Các nhà khoa học phát hiện một loài thực vật có thể nghe được âm thanh tiếng ong, hơn thế nữa chúng còn có thể trò chuyên được với những con ong không khác gì các loài động vật.

Lilach Hadany, một nhà lý luận tiến hóa tại trường đại học Tel Aviv, Israel cho rằng âm thanh là một nguồn tài nguyên tự nhiên có ở khắp mọi nơi, nếu loài thực vật không thể “nghe” âm thanh như động vật thì chúng đang lãng phí nguồn tài nguyên quý giá này. Vì vậy mà Hardney tin rằng thực vật có thể “nghe “ thấy được âm thanh.

Nồng độ đường trong mật hoa thay đổi khi ong đến gần

Hadney đã chọn hoa Oenothera drummondii làm đối tượng nghiên cứu của mình, bởi vì loài hoa này rất phổ biến và thường gặp ở các công viên và bãi biển ở Tel Aviv, hơn nữa loài hoa này có thời gian nở rất dài và lượng mật của hoa đủ nhiều cho quá trình phân tích.

Nghiên cứu của Hadney có thể được chia thành hai phần. Trong giai đoạn đầu tiên, Hadney và các đồng nghiệp của cô phát hiện ra rằng hoa Oenothera bất kể được trồng trong phòng thí nghiệm hay ở ngoài, chỉ cần nghe thấy tiếng động phát ra từ loài ong thì chúng có thể tăng nồng độ đường trong mật hoa lên đến 20% chỉ trong vòng 3 phút.

ong
Chỉ cần nghe thấy tiếng động phát ra từ loài ong thì chúng có thể tăng nồng độ đường trong mật hoa lên đến 20% chỉ trong vòng 3 phút (Ảnh: pixnio.com)

Nghiên cứu cho thấy, để giúp loài ong, hoa Oenothera có thể tăng vị ngọt của mật hoa trong vòng 3 phút. Ngay cả khi loài ong này đến và đi một cách nhanh chóng thì việc một con ong xuất hiện cũng có nghĩa là có rất nhiều con ong cũng đang ở gẫn đó, việc nghe thấy âm thanh của loài ong giúp hoa Oenothera nhanh chóng có sự chuẩn bị đón tiếp.

Thực vật và ong là một quá trình cộng sinh cùng có lợi – thực vật cần dựa vào ong để giúp thụ phấn, và ong cần mật hoa để tồn tại. Vì vậy, việc tăng vị ngọt của mật hoa khi nghe thấy tiếng ong sẽ giúp thu hút được nhiều ong hơn.

Liệu đây là một sự tình cờ hay hoa Oenothera thật sự phân biệt được giữa âm thanh của loài ong với những loại âm thanh khác?

Phản ứng của hoa khác nhau với các loại âm thanh khác nhau

Theo nghiên cứu của Hardney, họ đã đặt hoa Oenothera trong 5 môi trường âm thanh khác nhau: không có âm thanh, tiếng ong (0,2-0,5 kHz), âm thanh tần số cao do máy tính tạo ra (158-160 kHz), tần số trung bình (34-35 kHz) và tần số thấp (0,05-1 kHz).

Kết quả thu được cho thấy hoa Oenothera không có sự thay đổi nồng độ mật hoa trong môi trường không âm thanh, tần số cao, tần số trung bình, nhưng nếu tiếng ong hoặc âm thanh có tần số gần với tần số thấp, nồng độ đường của mật hoa sẽ từ 12% tăng lên 17-20%. Như vậy có thể kết luận hoa Oenothera thực sự có thể “lắng nghe” tiếng vo vo của những con ong. Vậy “ chiếc tai” của hoa là bộ phận nào? Và nó được đặt ở đâu?

Câu trả lời của Hadney rất đơn giản: những bông hoa của hoa Oenothera đóng vai trò là “đôi tai”.

hoa Oenothera
Hoa Oenothera được sử dụng trong thí nghiệm (Ảnh: Wildflower.org)

Hadney và sinh viên tốt nghiệp của cô, Marine Veits, đã sử dụng một loại kính cách âm để che phần thân cây và lặp lại thí nghiệm, kết quả cho thấy, phẩn ứng của hoa chỉ thay đổi khi bông hoa của nó bị che phủ, ngay cả khi các phần khác tiếp xúc với âm thanh phát ra từ loài ong hay loại âm thanh tần số thấp.

Hadney và những người khác tiếp tục các bước nghiên cứu bằng cách ngắt các cánh hoa, và thấy rằng nó không “không thể nghe thấy” tiếng ong nếu không có cánh, và nghiên cứu xác nhận rằng hoa đóng vai trò là “chiếc tai”.
Waiters nói rằng từ quan điểm âm học, thật hợp lý để nói rằng hoa của hoa Oenothera chính là “đôi tai”.

Do hình dạng của hoa là dạng chén, nên cấu trúc này sẽ rung khi gặp sóng âm, và nó sẽ tạo ra hiệu ứng khuếch đại âm thanh, vì vậy rất phù hợp để “nghe âm thanh”.

Nói chuyện được với cả ong

Sau khi xác định thưc vật có thể “nghe” âm thanh, Hadney đã thực hiện thí nghiệm tiếp theo của mình và cô tự hỏi liệu thực vật có thể “nói chuyện” không?.

Trong nghiên cứu của nhà sinh vật học Yossi Yigs tại Hadney và Tel Aviv, họ đã đặt cây thuốc lá và cà chua vào các hộp cách âm riêng biệt và bên trong đặt một chiếc micrô có độ nhạy cao để thu sóng âm thanh.

Kết quả cho thấy, hai loại cây này đều phát ra âm thanh rất ngắn, cách nhau vài phút, và âm thanh chúng phát ra không nhỏ, 60 Decibel (dB) trong khoảng cách là 10 cm, có cùng âm lượng với một cuộc trò chuyện của con người.
Hadney nói đùa rằng “Những sinh vật nhạy cảm với sóng siêu âm, chẳng hạn như bướm dêm và dơi, chúng có thể nghe thấy rất nhiều âm thanh khi bay qua cánh đồng”.

Mặc dù vẫn còn nhiều câu đố đang chờ câu trả lời về việc liệu thực vật có thể “nghe âm thanh” hoặc “phát ra âm thanh”, nhưng Waiters nói rằng: “Một số người sẽ nghĩ, làm sao cây có thể nghe hoặc ngửi (mọi thứ)”, “Tôi chỉ hy vọng rằng mọi người hiểu rằng không chỉ đôi tai mới có thể “lắng nghe”, thực vật là một thế giới bí ẩn và chúng có thể có một phương cách khác.

Vào năm 1966, nhà khoa học Cleve Backster, chuyên gia phát hiện nói dối kỳ cựu của CIA đã có một thí nghiệm kinh điển với cây huyết dụ.

Nhà khoa học Cleve Backster đã có những thí nghiệm kinh điển về tư duy trên cây huyết dụ (Ảnh: Iflscience)

Ông gắn hai cực của máy dò nói dối nối vào cây, sau đó suy nghĩ sẽ dùng bật lửa để đốt lá cây. Ngay khi vừa có ý định này, thậm chí trước khi ông có bất cứ hành động cụ thể nào, thì ngay lập tức máy dò nói dối đã vẽ nên một đường cong điện đồ. Đường cong này giống với khi một người đang vô cùng sợ hãi. Bằng cách nào đó, dường như cái cây đã biết được ý định của ông.

Nếu khi đốt cái cây mà ông do dự hay ngập ngừng, phản ứng được ghi nhận bởi máy dò nói dối là không rõ ràng. Và nếu ông giả vờ đốt chiếc lá, cái cây gần như sẽ không có phản ứng gì. Cái cây thậm chí còn có thể phân biệt được ý định của ông là thật hay là giả. Ông đã lặp lại những thí nghiệm này rất nhiều lần và khẳng định, thực vật không đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ, chúng có cảm tình và khả năng tư duy, thậm chí còn siêu việt hơn cả con người.

Nhật Minh