cảnh bần hàn nhưng có tài năng thiên phú.
Sau khi câu chuyện của Lưu Văn Thái được lan truyền ra nước ngoài, nó cũng khơi dậy sự quan tâm của phương Tây. Năm 2016, tờ “Thời báo New York” của Mỹ cũng đã cử phóng viên đến Tứ Xuyên để điều tra. Vào thời điểm đó, phóng viên đã phỏng vấn Đới Vinh Diệu, một lão nhân 89 tuổi, bán hàng thủ công thêu ren tại trường Cao đẳng Quốc tế Khổng Duệ. Bà đã không do dự trả lời: “Nếu ông hỏi tôi, liệu mọi người nơi đây có nghĩ Lưu Văn Thái là người tốt không, thì không có gì phải bàn cãi!”
Tiếp theo, tôi sẽ kể cho các bạn nghe một bí mật cay đắng ít người biết của Lưu Văn Thái và gia tộc ông, khi trải qua chuyện này, gia tộc họ Lưu đã cảm nhận sự thống khổ cay đắng biết chừng nào.
‘Dẫn sói vào nhà’, gia tộc họ Lưu chịu kết cục bi thảm…
Để nói về giai đoạn lịch sử này, không thể không kể đến một người, đó là em trai của Lưu Văn Thái, tài phiệt Lưu Văn Huy thời Trung Hoa Dân Quốc. Theo lời kể của Lưu Tiểu Phi, cháu trai của Lưu Văn Thái, vào năm 1942, Lưu Văn Huy, người từ lâu đã có hiềm khích với Tưởng Giới Thạch, đã bí mật hội kiến Chu Ân Lai ở Trùng Khánh và âm thầm hợp tác với ĐCSTQ. Kể từ đó, Lưu Văn Thái bắt đầu bang trợ cho đảng viên ĐCSTQ ngầm tại địa phương.
Lưu Tiểu Phi nói rằng Lưu Văn Thái đã một tay biến trấn An Nhân thành nơi trú ẩn an toàn cho ĐCSTQ, và bị Chính phủ Quốc dân đảng gọi là tiểu Diên An. Mẹ ông từng nói với ông: “Tổng bộ ngầm của đảng Cộng sản ở trong chính trang viên nhà chúng ta!” Lưu Văn Thái cũng đã từng cung cấp cho đảng viên ngầm 350 tải gạo, hàng chục hộp đạn dược, lựu đạn và súng máy. Bây giờ nhìn lại, đó đơn giản là dẫn sói vào nhà.
Vậy thì, tại sao Lưu Văn Huy và Lưu Văn Thái chuyển từ Quốc dân đảng sang bang trợ ĐCSTQ?
Nhà phê bình Tiếu Thục cũng đã viết trong cuốn sách “Những dấu hiệu lịch sử – Lời hứa hẹn của Trung Quốc Cộng sản đảng”. Cuốn sách sao lục báo chí, tạp chí, tập san từ năm 1941 đến năm 1946 thời kỳ chính phủ Quốc dân đảng thống trị, trích tuyển những đàm thoại văn chương, bình luận và phát biểu của Cộng sản đảng yêu cầu chính phủ hợp hiến, tự do dân chủ. Ví dụ, khi Mao Trạch Đông trả lời các câu hỏi của các phóng viên Trung Quốc và nước ngoài vào năm 1944, ông ta nói: “Chỉ có gia tăng dân chủ, Trung Quốc mới có thể tiến lên một bước. Dân chủ phải có trên mọi phương diện. Chỉ khi xây dựng được tự do và dân chủ về ngôn luận, xuất bản, hội họp, kết hội, và chính phủ được thiết lập dựa trên tuyển cử dân chủ, mới là chính trị hữu lực!”
Lưu Tiểu Phi cho rằng Lưu Văn Huy chính vì đã tin theo những lời này mà đã bị lừa dối, kết quả là ông đã đưa cả gia tộc vào vòng xoáy.
Nghĩ đến sự lựa chọn sai lầm của tổ bối, Lưu Tiểu Phi hối hận khôn nguôi. Ông nói với các phóng viên: “Các bạn nghĩ Lâm Bưu đã giúp Mao Trạch Đông nhiều như thế, hạ màn rồi thế nào? Cộng sản đảng bang trợ Cộng sản đảng, rốt cuộc cũng đều không có gì hữu hảo. Gia tộc chúng tôi cũng vậy, sao có thể có kết cục tốt đẹp? Đây đều là giáo huấn, giáo huấn bằng xương máu. Tôi rất hổ thẹn khi nói rằng chính gia tộc tôi vì đi theo Đảng cộng sản mà rơi vào kết cục như vậy. Tất cả đều tự đào mồ chôn mình. Tôi cảm thấy quá tủi nhục!”
Trên thực tế, gia tộc Lưu Văn Thái đã từng có cơ hội thoát khỏi nanh vuốt của ĐCSTQ.
Sau khi Lưu Văn Thái qua đời vì bệnh ung thư phổi vào tháng 10 năm 1949, vợ cả của ông, bà nội của Lưu Tiểu Phi, đã lên kế hoạch đưa cả gia đình đến Hồng Kông. Khi đó, Lưu Văn Thái để lại sáu trăm lượng vàng và hơn bảy nghìn ngân nguyên. Ngoài ra, bà ngoại của Lưu Tiểu Phi có tới ba vạn đến năm vạn lượng bạc, có ba đại gian môn và vài dinh thự sang trọng ở trung tâm Thành Đô. Khi đó, nếu như rời đi, nhà họ Lưu các phương diện còn dư thừa ngân nguyên, đã bắt đầu bán điền sản rồi. Tuy nhiên, Lưu Văn Huy đã ngăn cản mọi người, nói rằng “gia tộc Lưu sẽ được đối đãi như một người bạn của Cộng sản đảng”.
Vậy ĐCSTQ đối xử với ‘người bạn’ họ Lưu này như thế nào? Trong nhiều cuộc vận động chính trị sau này, bất động sản của gia tộc họ Lưu đã bị tịch thu hết, gia tộc họ Lưu bị bức hại tàn khốc, thậm chí bị tàn sát. Sau khi câu chuyện của Lưu Văn Thái được lan truyền ra nước ngoài, nó cũng khơi dậy sự quan tâm của một số người phương Tây. Năm 2016, tờ “Thời báo New York” của Mỹ cũng đã cử phóng viên đến Tứ Xuyên để điều tra, ghi lại tấn thảm kịch sau:
Anh họ của Lưu Tiểu Phi là Lưu Thế Vĩ đưa gia nhân chạy trốn đến Khố Nhĩ Lặc, Tân Cương lánh nạn. Những người dân địa phương bị hoạt động tuyên truyền của ĐCSTQ kích nộ, tức giận trước sự đàn áp nông dân của Lưu Văn Thái, vì vậy họ đã siết cổ Lưu Thế Vĩ đến chết bằng dây thừng, còn dùng rìu tấn công vợ và hai con nhỏ của ông đến chết. Hai đứa nhỏ đó, một đứa mới hai tuổi, đứa kia vẫn còn đang bú.
‘Ăn cháo đá bát’, lộ diện phường bội nghĩa vong ân!…
Niên đại cuồng tín chính trị rao giảng về sự “hành ác” của Lưu Văn Thái dần dần phai nhạt trong những năm 1980. Sau đó, những người dân địa phương ở thôn Đại Ấp hy vọng có thể bình phản cho Lưu Văn Thái. Tuy nhiên, sau Thảm sát Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, xu thế đánh giá lại Lưu Văn Thái đột ngột chấm dứt, ĐCSTQ đã thắt chặt khống chế.
Cuốn sách “Chân tướng về Lưu Văn Thái” mà chúng tôi đề cập ở trên đã trở thành một cuốn sách bị cấm ngay sau khi xuất bản, với lý do “cuốn sách này phủ nhận tính hợp pháp của cuộc cách mạng chủ nghĩa dân chủ mới”. Đáp lại, tác giả Tiếu Thục trả lời: “Cuộc cách mạng chủ nghĩa dân chủ mới về bản chất là một cuộc giết người cướp đất. Đối tượng của cuộc cách mạng này chính là cái gọi là toàn bộ giai cấp địa chủ”; “Đây là căn bản sở tại của tính hợp pháp của toàn bộ chính quyền của nó. Họ căn bản không dám đối mặt với sự thật!”
- Trọn bộ Trăm Năm Chân Tướng
Theo Epoch Times
Mộc Lan biên dịch