Vào mùa đông, khi cho các vật kim loại như dĩa, thìa lên mặt lưỡi, nó sẽ dính chặt vào đó mà dứt ra không được, tại sao lại có hiện tượng này?

Thời tiết giá lạnh không những khiến chúng ta thấy cảm thấy khó chịu về nhiều mặt như mặc quá nhiều quần áo rét, không muốn ra ngoài hay rất ngại tắm rửa… mà nó còn đem đến cho chúng ta một tình huống nữa: “lưỡi bị dính chặt khi chạm vào những vật dụng bằng kim loại như thìa ăn cơm,…”

Đó là một tình huống dở khóc dở cười vì lưỡi của bạn bị dính chặt và rất khó dứt ra được. Tuy đây không phải là chuyện hiếm găp nhưng mỗi lần xảy ra, nó vẫn mang lại cho chúng ta vài phen hoang mang. Tại sao hiện tượng này lại xảy ra?

Ở những nước có mùa đông lạnh, nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, việc trẻ con nghịch dại liếm lưỡi vào cột sắt để rồi bị dính lưỡi là chuyện bình thường. (Ảnh: nul-otchet.ru)

Lưỡi của chúng ta được bao phủ một lớp ẩm và nó sẽ đông cứng lại nếu nhiệt độ rơi xuống 0 độ C. Để chống với sự đông cứng này, cơ thể sẽ bơm máu nóng lên lưỡi.

Hơi nóng từ máu sẽ làm ấm lưỡi qua một quá trình gọi là sự dẫn nhiệt. Năng lượng từ máu làm kích thích các nguyên tử trong lưỡi, chúng sẽ hút năng lượng và rung động. Chúng càng rung động thì nhiệt độ càng tăng. Điều này lại kích thích sự rung động ở các nguyên tử xung quanh, tiếp thêm năng lượng, truyền đi dòng nhiệt và cuối cùng làm ấm toàn bộ bề mặt ẩm ướt.

Nguyên do gì khiến lưỡi chúng ta bị dính chặt như vậy?

Theo Frank J. DiSalvo, Giám đốc Viện nghiên cứu tế bào nhiên liệu Cornell, Mỹ: “Đây tính dẫn nhiệt cao của kim loại. Chúng dẫn nhiệt nhanh hơn lưỡi rất nhiều, khoảng 400 lần và tiếp nhận hơi nóng nhanh hơn mức cơ thể bạn có thể bù đắp.”

Những nguyên tử trong kim loại nằm sát nhau và truyền năng lượng nhanh hơn rất nhiều. Chúng cũng có những electron tự do thúc đẩy sự truyền nhiệt, những electron này di chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác. Chúng hút hơi nóng và di chuyển qua lại cột cờ, khuấy động các nguyên tử khác cùng chuyển động.

Khi lưỡi bạn chạm vào cột cờ, lớp ẩm trên lưỡi bị kim loại hút hết nhiệt ngay lập tức-theo nghĩa đen. Khi nhiệt bị hút hết khỏi lưỡi, nước bọt sẽ đông lại và dính vào bề mặt như keo dán sắt. Thêm vào đó, các nụ vị giác trên lưỡi cũng gắn chặt vào đá lạnh hoặc kim loại đóng băng. Và như thế là lưỡi của bạn bị dính chặt như vậy.

(Ảnh: Live Science)

Bạn cũng đừng có kéo lưỡi đang bị dính chặt như vậy vì sẽ đi một mẩu lưỡi và sẽ chỉ gây tổn thương cho bộ phận yếu mềm này thôi. 

Nếu rơi vào tình huống này, bạn nên khum tay quanh miệng để làm ấm vùng lưỡi tiếp xúc và rút ra thật nhẹ nhàng. Nếu cách đó không hiệu quả, hãy rót nước ấm lên bề mặt đóng băng, nơi lưỡi bị dính và cố gắng nhẹ nhàng kéo lưỡi ra. 

Không chỉ có bề mặt kim loại mà lưỡi của chúng ta cũng có thể bị dính trên bề mặt gương, khi ăn đá lạnh hay ăn kem lạnh. Những tình huống này, bạn cũng có thể sử dụng 2 biện pháp rỡ rối trên. 

Nên dùng nước ấm để tách lưỡi ra khỏi bề mặt kim loại khi bị dính. (Ảnh: ar.wikihow.com)

Tốt nhất là bạn đừng có thử độ “nhây” của lưỡi khi ai đó thách bạn chạm vào một chiếc cột sắt để rồi bị dính vào đó mà không thoát ra được. Việc này cũng khác gì với trò chui đầu vào hốc cột điện đâu, đừng vì một phút nông nổi mà lãnh hậu quả. 

Video:

Sơn Tùng