Ngày 21/1 vừa qua, tên lửa Electron của Rocket Lab được phóng vào không gian mang theo quả cầu đa diện phát sáng ấn tượng cho mọi người quan sát và khám phá.
Ngày 21/1, New Zealand đã phóng thành công tên lửa Electron lên quỹ đạo cùng một vệ tinh ấn tượng và thú vị. Ngoài 3 vệ tinh thương mại, Electron còn mang theo một quả cầu đa diện có tên gọi Humanity Star. Đây thực chất một quả cầu gương đa diện khổng lồ ghép lại từ nhiều tấm phản chiếu hình tam giác. Mục đích chính của nó là phản xạ các tia sáng từ Mặt trời và gửi về Trái đất thông điệp về sự tồn tại và quỹ đạo của tên lửa Electron.
Tín hiệu mà Rocket Lab gửi lên “It’s Still a Test” trên quả cầu đã được trạm mặt đất thu được. Nó đánh dấu cột mốc thành công đầu tiên vô cùng quan trọng của New Zealand khi chính thức tham gia vào chạy đua đưa người lên vũ trụ cạnh tranh với NASA, SpaceX, Blue Origin…
Công nghệ và nguyên lý hoạt động của Humanity Star khá đơn giản. Nó có đường kính khoảng 1 mét, phủ xung quanh là 65 tấm phản chiếu bằng sợi cacbon có khả năng phát sáng nhấp nháy về đêm như một ngôi sao. Chính vì thế nó mới có tên gọi là Ngôi sao nhân tạo. Nhờ khả năng này mà con người có thể nhìn thấy nó cũng như chứng thực hoạt động đúng quỹ đạo của vệ tinh.
Rocket Lab còn lập một trang web trong đó cung cấp và cập nhật liên tục tọa độ của Humanity Star giúp mọi người trên thế giới quan sát và theo dõi nó. Dự kiến quả cầu này sẽ hoạt động liên tục trong không gian trong khoảng 9 tháng sau đó nó bắt đầu hạ độ cao và bị đốt cháy trong khí quyển.
Sơn Tùng