Cảnh giới cao nhất khi làm người là biết mà giả vờ như không biết. Rõ ràng là điều gì mình cũng hiểu, cũng thông nhưng lại tỏ ra không biết gì.
Đây là người không phô trương, không đặt mình ở vị trí cao hơn người khác, luôn bình dị, gần gũi với mọi người và dễ được mọi người yêu mến. Ngược lại, người luôn muốn thể hiện bản thân, muốn người khác đánh giá cao về mình thường là người ham muốn hư vinh. Thất bại trong chốn quan trường, mất đi chức quyền và tất cả mọi thứ đều chính là cái họa do sự khoe khoang mang lại vậy.
1. Lời nói của bậc trí huệ: Không nói cho đã miệng, không bình luận khuyết điểm của người khác
Trong cuộc sống hiện đại, những người gặp họa từ miệng, từ lời nói không phải ít. Nguyên nhân chủ yếu vì họ muốn khoe khoang, thể hiện bản thân, bình luận khuyết điểm của người khác, nói những lộng ngữ thị phi. Thông thường, họ là những người bị oan uổng nhất. Lời nói rõ ràng không mang tâm địa xấu xa gì nhưng vô tình bị lan truyền đồn thổi và thay đổi hẳn ý nghĩa vốn có, từ đó khiến người khác oán hận. Do vậy, ngay từ đầu cẩn thận trong lời ăn tiếng nói sẽ giúp bạn tránh khỏi nhiều phiền phức, rắc rối. Trong đối nhân xử thế hằng ngày hãy luôn ghi nhớ và tự nhắc mình “họa từ miệng ra”.
2. Sự chịu đựng của người trí huệ: Biết cương biết nhu, lùi một bước để tiến ba bước
Một anh hùng thực sự là người có thể biết cương, biết nhu một cách thích hợp. Cuộc đời không phải lúc nào cũng thuận buồm, xuôi gió. Vì vậy có lúc ta cảm thấy đắc ý, nở mày nở mặt khi làm được điều gì đó. Trái lại, cũng có lúc sẽ cảm thấy chán nản, mệt mỏi khi chuyện không được như ý. Là bậc trí huệ thì “thắng không kiêu, bại không nản”, kiên định vững vàng, thua keo này bày keo khác. Biết nhẫn nhịn lúc này mới có thể trải nghiệm được hết đắng cay, ngọt bùi trong cuộc sống. Biết nhẫn khi thất bại mới có thể lùi một bước để tiến ba bước, mới có thể công thành viên mãn.
3. Sự bao dung của bậc trí huệ: Dĩ hòa vi quý, khoan dung độ lượng
Hồ đồ xét ra lại là một loại độ lượng khoan dung. Đôi khi không nên quá cầu toàn theo đuổi sự hoàn hảo, mà nên dùng thái độ dĩ hòa vi quý, khoan dung độ lượng với người khác. Nhìn vào ưu điểm của người khác để khoan dung độ lượng với họ, thêm một người bạn là thêm một đường đi, thêm một lối thoát. Khi bạn bao dung với người khác cũng chính là đang bao dung chính mình. Hãy có tấm lòng bao dung rộng lớn như biển cả với tất cả mọi người. Người có lòng bao dung khi làm việc cũng dễ gặt hái được thành công hơn.
4. Đối nhân xử thế làm người của bậc trí huệ: Bề ngoài ngu ngốc, nội tâm tinh tường tháo vát
Làm người không nên quá truy cầu sự hoàn mĩ. Không nên đặt yêu cầu quá cao với người khác, cũng đừng nên quá kỹ tính soi xét người khác. Hãy trở nên hồ đồ một chút, hãy để lại cho người khác một đường thoái lui, đôi khi bỏ qua tiểu tiết chính là sự chiến thắng. Nên biết nhìn xa trông rộng, đừng chỉ bó buộc nhìn vào khuyết điểm của người khác.
5. Sự sinh tồn của bậc trí huệ: Linh hoạt ứng phó, ung dung cẩn thận
Có một người nọ tới bái kiến hòa thượng trong chùa. Vì cổng chùa rất thấp người kia không chú ý liền bị va đầu vào cửa. Vị hòa thượng nói với anh ta nên học cách cúi đầu. Thái độ đối nhân xử thế làm người cũng vậy luôn nên học cách biết cúi đầu.
6. Giao tiếp của bậc trí huệ: ‘Thành thạo’ hồ đồ, quảng giao kết bạn rộng rãi
Trong giao tiếp ngoài xã hội đôi khi thật giả lẫn lộn khó phân biệt đâu là hư, đâu là thực. Một người biết cách giao tiếp ‘thành thạo’ hồ đồ là người có thể kết bạn với bất kể ai, thậm chí khi người khác xúc phạm mình, người đó vẫn thản nhiên mỉm cười đối diện với họ. Với bất kể việc gì cũng đều không cũng không quá quan trọng hóa, quá đặt nặng mọi việc để tránh xảy ra xung đột cũng như gây bất hòa tranh chấp.
7. Cách giải quyết công việc của bậc trí huệ: Luôn tỏ ra yếu đuối và hồ đồ
Ngựa đôi khi còn bị mất móng, làm người không tránh có những lúc sảy chân, vì vậy khi xử lý công việc, cư xử với người khác cớ sao không thể có chút bất cẩn được? Người trí huệ không quá coi trọng tiểu tiết, đặt nặng vào thành công hay thất bại, chỉ là giữ lấy một thái độ an hoà, một sự bình ổn trong tâm là được. Ngã nhẹ thì sẽ ít đau và ngược lại ngã mạnh thì đau nhiều. Càng đặt nặng điều gì thì càng dễ thương tổn vì điều đó hơn.
8. Sự tu thân của bậc trí huệ: Luôn sống cởi mở triết lí, biết đủ sẽ được vui vẻ
Nhân sinh quan của những người này là biết sống cởi mở, biết đủ làm vui. Bởi họ có thể thông suốt thấu hiểu mọi điều, nên không lấy làm bất ngờ khi xảy ra mọi việc và luôn bình thản với mọi việc mọi thứ xung quanh, luôn giữ cho bản thân tâm thái ung dung tự tại vui vẻ. Muốn sống cởi mở, thoải mái, cần có một trái tim bình thản, bất kể việc gì cũng để tùy kỳ tự nhiên, không oán không hận, không tính toán đúng sai. Mỉm cười khi hoa khai nở cũng như khi hoa tàn lụi.
Đời người thật ngắn ngủi, cớ sao cứ phải lo lắng suy nghĩ mãi về nó? Tất cả những việc không vui trong cuộc sống, có thể quên hãy quên, hãy cho tất cả vào dĩ vãng. Đừng cưỡng cầu bất cứ điều gì, như vậy cuộc sống của bạn chẳng phải sẽ tốt đẹp hơn sao?
Kiên Định biên dịch
Trong đời có 3 việc không nên nghĩ, 3 việc không nên giúp