Trên một diễn đàn trực tuyến, một bạn học sinh bức xúc chia sẻ : “[…] hôm nay em đi học văn, cô giáo dạy là “dĩ hòa vi quý” là tiêu cực, câu “dĩ hòa vi quý” có ý chê bai những con người không dám đấu tranh. Nghĩ đi nghĩ lại thì thấy lời cô nói không sai, mà cũng không đúng lắm. Nếu như thế thì xã hội sẽ loạn lên mất, chém giết suốt ngày, gia đình sẽ chẳng có hòa thuận.” Quan điểm của cô giáo trong câu chuyện này hết sức phổ biến hiện nay. Rốt cuộc, “”dĩ hòa vi quý”” là đúng hay sai?

Định nghĩa lại “”dĩ hòa vi quý””

Tra định nghĩa của «”dĩ hòa vi quý”» trên internet cho ra kết quả : “Coi sự hoà thuận, yên ổn là quý hơn cả, có thể từ đó sinh ra xuề xòa, không phân biệt phải trái, tốt xấu.” Chiểu theo định nghĩa này thì nó sai rành rành. Một người mang khái niệm như vậy về “”dĩ hòa vi quý”” thì hiển nhiên là cực lực phản đối nó. Cụm từ này xuất phát từ Nho gia, bởi thế mà không ít người đã chụp cái mũ “cổ hủ, lạc hậu, phong kiến” lên các bậc Thánh Hiền. Thực hư chuyện này ra sao?

Về mặt ngữ nghĩa, “”dĩ hòa vi quý”” là lấy sự hòa thuận, hài hòa làm quan trọng và cao quý. Nó bắt nguồn từ trong Luận Ngữ: “Lễ chi dụng, hòa vi quý. Tiên vương chi đạo, tự vi mỹ. Tiểu đại do chi, hữu sở bất hành. Tri hòa nhi hòa, bất dĩ lễ tiết chi, diệc bất khả hành dã.” Giải nghĩa: “Sử dụng lễ nghĩa thì hòa là quý. Đạo trị quốc các minh quân thời xưa tốt đẹp đều là như thế. Việc lớn nhỏ đều làm thế này (hòa vi quý) cũng có khi không thành công, vì biết hòa thuận hài hòa là hòa thuận hài hòa mà không dùng lễ nghĩa điều tiết thì cũng không thành công vậy.

Có chữ nào là “xuề xòa”, là “không phân biệt phải trái, tốt xấu” ở trong này chăng? Hoàn toàn không. Ngược lại, các bậc tiên hiền tuy cho rằng hòa là quý, nhưng không phải hòa bất chấp hoàn cảnh, mà cái hòa này phải đạt được bằng lễ nghĩa. « Lễ » được xem là quy phạm đạo đức và hành vi mà Thiên thượng (Trời) chế định cho con người, qua đó mà phân biệt Thiện-Ác, thị phi, nên và không nên làm. “Nghĩa” lại là nguồn gốc của “Lễ”.

Biến tướng của “”dĩ hòa vi quý”” trong xã hội hiện nay

Báo Người Lao Động có bài viết: Đừng xử lý theo kiểu “”dĩ hòa vi quý””, trong đó 10 cán bộ xã ở tỉnh Đắc Nông mua bằng tốt nghiệp THPT giả để thăng quan tiến chức vừa bị phát giác. Trước vụ việc này, lãnh đạo huyện ủy tỏ ra rất “”dĩ hòa vi quý””, xuề xòa mà rằng: “Dù những cán bộ này sử dụng bằng bất hợp pháp nhưng họ có đóng góp nhiều cho xã trong mấy chục năm qua nên sắp tới, chúng tôi sẽ có hình thức kỷ luật phù hợp, không để họ giữ chức vụ chủ chốt nhưng sẽ vận động đi học lại và bố trí một công việc khác ở xã”.

Báo Dân Việt cũng có bài : Không thể «”dĩ hòa vi quý”» khi lựa chọn cán bộ. Cùng chung mạch tư duy ấy, báo Việt Nam Net từng đăng tải ý kiến của một vị ủy viên Quốc Hội : «Tôi không “dĩ hòa vi quý” được»

Hàng loạt bài viết tương tự đã phơi bày ý nghĩa biến dị của “dĩ hòa vi quý”: bao che cho cái xấu, cái ác, cái tiêu cực. Nó đã và đang là căn bệnh trầm kha của toàn xã hội hiện nay. Vì «”dĩ hòa vi quý”» nên em nào cũng đạt học sinh giỏi cho phụ huynh vừa lòng (sau đó phân ra giỏi loại I, giỏi loại II và giỏi loại III), trường nào cũng đậu tốt nghiệp trên 90%, hội nghị nào cũng «thành công tốt đẹp», nghị quyết nào cũng «thông qua, nhất trí cao độ», v.v…

(Ảnh : binhlong.edu.vn)
(Ảnh : binhlong.edu.vn)

Xã hội hài hòa : xưa và nay

“dĩ hòa vi quý” ở tầm vĩ mô thể hiện trong quan điểm về một xã hội hài hòa. Khổng Tử tuyên dương Đức trị: «Dùng mệnh lệnh, pháp luật để dẫn dắt chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vậy tuy có giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục. Dùng đạo đức để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân, làm như vậy chẳng những dân hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, mà còn cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ mặt tư tưởng.» (Tứ Thư – Luận Ngữ).

Ngày nay, Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng cực lực duy trì ổn định và trật tự xã hội, cảm tưởng như đang tiếp nối tinh thần của cổ nhân. Lãnh đạo Đặng Tiểu Bình từng có câu nói bất hủ: «Giết 200 000 người đổi lấy hai mươi năm ổn định», không ít người từng tấm tắc khen cái gan lớn của ông ta. Để đoạt lấy «ổn định» cho sự cai trị của mình, ĐCSTQ không tiếc sinh mạng của người dân, sẵn sàng vứt bỏ lương tri chứ đừng nói gì «Lễ Nghĩa».

Tổng bí thư ĐCSTQ Hồ Cẩm Đào cũng «sáng tạo» ra cái gọi là «Xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa (XNCN)». «Xã hội hài hòa» thoạt nghe rất giống lời của bậc Thánh hiền xưa kia, nhưng cái đuôi «XHCN» mới nói lên sự thật. Những ai không tuân phục ý chí của nhà cầm quyền XNCN Trung Quốc thì không được liệt vào trong vùng «hài hòa» này, là đối tượng bị tiêu diệt. Các nhân sỹ dân chủ nhân quyền, người trong tôn giáo, các học viên Pháp Luân Công… đều trở thành mục tiêu công kích và đàn áp của ĐCSTQ.

Một mặt phê phán “dĩ hòa vi quý” của cổ nhân bằng thứ triết học đấu tranh tanh máu, mặt khác lại nương vào cái «”dĩ hòa vi quý”» biến dị mà bức hại con người, thủ đoạn của ĐCSTQ quả là tinh vi.

Kết

“Dĩ hòa vi quý” dựa trên nền tảng đạo đức lễ nghĩa đã bị hiểu lầm thành xuề xòa, thỏa hiệp với cái xấu ác. Khôi phục ý nghĩa chân chính đầy giá trị nhân văn của cụm từ này không chỉ nối lại nhịp cầu về với cội nguồn văn hóa của tổ tiên, mà còn góp phần thay đổi tư duy biến dị bại hoại trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống, mang tới hòa bình ổn định thực sự cho đất nước. Xin kết lại bài viết này bằng bài thơ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm : «”Dĩ hòa vi quý”».

Ở thế đừng tranh tiếng trượng phu
Làm chi cho có sự đôi co
Ðấy cậy đấy khôn, đây chẳng nhịn
Ðây rằng đây phải, đấy không thua
Duật nọ hãy còn đua với bạng
Lươn kia hầu dễ kém chi cò
Chữ rằng: Nhân “dĩ hòa vi quý”
Vô sự thì hơn, kẻo phải lo.

Mã Lương

Xem thêm: