Cũng giống như con người, một số loài động vật trong tự nhiên cũng thường sống thành một đại gia đình với quy mô nhỏ hoặc rất lớn. Việc sống thành bầy với số lượng thành viên đông như vậy đem lại nhiều lợi ích hơn nhiều so với việc sống đơn độc trước những biến đổi từ môi trường xung quanh. 

Trong thế giới tự nhiên, các loài động vật xu hướng chọn 2 loại hình thức sinh sống chủ yếu nhất là: “Sống đơn độc một mình và sống theo bầy đàn.”

Một số loài có bản năng sống độc lập rất tốt; ví dụ như hổ, chúng gần như không có liên kết hay giao tiếp gì với đồng loại hết, trừ khi vào mùa sinh sản. Vì vậy mới có câu nói: “Một núi không thể có 2 hổ!”. Tuy nhiên cũng có một số loài động vật không bao giờ chịu sống đơn độc một mình, tự nhiên bắt chúng phải sống thành đàn lớn. 

Có thể kể đến như voi, ngựa vằn, kiến, mối, chim cánh cụt… Vậy tại sao chúng lại chọn hình thức sống như thế này?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần hiểu tại sao hổ lại sống đơn độc?

Đương nhiên đây là bản lĩnh vốn có của chúa sơn lầm rồi! Hổ có móng vuốt và hàm răng sắc nhọn đi cùng một sức mạnh thân thể tuyệt vời, chúng cũng có tốc độ nên cho dù con mồi có gai góc hay bợm chợm đến đâu cũng không phải vấn đề đối với hổ và thức ăn kiếm được cũng chẳng phải chia cho ai hết. Đa số các loài động vật trong họ mèo như báo, linh miêu, mèo rừng… đều có thể sống đơn độc nhờ vào sự nhanh nhẹn cũng như hung hãn nên chúng không muốn sống cùng đồng loại.

Hổ có sức mạnh cùng sự nhanh nhẹn đủ để sống đơn độc. (Ảnh: Pinterest)

Nhưng điểm hấp dẫn của tự nhiên là sự phong phú và bất ngờ. Trái với sự cô đơn, buồn bã lại là niềm vui, sự hân hoan; một số loài động vật khác lại chọn cuộc sống thành đàn với số lượng lớn nhằm đối phó với kẻ thù. Nổi bật là chó sói, một con sói không thể 1 chọi 1 với một con lợn rừng to lớn nhưng cả bầy sói mà cùng nhau hợp sức đủ để biến con lợn rừng đó thành một bữa ăn thịnh soạn.

Và đây chính ưu điểm khi sống thành bầy đàn. Có thể thấy rằng sống thành đàn sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn rất nhiều việc sống đơn độc như các cá thể trong đàn có hỗ trợ nhau trong việc tìm kiếm thức ăn, nơi ở cũng chống lại kẻ thù và môi sống xung quanh. 

Ví dụ:

Trong phương diện tự vệ thì bò xạ hương là một điển hình. Chúng sống tập trung thành đàn lớn để hỗ trợ nhau trong kiếm ăn và tự vệ. Khi gặp kẻ thù, những con cái và con non dễ bị thường tập trung lại một chỗ, còn những con đực khỏe mạnh đứng vòng ngoài và giương sừng lên nhằm thách thức kẻ thù. Phương pháp này rất hiệu quả đối với chó sói hay gấu nâu nhưng lại vô tác dụng khi đối mặt với con người. 

Hành vi phòng thủ của bò xạ hương tại đảo Nunivak, Alaska năm 1930. (Ảnh: shipseducation.net)

Còn trong phương diện kiếm ăn, nổi bật nhất chó hoang châu Phi. Khi phát hiện con mồi, chúng dàn thành một vòng tròn bao vây rồi tách mục tiêu đã định trước đó ra khỏi đàn rồi kết liễu nạn nhân. 

Còn ở những khu vực quanh năm lạnh giá như Nam Cực, việc sống thành bầy đàn cũng mang lại hiệu quả tích cực.

Hãy lấy chim cánh cụt làm ví dụ. Tuy chúng có lớp mỡ rất dày để chống lại cái lạnh cắt da cắt thịt ở Nam Cực nhưng đối với nơi quanh năm lạnh giá như thế này, lớp mỡ dày là không đủ. Việc sống tập trung hàng nghìn, hàng vạn con giúp chim cánh cụt có thể sưởi ấm cho nhau tốt hơn và thích nghi với môi trường khắc nghiệt nơi đây. 

Việc sống thành đàn lớn giúp chim cánh cụt thích nghi với môi trường khắc nghiệt tại Nam Cực. (Ảnh: Hilarious Porn)

Tuy nhiên, một sự việc bất kỳ đều có 2 mặt của nó, sống thành bầy đàn có thể đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng có những điểm hạn chế nhất định. Quy mô bầy đàn cũng phải phụ thuộc vào không gian sống, lượng thức ăn có đủ hay không cùng với số lượng và sự mạnh yếu của kẻ ăn thịt mà quyết. 

Nếu số lượng cá thể trong bầy đàn quá lớn khiến môi trường sinh sống không đủ, thức ăn thiếu hụt. Những cá thể nào không thể thích ứng với sự biến đổi này từ môi trường sẽ bị đào thải hoặc xuất hiện tình trạng “ăn thịt đồng loại” do thiếu hụt nguồn thức ăn. 

Đây là sự khắc nghiệt của tự nhiên đối với các loài sinh vật, không kể riêng động vật. Còn nếu quy mô bày đàn quá nhỏ sẽ xuất hiện vấn đề: “Giao phối cận huyết”. Hiện tượng này vô cùng nguy hiểm bởi nó gây suy thoái giống nòi và khiến loài động vật đó có thể bị tuyệt diệt. 

Việc sống thành đàn lớn về lâu dài nguồn thức ăn và không gian sinh sống bị thu hẹp phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực. (Ảnh: thewallpaper.co)

Trong thế giới côn trùng, việc sống thành bầy đàn phổ biến hơn nhiều so với động vật. Châu chấu có lẽ là cái tên nổi bật nhất trong thế giới tự nhiên bởi số lượng cá thể khổng lồ trong mỗi đàn của loài côn trùng này, chúng thật sự là cơn ác mộng đối với những người nông dân đang trong vụ mùa, nơi nào chúng đi qua nơi đó biến thành “bình địa” vì bản tính ham ăn của châu chấu là quá khủng khiếp. 

Video:

Sơn Tùng