Lịch sử hiện đại của Trung Quốc bắt đầu từ cuộc Chiến tranh nha phiến năm 1840. Về biểu hiện bề ngoài, ĐCSTQ cũng cho rằng thuốc phiện dẫn đến nguy cơ “vong quốc diệt chủng”, tuy nhiên, điều mà rất nhiều người dân Trung Quốc không ngờ tới là sự ra đời, phát triển, lớn mạnh của ĐCSTQ đều có liên quan to lớn với thuốc phiện.

Chào mừng các bạn đến với Trăm Năm Chân Tướng!

Lịch sử cận đại của Trung Quốc bắt đầu từ cuộc Chiến tranh nha phiến năm 1840. Trước đó, việc người Anh đổ nha phiến, là thuốc phiện được chiết xuất từ quả cây anh túc, vào Trung Quốc đã gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người dân Trung Quốc, lượng lớn vàng bạc ồ ạt chảy ra ngoại quốc, đe dọa sự thống trị của nhà Thanh.

Biểu hiện bề ngoài, ĐCSTQ cũng nói rằng thuốc phiện gây nguy hại “vong quốc diệt chủng”, tuy nhiên, điều mà rất nhiều người dân Trung Quốc không ngờ tới là sự ra đời, phát triển, lớn mạnh của ĐCSTQ đều có liên quan chặt chẽ tới thuốc phiện.

Trong tập này, chúng tôi dựa trên những tư liệu như “Giao dịch ‘đặc sản’ thời kỳ Diên An” và các tài liệu khác, kể lại việc Mao Trạch Đông đã lợi dụng thuốc phiện để cứu ĐCSTQ vào đầu những năm 1940.

Không đánh quân Nhật mà đánh quân đội Quốc gia

Tháng 7 năm 1937, cuộc kháng chiến chống Nhật toàn diện bùng phát. Stalin, tổng bí thư đương thời của ĐCS Liên Xô, đã ra sức vận động thành lập “Chiến tuyến thống nhất kháng Nhật” giữa ĐCSTQ và Quốc dân đảng TQ nhằm ngăn chặn quân Nhật tấn công Liên Xô. Quân đội của ĐCSTQ được cải biên thành Bát Lộ quân và Tân Tứ quân thuộc Quân Cách mạng Quốc dân, dưới sự chỉ huy thống nhất của Tưởng Giới Thạch, ủy viên trưởng Ủy ban Quân sự Trung Hoa Dân Quốc.

Từ những ngày đầu của kháng chiến chống Nhật cho đến tận đầu năm 1941, Tưởng Giới Thạch đã liên tục phân phát quân lương, súng ống, đạn dược và quân nhu cho đại bản doanh của ĐCSTQ: Khu vực biên giới Thiểm-Cam-Ninh, tài chính của ĐCSTQ năm nào cũng thặng dư.

Tuy nhiên, ĐCSTQ dù trên danh nghĩa đã chấp nhận sự chỉ huy thống nhất của Tưởng Giới Thạch, nhưng trên thực tế không phục tùng, không thật lòng kháng Nhật, mà thay vào đó, ĐCSTQ không quên dã tâm ban đầu muốn lật đổ Trung Hoa Dân Quốc. Một mặt, ĐCSTQ muốn tiền muốn vật để bành trướng thực lực, nhưng mặt khác lại câu kết với quân xâm lược Nhật Bản, không đánh quân Nhật mà đánh quân Quốc dân đảng. Sau “Sự biến Nam An Huy” năm 1941, Tưởng Giới Thạch xác định Tân Tứ quân là “phản quân”, đình chỉ cấp quân lương cho ĐCSTQ từ tháng 1 năm 1941.

Kể từ năm 1941, tài chính của Khu vực biên giới Thiểm-Cam-Ninh của ĐCSTQ rơi vào tình huống cực kỳ khó khăn, với mức thâm hụt hơn 5,672 triệu nguyên trong năm đó.

Thống nhất lãnh đạo, buôn thuốc phiện để kiếm tiền

Tháng 2 năm 1941, Mao Trạch Đông triệu tập Nam Hán Thần, sở trưởng Tài chính Khu vực Biên giới Thiểm Tây-Cam Túc-Ninh Hạ, để bàn việc giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính.

Mao nói rằng trước mắt có ba con đường: một là tìm cách kiếm tiền, hai là giải tán băng nhóm, ba là chết đói. Nếu mọi người không muốn đi con đường thứ hai hay thứ ba, thì chỉ có thể đi con đường thứ nhất.

Nhưng làm thế nào để kiếm tiền? Sau khi phân tích tới lui, tin rằng biện pháp kiếm tiền nhiều nhất nhanh nhất là kinh doanh “thổ sản”.

Cái gọi là “thổ sản” này chính là thuốc phiện. Đương thời, ĐCSTQ cũng biết việc kinh doanh thuốc phiện để kiếm sống không phải là cách hay ho gì, nên đã đặt cho thuốc phiện nhiều danh từ ám thị khác nhau, chẳng hạn như hàng địa phương, hàng đặc biệt, thổ sản, v.v.

Tại sao kinh doanh thuốc phiện kiếm tiền nhiều nhất và nhanh nhất?

Theo “Lịch sử kinh tế tài chính khu vực biên giới Thiểm-Cam-Ninh”, dựa trên so sánh giá của các mặt hàng chính ở thành phố Diên An vào tháng 12 năm 1942, một đấu gạo được bán với giá 125 nguyên, trong khi một lượng thuốc phiện được bán với giá 1.400 nguyên. Dựa trên tính toán này, một lượng thuốc phiện có giá gấp 11,2 lần một đấu gạo, một cân thuốc phiện có giá bằng 5376 cân gạo. Tính theo tiêu chuẩn cung cấp lương thực lúc đó là “mỗi người mỗi ngày ăn một cân bốn lạng thóc, quân đội nhiều hơn, khoảng một cân tám lạng mỗi người một ngày”, thì 1000 cân thuốc phiện có thể giải quyết vấn đề khẩu phần lương thực cho đội quân một vạn người trong một năm.

Sau khi Mao Trạch Đông đưa ra quyết định, Nam Hán Thần lập tức ra tay thực hiện một cách kiếm tiền khác: trồng, chế biến và mua bán thuốc phiện dưới sự lãnh đạo thống nhất của ĐCSTQ.

Khu vực sản xuất thuốc phiện chính: Tấn Tây Bắc

Nhà sử học Đài Loan Trần Vĩnh Phát trong cuốn sách “Hoa anh túc dưới mặt trời hồng: Buôn bán thuốc phiện và mô thức Diên An”, đã ghi lại rằng: Năm 1942, khu vực biên giới Thiểm-Cam-Ninh và vùng biên giới Tấn Tây Bắc bắt đầu trồng lượng lớn thuốc phiện. 

Tuy nhiên, thế gian không tường nào không lọt gió, ai đó đã rò rỉ tin tức, các tờ báo lớn ở Tây An lần lượt đưa tin, đồng loạt gọi điện cho Mao Trạch Đông, nói rằng:

“Hoa anh túc đang mọc khắp miền bắc Thiểm Tây khiến mọi người bàng hoàng. Trong những năm qua, chính phủ tôi đã nỗ lực cấm hút thuốc phiện, ngay cả vào thời kỳ kháng chiến chống Nhật cũng không dám lơi là… Vậy mà giờ đây hoa anh túc là mọc khắp bắc Thiểm Tây, đây không gì hơn là muốn đưa quốc gia dân tộc vào chỗ diệt vong vạn kiếp không phục hồi. Đây là một việc đại bại hoại khiến người thân đau khổ, quân thù vui sướng.” ĐCSTQ được yêu cầu “sửa chữa càng sớm càng tốt, tận lực trừ ác”.

Dưới áp lực cường đại của dư luận, sau năm 1943, việc trồng thuốc phiện ở vùng biên giới Thiểm-Cam-Ninh giảm đi rất nhiều, vùng sản xuất chính được chuyển về địa khu Tấn Tây Bắc.

Vào thời điểm đó, Tấn Tây Bắc thuộc khu vực biên giới Tấn-Tuy, bao gồm phía tây bắc tỉnh Sơn Tây và phía đông nam tỉnh Tuy Viễn. Sư đoàn 120 của Bát Lộ quân của ĐCSTQ do Hạ Long chỉ huy đóng quân ở đó. Thuốc phiện được trồng ở chín huyện phía tây bắc Tấn: Hà Khúc, Bảo Đức, Biên Quan, Thần Trì, Ninh Vũ, Ngũ Trại, Bình Lỗ, Sóc huyện, và Khả Lam.

Không chỉ trồng rộng rãi thuốc phiện, ĐCSTQ còn gia công chế biến, mua bán thuốc phiện một cách thống nhất.

Đầu năm 1943, nhằm thống nhất lãnh đạo tài chính ở vùng Thiểm-Cam-Ninh và Tấn Tuy, ĐCSTQ đã thành lập Văn phòng Kinh tế Tài chính Tây Bắc do Hạ Long, tư lệnh lực lượng phòng vệ chung Thiểm-Cam-Ninh và Tấn Tuy lãnh đạo.

Kể từ năm 1943, chi tiêu tài chính của Khu vực Biên giới Thiểm-Cam-Ninh chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của hoạt động kinh doanh thuốc phiện ở biên giới Tấn Tuy.

Trương Tư Đức tinh chế thuốc phiện bị đè chết

Khi đó, Mao Trạch Đông và Nam Hán Thần đã thống nhất đại kế giải quyết nguy cơ tài chính ở khu vực biên giới Thiểm-Cam-Ninh là: “Công khai xây đường ván, bí mật độ qua Trần Thương”.

“Công khai xây đường ván” có nghĩa là công khai tuyên bố với bên ngoài rằng họ đang triển khai “vận động sản xuất lớn”; “bí mật độ qua Trần Thương” có nghĩa là âm thầm điều hành hoạt động kinh doanh thuốc phiện để kiếm sống.

Năm 1944, Trương Tư Đức, người từng là cận vệ của Mao Trạch Đông, tham gia “vận động sản xuất lớn” ở huyện An Trại, Diên An, ĐCSTQ nói rằng do đốt gỗ làm than, đến ngày 5 tháng 9, hang sập bị đè chết.

Sau khi Trương Tư Đức qua đời, các cơ quan trực thuộc Trung ương ĐCSTQ tổ chức lễ truy điệu, đích thân Mao đến dự và có bài phát biểu ca ngợi Trương Tư Đức đã “chết vì lợi ích của nhân dân”, rằng cái chết của ông là “quan trọng hơn Thái Sơn”. Bài phát biểu này sau đó được đặt tiêu đề là “Vì nhân dân phục vụ”, được lưu truyền rộng rãi ở Trung Quốc đại lục.

Trương Diệu Kiệt, một nhà nghiên cứu tại Học viện Nghệ thuật Trung Quốc, đã từng đích thân đến Nam Nê Loan để khảo sát. Ông nói: “Theo các quan viên chính quyền địa phương, Nam Nê Loan ban đầu là khu rừng nguyên sinh duy nhất ở khu vực Diên An. Sau khi bị Lữ đoàn 359 của Vương Chấn chặt cây và đốt phá một cách cực kỳ man rợ và lạc hậu, những diện tích lớn thuốc phiện đã được trồng. Cái gọi là Trương Tư Đức “Vì nhân dân phục vụ” chính là đã bị chôn sống trong quá trình tinh chế nha phiến trong hang động.”

Buôn lậu ma túy có vũ trang

ĐCSTQ kinh doanh thuốc phiện để kiếm sống, những khu vực do Quốc dân đảng kiểm soát tất nhiên trở thành những khu vực bán hàng mục tiêu.

Năm đó, Lương Ái Dân, người được Sở Tài chính khu vực biên giới Thiểm-Cam-Ninh của ĐCSTQ ủy nhiệm tham gia kinh doanh thuốc phiện ở Long Đông, nhớ lại: “Sau khi nhận nhiệm vụ, điều đầu tiên tôi làm là cải trang thành một thương nhân. Tổ chức đã nói giao nhiệm vụ này, rằng nếu thương nhân để bị phát hiện, chỉ có thể nói mình là tư thương, nếu nói ra thân phận chân thực, sẽ bị coi là phản biến.”

Thuốc phiện rất đắt tiền, có thể bị cướp trong quá trình vận chuyển nếu không được bảo vệ.

Sau khi Lương Ái Dân đến Long Đông, lập tức đến gặp Vương Duy Chu, chỉ huy Lữ đoàn 385 và Cam Vị Hán, chính ủy, nói rằng: “Hiện tại tôi lấy thân phận doanh nhân kinh doanh ‘hàng địa phương’, vấn đề an toàn trên đường không dễ giải quyết.” Chính ủy Cam trả lời: “Việc này dễ giải quyết. Chúng tôi sẽ phái người hộ tống, kêu đâu đi đó.”

Lương Ái Dân nhớ lại, nói: “Lữ đoàn 385 hoàn toàn ủng hộ công tác của chúng tôi. Từ Dịch Mã Quan đến thị trấn Tây Phong là hai ba mươi dặm. Tình hình thổ phỉ rất nghiêm trọng, đường đi cực kỳ không an toàn. Hàng hóa phải được bộ đội hộ tống đến và đi. Chỉ cần tôi hô lữ trưởng Vương, ông ấy sẽ lập tức cử một tiểu đội đến hộ tống.”

Từ đó có thể thấy, khi ĐCSTQ bán thuốc phiện cho các khu vực do Quốc dân đảng kiểm soát, nó đã sử dụng quân đội vũ trang để bảo vệ. Từ giác độ Trung Hoa Dân Quốc mà xét, đây là hành vi buôn lậu ma túy có vũ trang.

Sống sót nhờ buôn bán thuốc phiện

Vậy trong những năm sau năm 1941, mỗi năm ĐCSTQ đã bán bao nhiêu “hàng đặc biệt”?

Theo “Tài liệu lịch sử tài chính” do Nhà xuất bản Nhân dân Thiểm Tây xuất bản, trong ba tháng rưỡi từ ngày 15 tháng 8 đến ngày 30 tháng 11 năm 1941, đã bán được 9.260,5 cân thuốc phiện, trung bình mỗi tháng khoảng 3.000 cân. Đến năm 1942, đã bán được 31.200 cân. Năm 1943, đã bán được 36.000 cân; Năm 1944, số lượng bán ra thậm chí còn nhiều hơn, ước khoảng 60.000 cân.

Việc kinh doanh thuốc phiện kiếm được bao nhiêu tiền cho ĐCSTQ?

Ngày 18 tháng 2 năm 1948, Văn phòng Kinh tế Tài chính Tây Bắc (cơ quan lãnh đạo công tác tài chính khu vực biên giới Thiểm-Cam-Ninh và biên giới Tấn Tuy) xuất bản cuốn “Tổng quan tài chính khu vực biên giới Thiểm-Cam-Ninh kể từ kháng chiến chống Nhật”, trong đó đặc biệt nói đến đóng góp của “hàng hóa đặc biệt”, chính là thuốc phiện, đối với tài chính.

Năm 1942, thu chi tài chính khu vực biên giới Thiểm-Cam-Ninh thặng dư 108,73 triệu nguyên, trong đó thu từ hàng đặc biệt chiếm 40%, tài chính chuyển lỗ thành lãi nhờ hàng đặc biệt. Hàng đặc biệt không chỉ đảm bảo doanh thu tài chính năm 1942, mà số dư còn lại đã hỗ trợ chi tiêu tài chính vào mùa xuân năm 1943.

Theo “Lịch sử tài chính và kinh tế của khu vực biên giới Tấn Tuy”, hàng hóa đặc biệt chiếm vị trí tuyệt đối trong ngoại thương của vùng này. Kể từ năm 1943, “hàng hóa đặc biệt” đã trở thành đòn bẩy hỗ trợ tài chính, ổn định tài chính và giao dịch chu chuyển ở Tây Bắc trong bảy hoặc tám năm”, “giải quyết được trên dưới 70% kinh phí tài chính”.

Khu vực biên giới Tấn Tuy đã nộp trực tiếp cho Trung ương ĐCSTQ trong vài năm, chiếm từ 50% đến 60% tổng thu nhập tài chính, thậm chí là 80%.

Những cân thuốc phiện này được đổi lấy nhiều vật dụng khác nhau như quần áo, thực phẩm, nhà ở, phương tiện đi lại và nhu yếu phẩm hàng ngày ở Khu vực biên giới Thiểm-Cam-Ninh. Vì vậy, có thể nói rằng chính việc kinh doanh thuốc phiện đã cứu sinh cho ĐCSTQ.

Họa quốc hại dân

Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc bắt đầu cấm thuốc phiện kể từ khi thành lập vào năm 1912. Kể từ đó, luật pháp và quy định lần lượt được ban hành để cấm tuyệt đối thuốc phiện, bao gồm cả lệnh cấm trồng, vận chuyển, buôn bán và hút thuốc.

Tuy nhiên, vào đầu những năm 1940, khi đương đầu với quốc nạn, tướng sĩ của quân đội Quốc gia đang huyết chiến trên mặt trận chống Nhật, thì ĐCSTQ không chỉ trồng và chế biến thuốc phiện với số lượng lớn, mà còn liên tục vận chuyển và bán thuốc phiện cho những khu vực được Quốc dân đảng kiểm soát.

Việc kinh doanh thuốc phiện của ĐCSTQ đã hủ thực nghiêm trọng các quan chức đảng, chính phủ và quân đội ở các khu vực do Quốc dân đảng kiểm soát, phá hoại sĩ khí kháng Nhật của quân dân ở đó, đồng thời họa loạn trật tự kinh tế xã hội chính thường.

Dựa vào thuốc phiện, một mặt ĐCSTQ thu được một lượng lớn tiền bạc và vật tư từ các khu vực do Quốc dân đảng kiểm soát để vượt qua nguy cơ tài chính; Mặt khác, nó dự bị tiền tài cho ĐCSTQ lật đổ Trung Hoa Dân Quốc sau chiến thắng kháng chiến chống Nhật.

Vào ngày 6 tháng 2 năm 1942, Trung ương ĐCSTQ tổ chức một hội nghị, tại đó Nam Hán Thần đã báo cáo về tình hình tài chính. Tiêu Quân, một nhà văn đào tẩu đến Diên An từ khu vực do Quốc dân đảng kiểm soát, đã được mời tham dự. Ông cảm thấy rất khó chịu khi biết ĐCSTQ “chế tác bột thuốc phiện” để kiếm tiền.

Tiêu Quân đã viết trong nhật ký của mình rằng: “Bông hoa cách mạng đã nở ra từ đống phân thối tha dơ dáy nhất”.

Theo Epoch Times,
Mộc Lan biên dịch