Ngày 13/11 vừa qua, một trận động đất và sóng thần khủng khiếp đã xảy ra ở đông bắc thành phố Christchurch, New Zealand. Chưa dừng lại ở đó, đến ngày hôm sau 14/11, người dân New Zealand tiếp tục phải hứng chịu thêm một trận động đất mạnh 7 độ Richter.
Chưa hết, ngay 2 giờ sau khi thảm họa động đất xảy ra, sóng thần đã ập đến. Những đợt sóng thần đầu tiên đã được ghi nhận ở thị trấn Kaikoura và khu vực Bắc Canterbury trên Đảo Nam. Theo Weatherwatch, người ta đã đo được một con sóng ở Kaikoura (một thị trấn khác trên Đảo Nam) cao đến 2,5m.
Trận động đất và sóng thần bất thường này diễn ra đúng vào lúc hiện tượng siêu trăng xuất hiện khiến nhiều người không khỏi lo sợ. Được biết, trước đó, rất nhiều thảm họa lớn đã xảy ra trùng với khoảng thời gian xảy ra siêu trăng, ví dụ như trận động đất kinh hoàng năm 2011 tại Nhật gây ra thảm hoạ hạt nhân Fukushima, sóng thần năm 2005 tại Indonesia, bão tuyết, lũ lụt tại Mỹ 1992 và 1993, v.v…
Trước sự trùng hợp kỳ lạ này, một nhóm các nhà khoa học Nhật bản cho rằng, việc Mặt Trăng tiến lại gần Trái đất có khả năng là nguyên do dẫn tới hiện tượng nói trên. Nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Địa khoa học tự nhiên (Nature Geosciences) hồi tháng 9 vừa qua.
Động đất và sóng thần năm 2011 tại Nhật Bản được cho là có liên quan tới siêu trăng. (Ảnh: Sipa)
Theo thông tin trong bản nghiên cứu, thuỷ triều là hệ quả gây ra bởi lực hấp dẫn của Mặt Trăng. Khi Mặt Trăng chuyển động trên quỹ đạo quanh Trái Đất, nó kéo một lượng nước đi cùng nó, làm đại dương bị kéo về phía nó rồi lại bị đẩy ra. Không chỉ có đại dương bị di chuyển bởi Mặt Trăng mà cả đất liền cũng vậy. Lớp vỏ Trái Đất dịch chuyển khoảng 30cm mỗi ngày do chuyển động của Mặt Trăng, một hiện tượng chúng ta tạm gọi là “thạch triều” (sự dịch chuyển của thạch quyển).
Sự uốn cong của lớp vỏ Trái Đất do tương tác hấp dẫn từ Mặt Trăng là một yếu tố quan trọng trong việc xác định các điểm mấu chốt có thể xảy ra nứt gãy. Khi Mặt Trăng tác động lên lớp vỏ Trái Đất, nó cung cấp thêm một lực không nhỏ để thúc đẩy sự đứt gãy và dao động của các lớp đá, qua đó gây ra động đất.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cho biết, nhiều trận động đất lớn trong những năm gần đây đã xảy ra vào thời điểm Trăng tròn hoặc không Trăng, đó là những lúc Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng (gần như) thẳng hàng. Ở những thời điểm này thuỷ triều là mạnh nhất. Đồng thời, tỷ lệ các trận động đất lớn so với những địa chấn nhỏ tăng lên trong những thời điểm như thế.
Tuy nhiên nhiều người tin rằng, những hiện tượng kỳ lạ và các thảm họa xảy ra liên tiếp trong thời gian gần đây là Thần đang cảnh báo con người, bởi văn hóa truyền thống Trung Quốc cho rằng, vũ trụ và con người là một chỉnh thể, sự biến hóa của hiện tượng thiên văn là đối ứng với sự biến hóa của đạo đức con người thế gian. Nếu như dưới thế gian đạo đức của con người trở nên suy đồi, phóng túng bản thân, truy cầu giải phóng tình dục, hút hít ma túy, đồng tính luyến ái, v.v.. thì Trời sẽ giáng hạ hiện tượng bất thường hoặc tai họa xuống để cảnh báo. Nếu như con người không kịp thời chính lại lỗi lầm của bản thân thì Trời sẽ giáng xuống đại nạn để trừng trị.
Người xưa tin rằng, con người là do Thần tạo ra, vì thế các vị Thần luôn quan tâm, chăm sóc và trông chừng con người. Mỗi khi con người làm điều sai trái, Thần sẽ dùng các loại dị tượng khác nhau để cảnh báo. Chỉ có điều là con người ta có tin hay không mà thôi. (Ảnh: Falunart)
Phong Vân
Xem thêm: