Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Mới đây, bộ phim truyền hình nổi tiếng Hàn Quốc “Nữ vương nước mắt” (Queen of Tears) đã có kết thúc viên mãn. Nữ chính Hae-in, người bị mất trí nhớ sau cuộc phẫu thuật, bằng ký ức của trái tim cô, đã “nhận ra” và tái yêu nam chính Xian-woo, cuối cùng cả hai đã sống một cuộc sống hạnh phúc.

Điều này dường như hỗ ứng câu nói ái tình của nam diễn viên Hyun-woo và luật sư Yang-ki: “Em nghĩ rằng em đã quên, nhưng một ngày nào đó khi yêu, trái tim em sẽ hồi tưởng lại.”

Trái tim thực sự có ký ức sao?

Giáo sư Paul Pearsall, nhà tâm lý học thần kinh tại Đại học Hawaii, nói, đúng vậy. Giáo sư Pearsall chuyên nghiên cứu mối quan hệ giữa não, tim và hệ miễn dịch, đã giành được vô số giải thưởng trong lĩnh vực này. Trong nghiên cứu, ông thường xuyên tư vấn cho bệnh nhân được phẫu thuật ghép tim. Trong quá trình tư vấn, ông phát hiện ra một hiện tượng thú vị: Không ít bệnh nhân vẫn bảo lưu ký ức của người hiến tặng.

Năm 2000, ông và hai học giả khác từ Đại học Arizona đã xuất bản một bài báo học thuật về vấn đề này. Bài báo trích dẫn trường hợp của 10 bệnh nhân. Những bệnh nhân ghép tim này luôn giữ được ký ức của người hiến tặng. Hãy để tôi chia sẻ với bạn hai câu chuyện thú vị hơn.

Danny, trái tim tôi sẽ thuộc về em

Câu chuyện đầu tiên là về Danielle và Paul, hai người trẻ này chỉ mới 18 tuổi, đã diễn giải một tình yêu vượt thời gian và không gian.

Danielle, một cô gái 18 tuổi xinh đẹp đã thoát chết nhờ nhận được trái tim được một người tốt bụng hiến tặng. Ca phẫu thuật ghép tim của cô đã thành công, và cô nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.

Cha của Danielle nhận thấy cô con gái vốn hoạt bát đáng yêu của ông giờ đã trở nên trầm tính hơn rất nhiều. Người cha ban đầu cho rằng tính cách của con gái mình đã thay đổi do một căn bệnh hiểm nghèo, ông có chút lo lắng. Nhưng con gái ông nói, cô không sao cả, với trái tim mới này, cô cảm thấy bản thân mạnh mẽ hơn.

Danielle đột nhiên có hứng thú với âm nhạc, nói với cha rằng cô muốn học chơi một nhạc cụ và học hát. Tất nhiên người cha đáp ứng yêu cầu của con gái mình. Danielle chọn học guitar, và sớm không thầy tự thông, có thể viết ra được bài hát đầu tiên trong đời của mình, dành tặng cho người đã trao trái tim cho cô. Trong ca từ nói rằng, trái tim của cô giống như trái tim của người yêu đã cứu mạng cô, người yêu đó đã cứu vãn sinh mạng của cô.

Điều Danielle không biết là, trái tim cô thuộc về Paul, một chàng trai cũng 18 tuổi. Paul chơi guitar rất giỏi, viết nhạc rất hay, đã viết rất nhiều bài hát, một trong số đó thực sự là dành riêng cho cô. Nhưng Paul cũng chưa bao giờ gặp cô. Chuyện gì vậy? Lẽ nào Paul có năng lực thấy trước tương lai?

Chúng ta hãy cùng nhau tới nhà Paul nhé.

Hơn một năm sau cái chết của Paul, cha mẹ anh cuối cùng cũng vượt qua nỗi đau, bắt đầu dọn dẹp căn phòng của con trai họ. Paul là một nhà thơ nhỏ, thường làm thơ. Cha mẹ anh tìm thấy trong phòng của anh một tập thơ mà con trai họ chưa bao giờ nhắc đến, chứa đầy những bí mật của bản thân. Một trong những bài thơ đã khiến bố mẹ anh bị sốc, bởi vì nó viết về khoảnh khắc anh thấy mình đột ngột qua đời. Paul đã đột ngột qua đời trong một vụ tai nạn xe máy.

Điều sốc hơn nữa là những gì đằng sau. Paul cũng rất giỏi viết ca khúc. Khi họ đang phân loại nó, họ thực sự đã nhìn thấy một bài hát viết cho Danny. Bài hát có tên là “Danny, trái tim anh thuộc về em”. (Danny, My Heart is Yours.) Đại khái trong ca từ nói rằng anh có dự cảm về cái chết của chính mình, đã hiến tặng trái tim của mình cho một người tên Danny. Danny và Danielle trong tiếng Anh chính là cùng một tên, chỉ là nam và nữ có cách gọi khác nhau.

Cha của Paul choáng váng. Họ không biết bài hát được viết khi nào, nhưng con trai họ đã quyết định hiến nội tạng khi mới 12 tuổi. Lẽ nào lúc đó anh đã biết rằng, tương lai của anh sẽ gắn liền với một người tên là Danny?

Bị chấn động, bố mẹ Paul đã mời Danielle đến nhà họ. Khi họ cùng xem album ảnh, Danielle nhận ra Paul ngay lập tức. Cô nói rằng cho dù anh ấy ở đâu, cô sẽ nhận ra Paul ngay lập tức. “Bởi vì anh ấy ở trong trái tim tôi”, “anh ấy sẽ vĩnh viễn là người yêu của tôi”.

Khi bố mẹ Paul chơi bản nhạc mà con trai họ sáng tác, Danielle nghe xong liền biết câu tiếp theo. Cô nói những bài hát của Paul đã ở trong trái tim cô. Cô thường có cảm giác vào ban đêm rằng Paul ở bên cạnh cô, hát cho cô nghe. Vì vậy, đôi khi cô im lặng, nhưng cô không đơn độc, mà đang bên cạnh người yêu của mình, cho dù họ sống ở thời gian và không gian bất đồng, cũng vĩnh viễn không cách nào gặp được nhau.

Jerry đã trở lại

Câu chuyện thứ hai là của Jerry và Carter. Jerry 16 tháng tuổi đột ngột qua đời, và trái tim của cậu bé đã được mẹ cậu hiến tặng cho cậu bé Carter 7 tháng tuổi. Để bày tỏ lòng biết ơn, bố mẹ Carter thường đưa con trai đến gặp bố mẹ Jerry, và họ cùng nhau trải qua những khoảng thời gian vui vẻ.

Mẹ của Jerry kể rằng, khi Carter nhìn thấy bà lần đầu tiên, cậu đã chạy về phía bà, xin được ôm. Vừa bế cậu lên, cậu đã dụi chiếc mũi nhỏ của mình vào mũi của bà, cứ dụi hết lần này đến lần khác. Mà đây chính là điều mà Jerry thích làm khi ở bên mẹ. Carter cũng gọi điện cho mẹ một cách tự nhiên, thì thầm vào tai bà: “Mọi chuyện vẫn ổn mà mẹ.”

Mà Carter không chỉ có thể nhận ra mẹ của Jerry, mà cũng nhận ra bố của Jerry theo cách như vậy. Mẹ của Carter kể rằng, hôm đó bà đã đưa con trai đến nhà thờ, ngay khi Carter bước vào, cậu bé đã hất tay mẹ ra, chạy lon ton đến chỗ một người đàn ông xa lạ có đôi chân ngắn ngủn, trực tiếp trèo lên đùi ông, ôm lấy ông một cách trìu mến và gọi bố ơi. Mẹ của Carter đã kinh ngạc, chạy đến cùng con trai mình, phát hiện người cậu đang ôm chính là cha của Jerry. Nhưng trước đó, hai người họ chưa từng gặp nhau.

Mẹ hỏi Carter làm sao con nhận ra được người đàn ông này, và tại sao lại gọi ông ấy là “bố”. Carter nói rằng, không phải cậu, mà chính là Jerry muốn làm việc này, cậu chỉ là đi theo Jerry mà thôi.

Bây giờ Carter đã sáu tuổi, ngày càng giống Jerry. Cậu có ánh mắt rất giống Jerry. Cách cậu ấy nói chuyện và ngôn từ cậu ấy sử dụng đều giống Jerry. Jerry bị bại não nhẹ, có triệu chứng liệt nửa người bên trái. Mặc dù não của Carter vẫn bình thường, nhưng sau khi nhận được trái tim của Jerry, phần bên trái cơ thể của cậu cũng bắt đầu bị cương cứng, và run rẩy không tự chủ.

Có đủ loại dấu hiệu khiến gia đình Jerry tưởng rằng Jerry đã sống lại trong mình cô bé Carter. Mẹ của Jerry cho biết, khi ôm Carter, bà có cảm giác như đang ôm Jerry, vì bé Carter tỏa ra năng lượng từ Jerry. Bà nói: “Tôi là một bác sĩ, tôi được huấn luyện để trở thành một người quan sát nhạy bén, và tôi luôn là một người hoài nghi bẩm sinh. Nhưng việc này là thật.”

Ngày hôm đó, hai gia đình lại quây quần bên nhau. Đến tối, Carter gõ cửa vợ chồng Jerry và nói muốn ngủ với họ. Khi nhìn thấy Carter bò vào giữa họ và cuộn tròn giống như Jerry đã làm khi còn nhỏ, cả hai đều ứa nước mắt. Carter an ủi họ, nói đừng khóc, vì Jerry nói mọi chuyện đều ổn.

Mẹ của Jerry cho biết, bà tin con trai mình đã thực sự trở lại. Chỉ là hiện tại tên cậu ấy là Carter.

Câu chuyện kỳ ​​diệu thay đổi trái tim

Chúng tôi cũng đã đề cập đến câu chuyện thay tim của vũ công chuyên nghiệp Claire Sylvia trong một video trước đây. Kỳ thực, câu chuyện của cô ấy thậm chí còn thần kỳ hơn. Sau khi được ghép tim, không chỉ thói quen ăn uống, sinh hoạt của cô thay đổi hoàn toàn, mà cô còn thực sự nhìn thấy người hiến tim trong giấc mơ. Đó là một chàng trai cao, gầy với mái tóc đỏ. Anh ấy nói với cô rằng, tên anh ấy là Tim L.

Trái tim của Sylvia được hiến tặng một cách ẩn danh, nên Sylvia không biết gì về người hiến tặng. Sau khi thay tim, Tim thường xuất hiện trong giấc mơ của cô, và Sylvia cảm nhận được linh hồn anh trong cơ thể cô. Mặc dù Tim chưa bao giờ nói rằng anh đã trao trái tim mình cho cô, nhưng cô tin rằng Tim chính là người đó. Sau đó, sau hai năm gian khổ tìm kiếm, Sylvia cuối cùng cũng tìm thấy Tim ngoài đời thực. Tên thật của anh ấy là Timothy Lamirande, và anh ấy đã qua đời trong một vụ tai nạn xe hơi. Tim là biệt danh của anh ấy. Sylvia sau đó đã có mối quan hệ rất tốt với bố mẹ của Tim. Cô cho biết ngay từ giây phút đầu tiên gặp gỡ, cô đã cảm giác bố mẹ của Tim vô cùng thân thiết.

Hãy để tôi kể cho bạn một câu chuyện thay tim thần kỳ hơn nữa. Sự thần kỳ nằm ở đâu? Bởi vì lần này là về việc hoán đổi trái tim của hai người đang sống. Bác sĩ đã thực hiện ca phẫu thuật đó là ai? Chính là thần y Biển Thước.

Câu chuyện này được ghi lại trong “Thang Vấn thiên” của kinh điển Đạo gia “Liệt Tử”. Có thể bạn chưa quen với cuốn sách “Liệt tử”. Trên thực tế, vào thời cổ đại, nó là một trong bốn đại kinh điển của Đạo gia cũng như “Đạo Đức Kinh” và “Trang Tử”. “Liệt Tử” không nói về những đạo lý lớn, mà chỉ kể những câu chuyện nho nhỏ, để mọi người tự mình thể hội ý nghĩa đằng sau những câu chuyện. Những câu chuyện mọi người quen thuộc hơn như “Ngu công dời núi” (愚公移山) và “Kỉ nhân ưu thiên” (杞人憂天) đều là từ sách “Liệt Tử”.

Vậy câu chuyện thay tim của Biển Thước là gì? Nói rằng Lỗ Công Hỗ và Triệu Tề Anh sức khỏe không tốt, nên cả hai đều đến Biển Thước để chữa bệnh. Biển Thước nói với bọn họ, hai người đều có bệnh trong bụng, khó chữa, uống thuốc và châm cứu thôi thì có thể không khỏi, nhưng ta vẫn có cách. Hai người vội vàng hỏi, trị thế nào? Biển Thước nói, nếu ta hoán đổi tim của các vị, các vị sẽ ổn thôi. Vì tin tưởng thần y, nên cả hai người đều đồng ý.

Biển Thước đưa cho hai người chút rượu thuốc, cả hai đều ngủ thiếp đi. Ba ngày sau, Biển Thước bắt đầu ca phẫu thuật ghép tim. Không ai biết chính xác thần y đã phẫu thuật như thế nào. Họ chỉ biết rằng ba ngày sau, cả hai đều sống lại, và cơ thể vẫn còn nguyên vẹn. Nhưng khi quay về nhà, thì Công Hỗ về nhà Tề Anh, còn Tề Anh lại đến nhà Công Hỗ, vợ của đối phương không thừa nhận họ, nên hai bên xảy ra cãi vã. Sau đó, chính thần y đã đứng ra hòa giải.

Nói mới nhớ, hiện tượng lưu giữ ký ức sau khi thay tim này thực sự không phải là hiện tượng cá biệt. Nghiên cứu cho thấy có tới 10% bệnh nhân ghép tạng “kế thừa” một số đặc tính của người hiến tặng. Sau khi nghiên cứu hơn 150 trường hợp ghép tim, giáo sư Pearsall tin rằng, cơ thể con người sẵn có chức năng ghi nhớ, còn trái tim có chức năng đánh thức ký ức.

Trái tim cũng có ký ức?

Tuy nhiên, theo Tây y, các tế bào trí nhớ của cơ thể con người đều được phát triển trong não. Tim chỉ là một cái bơm, vận chuyển máu. Làm sao trái tim có thể giữ được ký ức? Các tế bào bộ nhớ của nó ở đâu?

Một số nhà khoa học tin rằng, trái tim không có bất kỳ tế bào thần kinh nào, tuy nhiên, nếu không có thì làm sao nó có thể giao tiếp với não. Thật vậy sao? Có một cơ quan nhỏ trong tim gọi là ICNS, tế bào thần kinh trong tim. ICNS này được kết nối với các tế bào thần kinh của não để điều khiển hoạt động của tim. Vì là tế bào thần kinh, nó có năng lực ký ức không? Nghiên cứu của các nhà khoa học vẫn đang được tiến hành, hoặc họ sẽ có thể đưa ra lời giải thích hợp lý cho mọi người trong thời gian sắp tới.

Nhưng nếu nhìn từ góc độ y học cổ truyền Trung Quốc, thì điều này rất dễ giải thích.

Trung Y và Tây y là hai hệ thống lý luận hoàn toàn khác nhau. Trong lý luận của Tây y, bộ não có địa vị tối cao. Hệ thần kinh điều khiển nhất cử nhất động của cơ thể, là bộ tổng chỉ huy của thân thể người. Tư duy, ghi nhớ và nhiều công năng khác nhau của con người đều đến từ bộ não. Tuy nhiên, bộ não trong Trung y lại hoàn toàn không có địa vị nào.

Và Trung y nhấn mạnh điều gì? Lục phủ ngũ tạng. Chỉ cần lục phủ ngũ tạng điều hòa, thì cơ thể sẽ không mắc bệnh tật. Ngũ tạng là gì? Tâm, can, tỳ, phế, thận, tức là tim, gan, lá lách, phổi, thận. Còn lục phủ là gì? Dạ dày, túi mật, ruột non, ruột già, bàng quang, tam tiêu. Tam tiêu là gì? Đối ứng với Tây y thì đó là hệ nội tiết. Bạn thấy đấy, không có bộ não, phải không?

Vậy trong số tất cả các phủ tạng này, cái nào thống lĩnh tam quân? Chính là trái tim. “Hoàng Đế Nội Kinh” nói: “Tâm giả ngũ tạng lục phủ chi đại chủ” – Tim là chủ của lục phủ ngũ tạng. Trung Y cho rằng các hoạt động của thân thể là do nguyên thần của con người làm chủ tể, vậy nguyên thần ngụ ở đâu? Trái tim. Trung y coi ngũ tạng là ngũ tàng, chính là nói tâm tàng thần, phế tàng phách, can tàng hồn, tỳ tàng ý, thận tàng chí. 

Vậy tại sao trái tim lại có thể thành nơi trú ngụ của nguyên thần, người tổng chỉ huy thân thể người? Bởi vì trái tim là cơ quan đầu tiên được hình thành trong thân thể người. Khi trứng được thụ tinh phát triển đến 18, 19 ngày, cơ quan đầu tiên của con người, trái tim, sẽ được hình thành. Trung y tin rằng khi trái tim được hình thành, nguyên thần sẽ tiến vào cư ngụ, và sinh mệnh con người cũng bắt đầu hình thành. Như vậy bạn thấy đấy, người xưa tính tuổi bắt đầu từ giai đoạn phôi thai, vì theo Trung y thì lúc đó con người là có sinh mệnh. Hiện tại ở Việt Nam vẫn giữ cách tính tuổi truyền thống này, gọi là “tuổi mụ”.

Theo lý luận của Trung y, ý thức của con người, bao gồm cả trí nhớ, được lưu giữ trong nguyên thần, mà nguyên thần lại trú ngụ trong trái tim. Khi đó, việc trái tim mang theo ký ức của con người là điều hoàn toàn hợp lý.

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch