Các thành viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ đang soạn thảo một dự luật mới nhằm khôi phục các lệnh trừng phạt từ thời cựu Tổng thống Trump đối với Viện Khoa học Pháp y thuộc Bộ Công an Trung Quốc, hãng tin Fox News đưa tin vào ngày 27/6.

Hôm 26/6, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa công bố “Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2023”.

Dự luật mới này được đề xuất vào ngày 26/6 bởi Dân biểu Andy Ogles, và đồng tác giả John Moolenaar, Chủ tịch Uỷ ban đặc biệt về cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung, cùng Elise Stefanik, Chủ tịch Hội nghị Đảng Cộng hòa tại Hạ viện.

Dân biểu Andy Ogles nói: “Bây giờ là lúc Hoa Kỳ phải đối đầu với những kẻ vi phạm nhân quyền trong hệ thống ĐCSTQ..Quốc hội phải đóng vai trò lãnh đạo. Chế độ độc tài ĐCSTQ từ lâu đã chà đạp nhân quyền và có một lịch sử đen tối”.

Dân biểu Stefanik nói: “ĐCSTQ đã phạm tội diệt chủng và vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác. 

Dự luật đưa Viện Khoa học Pháp y Trung Quốc trở lại Danh sách Thực thể, sẽ đưa chúng ta trở lại chiến lược “hòa bình thông qua sức mạnh” của cựu Tổng thống Trump, và bảo đảm rằng công nghệ của Hoa Kỳ không mang lại lợi ích cho việc ĐCSTQ vi phạm nhân quyền”.

Dự luật còn có 10 người đồng tài trợ, tất cả đều là thành viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện. Dự luật cũng được hỗ trợ bởi các nhóm bảo thủ Heritage Action và Viện Chính sách nước Mỹ trên hết.

Vào tháng 5 năm 2020, chính quyền cựu tổng thống Donald Trump đã trừng phạt 9 thực thể, một trong số đó là Viện Khoa học Pháp y Trung Quốc. 

Viện này đã tham gia vào cuộc đàn áp, giam giữ tùy tiện hàng loạt, cưỡng bức lao động và giám sát công nghệ cao đối với người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác ở Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, đồng thời đồng lõa với các hành vi vi phạm và lạm dụng nhân quyền của ĐCSTQ.

Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt đã được dỡ bỏ vào tháng 11 năm ngoái, khi Hoa Kỳ đang cố gắng thuyết phục Bắc Kinh trấn áp các đường dây buôn bán ma túy tổng hợp và tiền chất fentanyl trên lãnh thổ của mình, để ngăn chặn ma túy chảy vào Hoa Kỳ.

Nhà truyền thông cấp cao Bàng Chung (Pang Zhong/庞钟) tin rằng, đối với đề xuất của Hạ viện Hoa Kỳ về việc khởi động lại các biện pháp trừng phạt đối với Trung tâm Nhận dạng thuộc Bộ Công an Trung Quốc, điều quan trọng là Quốc hội Hoa Kỳ phải đóng vai trò lãnh đạo và có những hành động chính đáng chống lại “Viện Khoa học Pháp y Trung Quốc. Chấm dứt cuộc bức hại tà ác và đóng vai trò dẫn đầu trong việc giám sát các quốc gia khác trên thế giới.

Thứ hai, kiên quyết giải quyết các hành vi vi phạm nhân quyền và diệt chủng, cũng như vi phạm nhân quyền lâu dài của ĐCSTQ đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác, đồng thời bảo đảm rằng, công nghệ của Hoa Kỳ sẽ không mang lại lợi ích cho các hành vi vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh.

Vào tháng 11 năm ngoái, trong cuộc gặp với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã trực tiếp nêu quan ngại về những vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ, bao gồm cả ở Tân Cương, Tây Tạng và Hồng Kông. 

Vào ngày 26/6, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết: “Mọi người trên khắp thế giới đang nỗ lực để bảo vệ quyền tự do tôn giáo, giống như Rushan Abbas, người tiếp tục vạch trần nạn diệt chủng và tội ác chống lại loài người mà ĐCSTQ đã gây ra đối với người Hồi giáo”. 

Rushan Abbas là một nhà hoạt động nổi tiếng người Duy Ngô Nhĩ.

Rashad Hussain, Đại sứ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, cho biết tại một cuộc họp báo rằng, kiểu đàn áp này của chính quyền Trung Quốc tiếp tục cuộc đàn áp các cộng đồng tôn giáo kéo dài hàng thập niên, nhằm đàn áp các cá nhân và bịt miệng những người chỉ trích xuyên biên giới, chẳng hạn như cuộc đàn áp xuyên quốc gia chủ yếu nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, người học Pháp Luân Công và các nhóm khác.

“Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2023” trích dẫn dữ liệu liên quan cho thấy, tính đến cuối năm ngoái, Bắc Kinh đã bỏ tù 2.772 tù nhân chính trị. 

Tuy nhiên, do các cơ quan thực thi pháp luật Trung Quốc thiếu minh bạch. số người bị bỏ tù vì tín ngưỡng tôn giáo vào năm 2023 dao động từ hàng nghìn người đến trên 10.000 người.

Báo cáo cũng ghi lại những nỗ lực của ĐCSTQ nhằm thực hiện đàn áp xuyên quốc gia đối với các tín đồ ở Hoa Kỳ. 

Ví dụ, vào tháng 4 năm ngoái, FBI đã bắt giữ hai người Mỹ gốc Hoa vì tình nghi điều hành “các đồn cảnh sát hải ngoại bất hợp pháp” của Trung Quốc. 

Một trong những bị cáo bị buộc tội hỗ trợ ĐCSTQ tham gia các cuộc biểu tình chống lại các học viên Pháp Luân Công.

Ngoài ra, báo cáo này còn ghi lại các biện pháp đối phó của chính phủ Hoa Kỳ. Vào tháng 8 năm 2023, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố hạn chế thị thực của các quan chức liên quan đến cuộc đàn áp nhân quyền đối với trẻ em Tây Tạng.

Vào tháng 12 năm ngoái, Bộ Tài chính Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hai công dân Trung Quốc liên quan đến vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Tân Cương, theo Đạo luật Chính sách Nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ.

Ngoài ra, Bộ An ninh Nội địa đã bổ sung ba công ty Trung Quốc vào Danh sách thực thể của Đạo luật ngăn chặn lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ.

Vào ngày 25/6, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Dự luật bảo vệ Pháp Luân Công. Dự luật yêu cầu “ĐCSTQ phải ngay lập tức chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công”.

Bên cạnh đó, dự luật yêu cầu Hoa Kỳ chấm dứt tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng trên cơ thể các học viên Pháp Luân Công còn sống và các tù nhân lương tâm khác của ĐCSTQ, đồng thời yêu cầu Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những người ở Trung Quốc tham gia và hỗ trợ tội ác thu hoạch nội tạng.