Hai bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán có tên là Hỏa Thần Sơn và Lôi Thần Sơn (1) mang ý chỉ “Hỏa” với hy vọng “Hỏa khắc Kim”. Trong quan hệ đối ứng giữa nhân thể và Ngũ hành, thì phổi thuộc ngũ tạng ứng với hành Kim. Do đó hai cái tên này được đặt với mong muốn “Hỏa” sẽ diệt được virus corona gây viêm phổi. Nhưng khi giải thích cặn kẽ, ý nghĩa lại hai cái tên này lại… không giống như kỳ vọng.

Để ứng phó với dịch viêm phổi do virus corona kiểu mới gây ra, chính quyền Trung Quốc đã xây dựng bệnh viện Hỏa Thần Sơn quận Thái Điện, phía bắc sông Dương Tử, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Khởi công ngày 23/1, đến ngày 3/2 nó đã đi vào hoạt động. Bệnh viện Lôi Thần Sơn nằm ở khu Giang Hạ, phía nam sông Dương Tử không lâu sau đó cũng đi vào sử dụng.

Bệnh viện Hỏa Thần Sơn xây trước nằm ở phía bắc, sau đó ở phía nam lại xây bệnh viện Lôi Thần Sơn. Hỏa tượng trưng cho cung Ly (lửa), Lôi tượng trung cho cung Chấn (sấm sét). Hỏa Thần Sơn ở phía bắc và Lôi Thần Sơn ở phía nam tượng trưng cho ‘Ly trên Chấn dưới’, là quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp (quẻ 21) trong Kinh Dịch (đồ hình |::|:| ), ý muốn dùng hình tượng Lôi – Hỏa để xua đuổi tà thần ôn dịch. Phệ (噬) hay Hạp (嗑) đều có nghĩa là cắn xé. Do đó trong Kinh Dịch quẻ này có nghĩa là bấu víu, giày xéo, đay nghiến… đồng thời cũng liên quan đến kiện tụng, tù ngục, trừng phạt.

Có thể một số người đã xem hoặc đọc những thông tin như: đấu đá chính trị thể hiện trong những lời nói của các lãnh đạo Vũ Hán, cảnh các nhân viên y tế phải sử dụng bạo lực để đưa người nghi nhiễm về nơi cách ly, thậm chí gần đây có cặp vợ chồng trẻ còn bị nhốt vào hộp sắt trong tiếng la thất thanh để đưa đến bệnh viện… Những điều kể ra đây có thể liên quan đến quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp này. 

Nhưng cũng có một số người am hiểu phong thủy cho rằng, khi xếp quẻ là phải bắt đầu từ dưới lên trên. Hỏa Thần Sơn xây trước nên Hỏa (cung Ly) nằm dưới, Lôi Thần Sơn xây sau nên Lôi (cung Chấn) nằm trên. ‘Chấn trên Ly dưới’, là quẻ Lôi Hỏa Phong (quẻ thứ 55) trong Kinh Dịch (đồ hình |::|:| ). Tác giả Hư Cốc Tử viết trên trang Khán Trung Quốc rằng, quẻ này ý nói sấm chớp sáng lòe ở phía trên tựa như đang thực hiện thay đổi lớn. Ông dẫn thêm, theo “Sử ký – Chu bản kỷ” ghi lại, Chu Võ Vương sau khi phạt Trụ đã cử hành cúng tế lễ bái và bói được quẻ này, tức là khai mở triều đại mới.

Chính quyền Vũ Hán xây dựng hai bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn và Lôi Thần Sơn với mong muốn lửa sẽ tiêu diệt được chủng virus corona mới đang tấn công phổi. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ này: bệnh viêm phổi là do virus corona kiểu mới gây ra thì phổi là cơ quan chịu tổn hại, là nơi cần được nâng đỡ trợ giúp mới phải. Virus khiến cho hệ miễn dịch của con người phát sinh phản ứng, phải làm việc nhiều hơn, giống như xe chạy nhiều phải nóng máy, ở đây gọi là phát viêm hay phát hỏa (viêm – 炎, nghĩa là nóng). Nếu đúng thì nên dùng thủy để khắc Hỏa, hay dùng Thổ để hỗ trợ Kim. Còn đằng này lại dùng tên Hỏa hay Lôi đều có liên quan đến lửa, như thế làm gia tăng thêm sức nóng đồng thời khắc chế chứ không giúp được Kim.

Không chỉ có vậy, chữ cuối của Hỏa Thần Sơn và Lôi Thần Sơn đều có chữ Sơn. Mà sơn là núi, tượng trưng cho quẻ Cấn (đồ hình ::|::| ) mang nghĩa ngăn cấm, che đậy, dừng lại. Ý nghĩa ban đầu là muốn ngăn chặn bệnh dịch, nhưng thực tế thì sao? Các bác sĩ ở Vũ Hán đã có cảnh báo về loại virus gây viêm đường hô hấp cấp như SARS từ giữa tháng 12 năm ngoái, nhưng họ bị dán nhãn là “đưa thông tin sai lệch”… Do đó chữ Sơn ở cuối tên hai bệnh viện còn có nghĩa là che giấu thông tin và sự thật về tình hình dịch bệnh.

Một người cho dù không am hiểu phong thủy khi nghe những cái tên này đều thấy rất kỳ quái. Nếu bệnh nhân mắc bệnh rồi “được” đưa đến nơi điều trị, vị ấy hỏi: “Tôi sẽ đi đâu?”. Bác sĩ đáp: “Đưa đến Hỏa Thần Sơn”. Nghe cứ như là đi đến nhà tang lễ để hỏa táng. Hoặc bác sĩ trả lời rằng: “Đi đến Lôi Thần Sơn”, nghe như Thiên Lôi trừng phạt những người có tội vì làm trái nhân luân đạo lý. Còn có người hỏi: “Anh/chị làm việc ở đâu?”, nếu trả lời: “Tôi đang làm ở Hỏa Thần Sơn” thì người ta cảm giác như người đó hẳn là… nhân viên của Hỏa Thần!

***

Tên dùng để gọi, điều đó đúng. Nhưng tên nếu đặt không khéo, thậm chí mang nghĩa xấu thì thật sự không ổn, nó khiến người ta có cảm giác bất an. Nghiên cứu của Tiến sĩ Nhật Masaru Emoto về tinh thể nước phản ứng như thế nào với từ ngữ đã cho ta cái nhìn khách quan và khoa học về vấn đề được nêu ở trên, do đó việc cái tên không hợp phong thủy cũng có đạo lý trong đó. 

Ghi chú:

(1) Lôi: tức sấm sét, cũng được gọi là lửa sấm sét (tích lịch hỏa – Niên mệnh theo tuổi).

Video: Phong thủy thay đổi, Hồng Kông rơi vào tay giặc như thế nào?

videoinfo__video3.dkn.tv||e12211e03__